Theo đó, 8 dự án được trao Giấy Chứng nhận đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư với tổng vốn gần 500 triệu USD, gồm: Dự án mở rộng Khu Du lịch Xuân Thiều (vốn đầu tư 100 triệu USD tại phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu của Công ty Mykazuki, Nhật Bản); dự án Tháp ven sông (vốn đầu tư 56,387 triệu USD tại phường Bình Thuận, quận Hải Châu, diện tích 3.125m2 của Công ty TNHH Đầu tư Sun Frontier, Nhật Bản);
Dự án mở rộng Nhà máy sản xuất, lắp ráp và kinh doanh ô-tô Nissan tại Đà Nẵng (vốn đầu tư 50 triệu USD, tại KCN Hòa Khánh của Công ty TNHH TCIE Việt Nam, Malaysia); dự án Nhà máy sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử (vốn đầu tư 50 triệu USD, tại Lô X10 – đường 10B ND, KCN Hòa Khánh mở rộng, diện tích 12.332m2, của Tập đoàn Key Tronic EMS, Hòa Kỳ);
Dự án mở rộng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử (vốn đầu tư 30 triệu USD, tại KCN Hòa Khánh của Công ty Mabuchi Motor, Nhật Bản); dự án sản xuất và lắp ráp ô-tô các loại (vốn đầu tư 6 triệu USD, tại đường số 2 KCN Hòa Khánh, diện tích 58.320m2, của Công ty TNHH Gaz Thành Đạt);
Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị du lịch Thủy Tú (vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng, tại phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu của Công ty CP Tài chính và Phát triển doanh nghiệp (FBS); dự án Sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine (có vốn đầu tư 170 triệu USD, tại Lô A9 Khu công nghệ cao Đà Nẵng; diện tích 17ha của Công ty Universal Alloy Corporation Asia Pte.LTD – UAC, Hoa Kỳ).
11 dự án được trao thông báo cho nghiên cứu đầu tư dự án với tổng vốn gần 3,5 tỷ USD, gồm: tổ hợp Trung tâm tài chính DANANG GATEWAY (vốn đầu tư 2 tỷ USD, tại 4 lô đất A12,13,14 và 15 đường Võ Văn Kiệt và Lô 2,7ha phía tây bắc nút giao thông Võ Văn Kiệt – Võ Nguyên Giáp, nhà đầu tư Liên doanh Sakae Holdings Ltd, Fission Holdings Pte. Ltd và Công ty CP XNK Newtecho, Singapore);
Dự án KCN Hòa Ninh, huyện Hòa Vang (vốn đầu tư 2.600 tỷ đồng, tại huyện Hòa Vang, của Công ty CP Long Hậu); dự án KCN Hòa Cầm giai đoạn 2, quận Cẩm Lệ (vốn đầu tư 1.634,4 tỷ đồng, tại phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ và xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang của Công ty CP Đầu tư KCN Hòa Cầm); dự án Khu công viên phần mềm số 3 (của Tập đoàn VNPT tại đường Nguyễn Sinh Sắc, quận Liên Chiểu, có tổng diện tích 35.196m2);
Dự án Tòa nhà công nghệ cao Đà Nẵng (vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng, tại quận Hải Châu của Tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội Viettel); dự án Câu lạc bộ cưỡi ngựa Việt Nam (vốn đầu tư 200 triệu USD tại quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, của Công ty TNHH Keyhinge Toys Việt Nam); dự án Nhà máy sản xuất máy nén khí và robot hút bụi của Alton Internation Enterprises Limited (vốn đầu tư 87 triệu USD, tại Khu CNC Đà Nẵng); dự án Bệnh viện Việt - Pháp (FV) (vốn đầu tư 5 triệu USD, tại quận Sơn Trà của Công ty TNHH Y tế Viễn Đông Việt Nam);
Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất cần câu cá chất lương cao (vốn đầu tư 50 triệu USD tại Khu công nghệ cao của Công ty TNHH Daiwa Việt Nam, Nhật Bản); tổ hợp pháo hoa DIFF; trang trại bò sữa Vinamilk tại huyện Hòa Vang của Tập đoàn Vinamilk.
Tại Tọa đàm, Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa cho biết, Đà Nẵng đã có 10 năm xây dựng thành phố vì môi trường, nhưng hiện vẫn phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường nước. Vì vậy, thành phố cũng mong muốn các ý tưởng đầu tư tại Đà Nẵng của ông Dũng sẽ sớm được triển khai thành công, mang lại lợi ích cho thành phố.
Đồng thời, Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa lưu ý chính quyền thành phố sẽ tập trung tiếp thu ý kiến, giải quyết những vướng mắc về mặt bằng, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp sau Tọa đàm mùa Xuân 2019.
"Những ý kiến tâm huyết ngày hôm nay sẽ được tổng hợp và xem xét kỹ càng, làm tiền đề để thành phố nhìn nhận kết quả bước đầu về những việc cần phải thực hiện trong "Năm tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư 2019"; đồng thời ban hành các chính sách cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố thời gian đến cũng như có sự chỉ đạo, điều hành sát hơn trong thực tiễn", Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa khẳng định.