Đã qua rồi cái thời Trung Quốc là "công xưởng" của thế giới: Nhiều doanh nghiệp phương Tây tìm cách giảm phụ thuộc vào đất nước tỷ dân

20/02/2023 16:40
Các thương hiệu phương Tây bắt đầu di dời hoạt động sản xuất hàng dệt may ra khỏi quốc gia đã đứng đầu “cuộc chơi” trong suốt nhiều năm.

Hỗn loạn trong chuỗi cung ứng, chi phí ngày càng cao và những lo ngại về điều kiện làm việc đang buộc một số thương hiệu thời trang phương Tây phải suy nghĩ lại về sự phụ thuộc của họ suốt hàng chục năm qua vào các nhà máy ở Trung Quốc.

Cựu giám đốc điều hành và là thành viên hội đồng quản trị của Marc O'Polo tên Dieter Holzer cho biết rằng thương hiệu thời trang Thuỵ Điển-Đức đã bắt đầu chuyển từ Trung Quốc đến các nhà máy ở Thổ Nhĩ Kỳ và Bồ Đào Nha vào năm 2021.

Ông cho biết quyết định này nhằm “cân bằng và loại bỏ rủi ro khỏi chuỗi cung ứng và đảm bảo tính bền vững.” “Tôi nghĩ rằng nhiều công ty trong toàn ngành cũng đang xem xét lại khả năng hợp tác của mình với Trung Quốc,” ông nói.

Mặc dù vẫn còn ở giai đoạn đầu nhưng việc chuyển hoạt động sản xuất dệt may hàng loạt đánh dấu sự đảo ngược tình trạng thuê gia công ở một khu vực đã thống trị chuỗi cung ứng dệt may trong nhiều năm.

“Điếc tai” bởi sự huyên náo

Những tên tuổi lớn như Mango và Dr Martens gần đây đã cắt giảm hoặc báo hiệu ý định chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc hoặc Đông Nam Á. Tháng 11/2022, giám đốc điều hành của Dr Martens là Kenny Wilson cho biết: “Bản chất của những hành động này là để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Bạn không muốn bỏ tất cả trứng vào một giỏ đâu.”

Nhà sản xuất giày và boot này đã chuyển 55% tổng sản lượng ra khỏi đất nước tỷ dân kể từ khi Wilson tiếp quản vị trí giám đốc điều hành vào năm 2018. Chỉ có 12% sản lượng của bộ sưu tập thu đông 2022 đã được sản xuất tại Trung Quốc so với 27% vào năm 2020 và ước tính con số này sẽ giảm xuống 5% trong năm nay.

Giám đốc công ty tư vấn đạo đức kinh doanh Impactt là Rosey Hurst cho biết: “Chúng tôi đang bị “điếc tai” bởi sự huyên náo của các nhà sản xuất quần áo muốn rời khỏi châu Á.”

Bà cũng nói thêm rằng các luật nghiêm ngặt hơn được ban hành ở Mỹ và châu Âu về chống lạm dụng lao động càng thúc đẩy hơn việc nhiều công ty muốn di dời.

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng liên tục kể từ khi đại dịch bùng phát đã dẫn đến chi phí vận chuyển hàng hoá tăng vọt cũng như làm chậm trễ đáng kể quá trình vận chuyển do công nhân nhà máy tại các trung tâm sản xuất trên khắp châu Á bị ốm hoặc buộc phải cách ly.

Phó chủ tịch của nền tảng thông minh chuỗi cung ứng FourKites là Todd Simms nói: “Đối với nhiều người, đã qua rồi cái thời chỉ sản xuất ở Trung Quốc rồi vận chuyển đi khắp nơi. Sự gián đoạn đã làm tăng chi phí vận chuyển thành phẩm. Điều này càng tạo thêm lý do cho việc các công ty di dời và để lại lời giải thích rằng chuyển hoạt động đến các quốc gia mới sẽ có khả năng hồi phục tốt hơn.”

Các động lực về tài chính cũng giảm dần khi tiền lương cho nhân công đang tăng lên sau nhiều năm các công ty có thể sử dụng lao động giá rẻ. Theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, mức lương trung bình tại nhà máy đã tăng gấp đôi từ năm 2013 đến năm 2021, từ 46.000 nhân dân tệ/năm (6.689 USD) lên 92.000 nhân dân tệ.

Jose Calamonte - giám đốc điều hành của nhà bán lẻ thời trang trực tuyến Asos - nói với các nhà đầu tư tại buổi trình bày kết quả cả năm của công ty vào năm ngoái rằng các sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc không có tính cạnh tranh so với châu Âu sau khi tính cả chi phí vận chuyển và quá trình vận chuyển.

Do xu hướng thời trang và nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng, các nhà bán lẻ quần áo châu Âu đang nỗ lực cắt giảm thời gian giao hàng. Đó là một lý do khác khiến họ quyết định chọn các nhà cung cấp gần “nhà” hơn.

Trung Quốc vẫn thống trị thị trường dệt may toàn cầu, Việt Nam cũng chiếm tỷ trọng lớn

Tuy nhiên, các kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi các trung tâm may mặc châu Á không tiến triển nhiều do tính phức tạp của chúng. Theo dữ liệu năm 2020 từ CEPII, các quốc gia như Trung Quốc và Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu dệt may.

Đã qua rồi cái thời Trung Quốc là công xưởng của thế giới: Nhiều doanh nghiệp phương Tây tìm cách giảm phụ thuộc vào đất nước tỷ dân - Ảnh 1.

Nguồn: FT

Ví dụ, hơn một nửa số nhà cung cấp cho nhà bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới là Inditex đều có trụ sở tại châu Á vào năm 2021.

Đã qua rồi cái thời Trung Quốc là công xưởng của thế giới: Nhiều doanh nghiệp phương Tây tìm cách giảm phụ thuộc vào đất nước tỷ dân - Ảnh 2.

Một doanh nghiệp dệt gia dụng ở Tân Châu, Trung Quốc. Theo CEPII, các quốc gia như Trung Quốc và Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu dệt may. Ảnh: FT

Thổ Nhĩ Kỳ dường như đang được đánh giá cao khi nhiều nước phương Tây chuyển đến để tiếp tục hoạt động sản xuất, đặc biệt là vì nước này là một phần của liên minh thuế quan EU nên thương mại không có rào cản giữa các quốc gia thành viên.

Tuy Trung Quốc vẫn đang chiếm vị trí quan trọng trong thị trường dệt may toàn cầu nhưng có vẻ như để bám trụ lại được nơi này cũng không phải là chuyện dễ. Theo một nhà phân tích tại AlixPartners là Maximilian Albrecht, nhiều nhãn hiệu thời trang nhanh cũng đang từ bỏ Trung Quốc để tạo ra sự khác biệt với Shein – gã khổng lồ thời trang nhanh đang phát triển nhanh chóng của nước này.

Albrecht nói: “Các thương hiệu châu Âu không thể sánh được với Shein về chi phí sản xuất, mạng lưới sản xuất và mối quan hệ của họ. Tôi nghĩ bạn sẽ thấy một số thương hiệu nói là “Chà, chúng tôi không thể tiếp tục ở trong tình trạng như vậy được nữa, phải chuyển đến châu Âu thôi.” Tất nhiên, họ có làm điều đó hay không lại là chuyện khác.”

Tham khảo FT

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
2 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
2 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
2 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
4 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
4 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.
Giải bài toán tài chính cho khách hàng mua biệt thự “mùa cuối năm”
2 ngày trước
Trong bối cảnh thị trường đang ở giai đoạn “thăm dò”, nhiều người mua bất động sản ưu tiên các yếu tố chắc chắn như: pháp lý rõ ràng, chính sách hỗ trợ tài chính tốt…, loạt ưu đãi hấp dẫn từ Eurowindow Twin Parks kích cầu và gia tăng sức hút ở dòng sản phẩm biệt thự song lập đối với khách mua ở thực và giới đầu tư.