Đá quý thành tranh và chuyện những ông tổ nghềicon

Lục Yên, nơi nổi tiếng với đá Rubi và rất nhiều các loại đá quý khác như Sipinel, Saphire, Opal, Canxit, Granat, Tuốc-nua-lin, thạch anh…

Lục Yên, nơi nổi tiếng với đá Rubi và rất nhiều các loại đá quý khác như Sipinel, Saphire, Opal, Canxit, Granat, Tuốc-nua-lin, thạch anh…

Từ chỗ khai thác, bán thô với giá rẻ, nay người Lục Yên đã biết làm ra các sản phẩm tinh xảo từ đá như mặt nhẫn, dây chuyền, đá cảnh, tượng… và đặc biệt là tranh đá quý.

Xuất hiện tại Việt Nam 20 năm, sinh sau đẻ muộn so với các dòng tranh khác nhưng tranh đá quý Lục Yên đã dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường và hình thành nên làng nghề tranh đá quý Lục Yên. Thế nhưng tranh đá quý về Việt Nam như thế nào? Ai là tổ nghề thì ít người biết đến.

Đá quý thành tranh và chuyện những ông tổ nghề
Những người thợ chế tác tranh đá quý đang hoàn thiện bức tranh.

Đem theo thắc mắc nghề tranh đá quý xuất hiện và phát triển ở Việt Nam như thế nào? Ai là những ông "tổ nghề" tranh đá quý? 

Tìm đến thị trấn Lục Yên, tôi được anh Phạm Anh Tuấn, chủ cơ sở chế tác tranh đá quý Tuấn My, người đã gắn bó với nghề chế tác đá quý khi các bãi đá quý ở Lục Yên mới nổi cho biết: "Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, tôi theo dòng người lũ lượt kéo nhau lên "miền đất hứa" Lục Yên. Đào đá quý một thời gian tôi chuyển sang làm nghề mài đá quý. Khi đó chưa ai biết tranh đá quý là gì. Mãi cho đến năm 1999 tôi mới nghe một số thương nhân buôn đá quý nói ở Thái Lan người ta mua đá ở Lục Yên về để chế tác thành tranh. Tôi nghĩ, họ lấy đá của mình đi làm tranh, sao mình lại không làm được nhỉ? Phải thử xem sao. Tôi đem chuyện này nói với anh Nguyễn Đức Chính vì khi đó anh Chính có học qua về Mỹ thuật. Thế là hai chúng tôi bắt tay vào làm bức tranh đầu tiên". 

Nói rồi, anh Phạm Anh Tuấn dẫn tôi đến gặp anh Nguyễn Đức Chính. Sau vài câu hỏi thăm xã giao, anh Chính kể: "Khi đó, chỉ nghe nói người Thái Lan làm tranh đá quý thôi, chứ chúng tôi đã nhìn thấy mặt mũi bức tranh nó thế nào đâu. Chúng tôi tự nghĩ ra mà làm. Bức đầu tiên là bức tranh ba bông hoa hồng, tôi vẽ mẫu trên gỗ dán, sau đó dùng đá mắt tôm và đá quý nguyên hạt để ghép. Chúng tôi hoàn thành bức tranh đó vào khoảng năm 2000". 

Anh Phạm Anh Tuấn nói tiếp: "Để làm được bức tranh đó, chúng tôi phải mất chừng năm ngày để đập, chặt và phân loại đá. Chi tiết bông hoa hồng chúng tôi dùng bằng đá đỏ "mắt tôm" hạt nhỏ, phải phân loại màu bằng cách nhặt từng hạt có độ đậm, nhạt khác nhau để xếp vào những chi tiết sáng, tối trên bức tranh nên mất rất nhiều thời gian… Làm xong bức tranh, chúng tôi đem ra chợ đá quý bày, được các thương nhân nước ngoài trả tám triệu. Tám triệu lúc đó là khá lớn nhưng chúng tôi không bán vì muốn giữ làm kỷ niệm. Đến năm 2001, bức tranh bị mất cắp, chúng tôi tiếc ngẩn người".

Cũng vào thời điểm đó, khi hỏi về người đầu tiên mang nghề tranh đến Việt Nam, người hay được các thợ tranh đá nhắc đến là ông Đào Trọng Cường. 

Cuối những năm 80, đầu 90 của thế kỷ trước, trong quá trình theo chân những người đi tìm vận may lên vùng mỏ đá quý Lục Yên, ông Đào Trọng Cường chứng kiến cảnh hàng ngàn người hì hục lao công trong những hầm mỏ nguy hiểm mà đá quý tìm được lại rất hiếm, chủ yếu là đá chưa đủ tiêu chuẩn để làm đồ trang sức. 

Các loại đá này được các thương nhân nước ngoài mua với giá rất rẻ, khối lượng hàng năm bán ra phải lên chừng 20 đến 30 tấn. 

Nhiều năm như vậy, đá quý Lục Yên xuất thô với giá rẻ mạt mà không mấy ai quan tâm nước ngoài họ mua để làm gì? Có thể đá quý Lục Yên bán đi không đúng với giá trị của nó? Ông đem thắc mắc đó hỏi các thương nhân đều không nhận được câu trả lời thỏa đáng. 

Mãi đến năm 1995, ông Đào Trọng Cường mới có cơ hội cùng mấy thương nhân buôn đá quý sang Thái Lan, nhân một Hội chợ Thương mại, may mắn, ông đã tìm được câu trả lời. Hóa ra các thương nhân Thái Lan mua đá quý Lục Yên về để chế tác thành tranh. Ông đã không ngần ngại bỏ hết tiền ra để mua 10 bức tranh đá quý về. 

Khi về nước, ngay lập tức ông dồn sức nghiên cứu kỹ nghệ làm tranh và bắt tay làm. Bao nhiêu lần làm hỏng, đổ đi, lại làm lại. Ông đã không ngại đập nát từng bức tranh mua về từ Thái Lan, vo vụn để nghiên cứu. 

Mãi cho đến năm 2000, ông hoàn thành những bức tranh ưng ý với nguyên liệu hoàn toàn là đá quý Lục Yên. Khi biết làm tranh rồi, nhìn thấy những người dân cả đời sống trên đá quý mà vẫn nghèo, ông Đào Trọng Cường lại nuôi ý tưởng phát triển một nghề mới để người dân có việc làm, có thu nhập ổn định và nguồn tài nguyên quý giá của Lục Yên không còn chịu cảnh xuất thô với giá rẻ mạt. Ông đã mở xưởng, tìm thợ, vừa làm vừa mày mò hoàn thiện nghề tranh đá.

Ngày 6 tháng 11 năm 2002, ông Đào Trọng Cường tổ chức một cuộc Triển lãm Tranh đá quý tại Hà Nội, tạo được tiếng vang. Nhiều người lần đầu tiên biết đến một chất liệu hội họa và một nghề mới, nghề làm tranh đá quý ở Việt Nam. Những bức tranh đá quý do xưởng ông Đào Trọng Cường làm ra ngày càng được thị trường đón nhận rộng rãi. 

Hiện ông Đào Trọng Cường đã là Giám đốc công ty Thuần Châu Ngọc Việt danh tiếng. Giáo sư Vũ Khiêu từng tặng ông Đào Trọng Cường vế đối: "Dồn hết tinh hoa tâm trí lại/ Bừng lên châu ngọc nước non này".

Đá quý thành tranh và chuyện những ông tổ nghề
Một trong những mẫu tranh đá quý được làm đầu tiên tại Lục Yên.

Từ những người làm tranh đá quý đầu tiên như ông Đào Trọng Cường, anh Nguyễn Đức Chính, Phạm Anh Tuấn và một số người khác nữa, lần lượt, nhiều người cũng bắt tay vào làm tranh đá quý. 

Anh Đinh Tiến Sĩ, quê ở xã Cẩm Nhân, Yên Bình, người đã chọn nghề tranh đá quý từ thời kỳ đầu, tâm sự: "Khi tôi làm, trên thị trấn Lục Yên chỉ có độ 20 người đang làm tranh. Xưởng chúng tôi năm người, chỉ có anh Huy là biết những kỹ năng cơ bản về làm tranh đá. Chẳng có ngày học nghề nào cả, chúng tôi cứ nhìn anh Huy làm rồi làm theo. Ai nghĩ ra cách làm hay, làm đẹp lại bảo cho người khác, cứ thế chúng tôi vừa làm, vừa học của nhau. Dần dần cũng làm được những bức tranh được thị trường chấp nhận".

Không có lớp học nào, không có thầy nào dạy làm tranh đá, người Lục Yên nhìn nhau mà làm, vừa làm vừa mày mò hoàn thiện nghề. Năm 2000, trên địa bàn thị trấn Lục Yên đã xuất hiện nhiều người, nhiều gia đình làm tranh tại nhà. 

Năm 2001, bắt đầu xuất hiện các cơ sở làm tranh nhỏ lẻ. Làng nghề tranh đá quý Lục Yên manh nha hình thành. Từ năm 2002 đến năm 2020, nghề làm tranh đá quý ở Lục Yên bắt đầu phát triển. Lần lượt các cơ sở chế tác tranh đá mọc lên như: cơ sở Tuấn My, Hồng Ngọc, Tiến Loan, Tích Tuyết, Ngọc Sơn Lâm, Dung Mến… rồi đến công ty TNHH Đức Tín - Ngọc Đại Phát, công ty Việt Phương vv… 

Trên thị trường cũng xuất hiện những "đại gia" buôn tranh đá, đưa hàng trăm bức về Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh… rồi ra cả nước ngoài. 

Hiện nay huyện Lục Yên có tới gần 40 cơ sở chế tác tranh, cơ sở ít từ 5 đến 10 lao động, cơ sở nhiều từ 15 đến 30 lao động. Bằng đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, kết hợp trí tưởng tượng phong phú của người dân Lục Yên, những viên đá hồng ngọc, bích ngọc, Sipinel, Saphire, Opal, Canxit, Aquamarin, Granat, Tuốc-nua-lin, thạch anh… vô tri đã trở thành những bức tranh đá quý đẹp mê hồn. 

Ngày ngày tiếng chày giã đá vẫn nện đều đều, vang rộn khắp thị trấn. Từng tốp thợ vẫn ngày ngày mải mê bên hàng loạt các khay đá quý đủ loại, làm nên sức sống của một làng nghề.

(Theo Cảnh sát toàn cầu)

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
6 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
6 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
5 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
4 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
4 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô trong nước
10 giờ trước
Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2025/NĐ-CP ngày 2/4/2025 gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
Thực hư CX-5 giá 694 triệu cùng loạt xe Mazda khác giảm giá sốc: Đại lý nói dọn kho, hãng đưa ra thông tin khác
12 giờ trước
Bảng giá xe Mazda được các đại lý thông báo đang gây xôn xao trên mạng xã hội bởi mức giá thấp kỷ lục. Đây là những xe sản xuất 2024, được đại lý giảm giá để bán nốt.
Honda bất ngờ tung ra mẫu xe tay ga 125 cc nhìn giống như con lai giữa Honda Air Blade và Honda Lead nhưng giá thì chưa tới 40 triệu đồng
13 giờ trước
Wuyang Honda (liên doanh của Honda tại Trung Quốc) đã bất ngờ giới thiệu mẫu xe tay ga hoàn toàn mới mang tên NPF125.
Khởi động giải marathon Quốc tế Di sản Hà Nội 2025: Đường chạy hoàn toàn mới, độc đáo cho các vận động viên
17 giờ trước
Giải chạy Standard Chartered marathon di sản Hà Nội 2025 sẽ diễn ra vào tháng 11 tới đây, dự kiến thu hút hàng nghìn vận động viên.