Vụ bắt giữ được tiến hành với lý do vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu với quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
Iran phản ứng việc bắt giữ và gọi đây là hành động bất hợp pháp. Đại sứ Anh tại Tehran cũng đã bị triệu tập để giải thích về vụ bắt giữ tàu.
Việc bắt tàu diễn ra trong bối cảnh Anh, Pháp và Đức đang cố gắng để Iran không theo đuổi chương trình phát triển vũ khí hạt nhân. Mỹ đã rút khỏi hiệp ước này một năm trước, khiến Tehran đưa ra cảnh báo về việc mở rộng kho vũ khí cũng như nâng cấp độ làm giàu với uranium.
Trong khi người dân Syria sẽ ngay lập tức gặp khó khăn trong vụ tàu chở dầu bị bắt giữ, Iran cũng phải đối mặt với những thách thức trong việc tìm kiếm thị trường dầu mỏ khi họ đối mặt với sự trừng phạt từ phía Mỹ. Sản lượng dầu của Iran đã giảm 1,5 triệu thùng mỗi ngày trong năm qua, khiến kinh tế Nhà nước Cộng hòa Hồi giáo bị ảnh hưởng.
Hải trình của con tàu.
Theo thông báo chính thức, chiếc Grace 1, có thể chở được 2 triệu thùng dầu thô, đã bị chặn bởi lực lượng tác chiến đặc biệt của Thủy quân Lục chiến Hoàng gia Anh và Cảnh sát Gibraltar. Họ lên con tàu từ máy bay trực thăng và tàu cao tốc trong một chiến dịch sáng sớm ngày 4/7. Con tàu hiện đang neo đậu gần Gibraltar, một trong những lãnh thổ hải ngoại của Anh nhìn ra eo biển giữa Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.
Chúng tôi đã bắt giữ con tàu và hàng hóa trên nó. Hành động này bắt nguồn từ thông tin có cơ sở cho thấy Grace 1 vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Syria", Fabian Picardo, Bộ trưởng Nội vụ Gibraltar, cho hay.
Tuy nhiên, phía Tây Ban Nha đang có những động thái chính thức nhằm vào Vương quốc Anh khi cho rằng vụ bắt tàu Iran diễn ra trên vùng biển mà họ cho là của mình. Hiện tại, Anh cũng đã phải tổ chức cuộc tham vấn với Tây Ban Nha về sự việc.
Chính quyền Gibraltar không cho biết dầu thô trên tàu Grace 1 tới từ đâu. Tuy nhiên, dữ liệu theo dõi hải trình của các con tàu cho thấy Grace 1 nạp dầu tại cảng Island Kharg của Iran hồi tháng 4. Vài tuần sau, con tàu bắt đầu hành trình vòng qua châu Phi, đi qua Cape Town vào đầu tháng 6 thay vì đi con đường qua kênh đào Suez để tới Syria.
Việc Iran khiếu nại các hành động của Nga cho thấy Tehran không có ý định từ chối nguồn gốc hàng hóa. Bộ trưởng Ngoại giao Iran Seyyed Abbas Mousavi đã chỉ trích hành động của Anh và cảnh báo nó có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Bộ Ngoại giao Anh cũng xác nhận việc Đại sứ bị triệu tập.