Đặc sản Tây Nguyên: Bơ giảm giá không phanh, bí đỏ phải chào bán cho gia súcicon

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện nay, giá nhiều mặt hàng nông sản của các tỉnh Tây Nguyên đang giảm sâu không tưởng. Thậm chí, bí đỏ nhiều nơi thừa ứa, nông dân chào bán cho gia súc, gia cầm ăn với giả siêu rẻ vẫn không hết.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện nay, giá nhiều mặt hàng nông sản của các tỉnh Tây Nguyên đang giảm sâu không tưởng. Thậm chí, bí đỏ nhiều nơi thừa ứa, nông dân chào bán cho gia súc, gia cầm ăn với giả siêu rẻ vẫn không hết.

 

Giá thấp vì dịch

Đặc sản Tây Nguyên: Bơ giảm giá không phanh, bí đỏ phải chào bán cho gia súc
Bơ 034 (còn được gọi là bơ nữ hoàng) rớt giá

Trước đây, giá bơ Booth, bơ 034 có khi lên đến 100 nghìn/kg. Các giống bơ khác giá 30-40 nghìn đồng/kg. Thế nhưng, mùa bơ năm nay vắng chủ, vắng khách, thậm chí có vườn còn để quả bơ rụng thối dưới gốc.

Đặc sản Tây Nguyên: Bơ giảm giá không phanh, bí đỏ phải chào bán cho gia súc
Thương lái hái bơ tại vườn

Ông Nguyễn Văn Vị (huyện Cư M’gar) cho biết, mấy năm trước, thương lái chạy đầy đường thu mua bơ. Khi bơ mới ra quả non, nhiều người tới đặt cọc để giữ vườn. Năm nay, cả tuần mới có người tới hỏi, nhưng giá rất thấp. Ông Vị dự tính, 5 sào bơ của ông sẽ cho khoảng 5 tấn quả.

“Đầu mùa mà giá bơ quá rẻ, chỉ bằng 1/3 giá năm ngoái. Vào chính vụ không biết có bán được không. Năm trước, nhiều vườn để bơ tự rụng. Một số hộ thì nhặt hạt bơ bán, còn vỏ và thịt bơ vun vào gốc làm phân bón”, ông Vị nói.

Theo bà Nguyễn Thị Gái (xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột), những năm trước, bơ xấu 5 - 6.000/kg không có để bán. Năm nay, bơ loại 1 chỉ có giá 5.000 đồng/kg nhưng ít thương lái đến hỏi mua.

Đặc sản Tây Nguyên: Bơ giảm giá không phanh, bí đỏ phải chào bán cho gia súc
Bơ Booth từng có giá 100 nghìn/kg giờ cũng rớt giá

Chị Nguyễn Thị Phương Thúy (xã Cư Dliê M’nông, huyện Cư M’gar), có 5 năm thu mua bơ tại các nhà vườn cho biết: “Năm nay bơ rớt giá trầm trọng. Thời điểm này, bơ ở Đà Lạt, Đồng Nai cùng vào vụ, bơ đẹp. Họ xuất lên đây chỉ dưới 20 nghìn đồng/kg, nên bơ trên mình không cạnh tranh được. Hiện tại, tôi chỉ có vài mối mua bơ đặt hàng và chỉ xuất đi lẻ tẻ, giá bán chưa bằng một nửa. Các vựa lớn họ mua kìm lại. Như mọi năm, ngoài nhập cho các vựa lớn, mỗi ngày, tôi xuất lẻ được hơn 3 tạ. Năm nay, bán chậm, khách ở tỉnh khác họ dè chừng không dám đặt vì trong quá trình vận chuyển lo sợ dịch bệnh”.

“Những năm trước, đến nhiều nhà vườn mua bơ Booth, bơ 034 họ không tiếp, chê giá rẻ nhưng năm nay thấy mình đến hỏi họ quý. Có nhiều chủ vườn khuyến khích hái được bao nhiêu thì hái, sợ để lại không có người mua, rụng thối thì phí. Còn Sầu riêng năm nay chưa đến mùa, lâu nay chủ yếu bán sầu ở Đồng Nai xuất lên thôi”, chị Thúy chia sẻ thêm.

Đặc sản Tây Nguyên: Bơ giảm giá không phanh, bí đỏ phải chào bán cho gia súc
Bí đỏ ở huyện Ea Kar chỉ còn 1 -1,5 nghìn đồng/kg

Những ngày gần đây, các ruộng bí của bà con xã Cư Yang và Cư Bông (huyện Ea Kar) đến thời kì thu hoạch nhưng giá chỉ còn 1-1,5 nghìn đồng/kg.

Gia đình anh Trần Thiên Phú (thôn 19, xã Cư Bông), trồng hơn 5 sào bí đỏ, ước tính sản lượng khoảng 20 tấn. Thế nhưng, bí chín trúng đợt dịch COVID-19 nên vắng bóng thương lái, giá thấp. Sợ bí hư, thối, anh Phú ngược xuôi tìm đến các trang trại chăn nuôi chào bán bí cho gia súc, gia cầm nhưng cũng không giải quyết hết ruộng bí của mình. “Bao nhiêu vốn liếng, công cán mấy tháng qua coi như bỏ phí”, anh Phú buồn rầu.

Một nữ thương lái đang thu mua bí tại xã Cư Yang cho hay, hiện thị trường tiêu thụ bí đỏ rất chậm vì ảnh hưởng của dịch COVID-19. “Hiện tôi chỉ mua và xuất bí đỏ xuống TP.HCM để tiêu thụ với giá 1.200 đồng/kg. Giờ có nhiều người trồng bí mà thị trường hạn hẹp, có khi cả tuần tôi mới thu mua khoảng 20 tấn”, nữ thương lái chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND xã Cư Yang, trên địa bàn xã có khoảng 94 ha đất trồng bí. Trung bình mỗi ha bí có sản lượng khoảng 25 tấn. Đầu vụ năm nay, giá bí tương đối cao nhưng đến thời điểm hiện tại, do ảnh hưởng của dịch COVID -19 nên giá bí và giá của các mặt hàng nông sản khác đều giảm khiến nông dân khó tìm đầu ra. “Chúng tôi tìm cách kêu gọi các doanh nghiệp, siêu thị, trang trại...thu mua bí cho người dân nhằm giúp bà con thu hồi vốn, tái đầu tư cây trồng khác nhưng không hiệu quả vì ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường tiêu thụ hạn hẹp”, ông Hùng cho hay.

Đặc sản Tây Nguyên: Bơ giảm giá không phanh, bí đỏ phải chào bán cho gia súc
Xoài già trĩu cành vẫn không có thương lái mua

Vùng xoài Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) đang bước vào mùa thu hoạch. Nhưng người trồng xoài thất vọng vì giá giảm kỷ lục. Gia đình ông Nguyễn Văn Lanh, ở xã Đắk Gằn, có hơn 1 ha xoài, trong đó có giống xoài Đài Loan, Úc. Gia đình ông đã thu hoạch được khoảng 10 tấn xoài. Xoài năm nay được mùa, đều, đẹp nhưng chỉ bán được từ 3.000 – 5.000 đồng/kg. Các năm trước, giá xoài có thời điểm chạm mốc 40.000 đồng/kg, còn lại đạt từ 20.000-30.000 đồng/kg.

Theo ông Lanh, xoài được tiêu thụ chủ yếu bằng hình thức xuất khẩu. Thời điểm thu hoạch xoài năm nay rơi vào giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát, ảnh hưởng đến việc xuất khẩu nên giá xoài thấp.

Cần đẩy mạnh liên kết sản xuất với thị trường

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, ngoài những cây trồng chủ lực như cà phê, tiêu…tỉnh có tiềm năng lớn phát triển cây ăn quả, có chất lượng và giá trị kinh tế cao, với diện tích khoảng 36.450 ha, sản lượng hàng năm đạt hơn 220.000 tấn. Chủ lực là trái bơ, sầu riêng,... (sầu riêng diện tích hơn 12 nghìn ha, sản lượng trên 103 nghìn tấn; Bơ diện tích gần 9 nghìn ha, sản lượng hơn 82 nghìn tấn). Vào thời điểm chính vụ, sản lượng trái cây tại một điểm thu mua có thể đạt tới 20 đến trên 30 tấn/ngày, được tiêu thụ đi các tỉnh thành trong cả nước như TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội,… và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chủ yếu qua đường tiểu ngạch, hoặc thông qua các nước Thái Lan, Malaysia…

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID- 19, người tiêu dùng hạn chế ra ngoài, việc vận chuyển tiêu thụ khó khăn…cung vượt cầu trong bối cảnh hiện tại. Bơ Boot trái vụ đã rớt giá mạnh, trước đây trung bình khoảng 30.000 đồng/kg, trong vụ vừa qua có thời điểm xuống còn 6.000 đồng/kg.

Theo ông Nguyễn Hòa Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, hiện nay, một số nông sản mất giá, một phần do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nguyên nhân sâu xa là bà con nông dân chưa gắn liền sản xuất với tiêu thụ. Cái quan trọng hiện nay là phải khắc phục tình trạng sản xuất không gắn với thị trường. Người dân cần hướng tới việc liên kết sản xuất, tạo ra nguồn sản xuất tập trung, sản xuất có chứng nhận. Khi đạt được những điều này thì sẽ tránh được tình trạng đầu ra không ổn định.

Ngành nông ngiệp tỉnh thường xuyên định hướng về kết nối chuỗi sản xuất để có thị trường tiêu thụ ổn định; thay đổi tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”; tập trung chỉ đạo rà soát, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp; tổ chức lại sản xuất, phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất từ khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ chặt chẽ, bền vững; đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt GAP, sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận.

(Theo Tiền Phong)

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
6 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.557.716 VNĐ / tấn

189.90 JPY / kg

1.71 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

11.933.178 VNĐ / tấn

21.30 UScents / lb

0.37 %

- 0.08

Cacao

COCOA

223.500.299 VNĐ / tấn

8,795.00 USD / mt

1.85 %

+ 160.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

164.599.426 VNĐ / tấn

293.80 UScents / lb

0.40 %

- 1.17

Gạo

RICE

17.540 VNĐ / tấn

15.17 USD / CWT

0.33 %

+ 0.05

Đậu nành

SOYBEANS

9.113.379 VNĐ / tấn

976.01 UScents / bu

0.18 %

- 1.74

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.122.125 VNĐ / tấn

289.95 USD / ust

0.19 %

+ 0.55

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
10 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
10 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
12 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
13 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.