“Đại án” tại DongABank giai đoạn 2: Chi tiết những khoản thiệt hại

02/12/2019 14:57
Loạt sai phạm của dàn lãnh đạo dẫn tới thực trạng DongABank tại thời điểm 31/12/2015: lỗ lũy kế 31.076 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỷ đồng và tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỷ đồng.

Bản kết luận điều tra “đại án” xảy ra tại Ngân hàng Đông Á (DongABank) giai đoạn 2 mới được Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an hoàn tất, công bố ngày 14/11 vừa qua, đã giải mã ẩn số vết trượt dài của ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng giám đốc DongABank, với khoản thiệt hại cho ngân hàng này lên tới hơn 9.600 tỷ đồng.

Theo bản kết luận, DongABank được thành lập năm 1992, hiện có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, 100% cổ đông trong nước, cổ đông sáng lập chiếm 13,21% và cổ đông thường chiếm 86,79%. Trong đó, nhóm gia đình ông Trần Phương Bình chiếm 10,24%, nhóm CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) chiếm 12,73%, nhóm Văn phòng Thành ủy TP.HCM chiếm 12,79%.

Ngày 23/7/2015, Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có Kết luận 20 nêu một số sai phạm xảy ra tại DongABank: tổng dư nợ là 20.233 tỷ đồng, trong đó 123 khách hàng dư nợ 19.644 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào 9 nhóm khách hàng và cá nhân liên quan với tổng dư nợ là 19.414 tỷ đồng. Trong số này có 7.960 tỷ đồng là nợ khó thu hồi và hơn 5.600 tỷ đồng là nợ không có khả năng thu hồi.

Ngày 13/8/2015, NHNN có Quyết định 69 kiểm soát đặc biệt DongABank. Sau đó, hồ sơ vụ việc được NHNN chuyển đến Công an TP.HCM, cơ quan này chuyển hồ sơ đến Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an để tiến hành theo thẩm quyền.

Giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại DongABank, các cơ quan chức năng đã tiến hành điều tra, truy tố, xét xử đối với 26 đối tượng về 3 nhóm tội danh. Đồng thời, Cơ quan Điều tra Bộ Công an ra quyết định tách vụ việc trong vụ án hình sự.

Theo đó, tách hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định về cho vay liên quan đến 8 nhóm khách hàng tổ chức và cá nhân gồm Hiệp Phú gia, Đồng Tiến, M&C, Tân Vạn Hưng, Lê Anh Tuấn - Nguyễn Thị Ngọ, Đặng Phước Dừa, Phát Đạt và Công ty 586 theo Kết luận thanh tra thanh tra số 20; tách hành vi Trần Phương Bình chỉ đạo DongABank cho 3 tổ chức và 5 cá nhân vay hơn 1.671 tỷ đồng và xuất quỹ chi hơn 77 tỷ đồng để sử dụng hơn 1.508 tỷ đồng mua tài sản của nhóm CTCP Vốn Thái Thịnh (TTC), thu khống hơn 1.072 tỷ đồng để trả nợ cho các khoản vay và mua 20,33% vốn góp tại Công ty Xây dựng và Phát triển Đô thị Thái An (thuộc nhóm Hiệp Phú Gia); tách việc ông Trần Phương Bình chuyển 500.000 USD cho Nguyễn Thiện Nhân để chi phí thuê tư vấn tìm đối tác mua hoặc đầu tư vào DAB.

Ngày 6/8/2018, Cơ quan Điều tra Bộ Công an ra quyết định tiến hành điều tra làm rõ sai phạm liên quan đến các khoản vay thuộc 5 nhóm khách hàng, gồm Hiệp Phú Gia, Đồng Tiến, M&C, Tân Vạn Hưng, Lê Anh Tuấn - Nguyễn Thị Ngọ và việc Trần Phương Bình chuyển 500.000 USD cho Nguyễn Thiện Nhân. Đồng thời tạm dừng xác minh thu thập tài liệu liên quan đến các khoản vay của 3 nhóm khách hàng gồm ông Đặng Phước Dừa, Công ty Phát Đạt và Công ty 586, do nhóm khách hàng ông Đặng Phước Dừa và Công ty Phát Đạt đang trả nợ đúng hạn theo phương án đã được DongABank và NHNN phê duyệt, DongABank đang trình NHNN phê duyệt phương án trả nợ của nhóm 586; quá trình thu hồi nợ nếu có vấn đề phát sinh, đề nghị DongABank có văn bản gửi Cơ quan Điều tra Bộ Công an phối hợp giải quyết.

Theo Cơ quan Điều tra, quá trình điều tra xác định việc DongABank cho 5 nhóm khách hàng gồm Hiệp Phú Gia, Đồng Tiến, M&C, Tân Vạn Hưng, Lê Anh Tuấn - Nguyễn Thị Ngọ vay tiền vi phạm quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 1999 và 2010 gây thiệt hại cho ngân hàng số tiền lớn.


Cụ thể, với vai trò là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng tín dụng của DAB, ông Trần Phương Bình là đối tượng chính, tổ chức, chỉ đạo các hoạt động tín dụng, ngân quỹ, đầu tư… tại DongABank, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, vi phạm quy định Luật Kế toán, Luật Các tổ chức tín dụng và điều lệ của DongABank, gây thiệt hại cho DongABank tổng số tiền hơn 9.642 tỷ đồng.

Trong đó, thiệt hại hơn 4.288 tỷ đồng trong việc cho nhóm khách hàng Hiệp Phú Gia vay tiền, gồm thiệt hại hơn 886 tỷ đồng trong việc DongABank cho 2 tổ chức và 5 cá nhân thuộc nhóm Công ty TNHH Hiệp Phú Gia vay 11 khoản tổng số hơn 1.820 tỷ và xuất quỹ chi hơn 77 tỷ để sử dụng hơn 1.735 tỷ mua 5 tài sản của nhóm TTC và hơn 163 tỷ cho mục đích khác, sau đó lập chứng từ thu khống hơn 1.349 tỷ trả nợ cho 30 khoản vay liên quan đến việc mua 5 tài sản của nhóm TTC, đầu tư dự án Richland Hill…; thiệt hại hơn 3.326 tỷ trong việc DongABank cho nhóm TTC vay tiền và thiệt hại hơn 75 tỷ trong việc DongABank thu khống tiền để trả nợ cho các khoản vay của 3 cá nhân và sử dụng cá nhân.

Thiệt hại hơn 393 tỷ trong việc DongABank cho nhóm khách hàng đồng tiến vay tiền, gồm Công ty TNHH Đồng Tiến vay tín chấp 7 khoản vay tổng số 163 tỷ và Công ty TNHH Tư vấn đầu tư TBTP vay tín chấp 3 khoản tổng số 102 tỷ.

Thiệt hại hơn 3.949 tỷ trong việc DongABank cho nhóm khách hàng M&C vay gồm CTCP M&C vay 270 tỷ, CTCP Tân Superdeck M&C vay 430 tỷ, Công TNHH An Bình An vay 2 khoản tổng số 630 tỷ và CTCP Đầu Tư Khải Minh vay 370 tỷ đồng.

Thiệt hại hơn 1.010 tỷ trong việc DongABank cho nhóm khách hàng Tân Vạn Hưng vay tiền gồm Công ty TNHH Vân Vạn Hưng vay hơn 462 tỷ, Doanh nghiệp tư nhân Kim Hiền vay hơn 77 tỷ và nguyễn Thị Thu Trang vay hơn 53 tỷ.

Cơ quan Điều tra kết luận, các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nêu trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng DongABank tại thời điểm 31/12/2015: lỗ lũy kế 31.076 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỷ đồng và tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỷ đồng.

Nội dung kết luận sai phạm của từng hành vi nêu trên sẽ được BizLIVE đề cập trong các thông tin tiếp theo.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
7 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
7 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
5 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
7 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
7 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.