Đại biểu Hoàng Văn Cường: 'Không thể đi vay để thuê nước ngoài xây dựng các tuyến đường sắt riêng lẻ'

08/11/2021 18:18
Trong Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV ngày 8/11, đại biểu Hoàng Văn Cường nói về sự cần thiết phát triển tuyến đường sắt tại các đô thị lớn của Việt Nam từ các nguồn lực trong nước, thay vì đi vay tiền để thuê các nhà đầu tư nước ngoài.

Các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cần thêm nguồn lực để phục hồi sau đại dịch, mà còn phải vượt lên và đặt chân vào khâu sản xuất có giá trị cao trong bối cảnh phân bổ lại chuỗi cung ứng trên thế giới. Theo đó, nền kinh tế và các doanh nghiệp cần được tăng thêm các nguồn lực đầu tư theo hai hướng sau. 

Hướng đầu tiên là chính sách cấp bù lãi suất. Mục đích là để các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay với mức lãi suất tương đương tỷ lệ lạm phát. Lý do là các hoạt động kinh doanh hậu Covid-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, dẫn đến mức lợi nhuận khó có thể bù đắp được các chi phí lãi vay cao. Tuy nhiên, hiện nay các tổ chức tín dụng vẫn duy trì mức lãi suất để đảm bảo việc kinh doanh.

Trong bối cảnh nợ xấu tiềm ẩn đang gia tăng, Việt Nam cũng cần tăng cường trích lập các quỹ dự phòng rủi ro. Theo đó, nếu ngân sách chi khoảng 30.000 - 40.000 tỷ để cấp bù, Việt Nam sẽ có được khoảng 1 triệu tỷ tiền vốn lãi suất thấp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục hồi.

Song, vấn đề này cần kèm theo các cơ chế kiểm soát, để tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để phục hồi sản xuất đều tiếp cận được vốn vay giá rẻ. Hơn nữa, việc này cũng không để tiền vay ngân hàng “chạy vòng quanh” trở thành tiền gửi để kiếm lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất, hoặc không để tiền vốn giá rẻ chảy vào các lĩnh vực đầu tư tài sản, bất động sản hay chứng khoán.

 

Đại biểu Hoàng Văn Cường: Không thể đi vay để thuê nước ngoài xây dựng các tuyến đường sắt riêng lẻ - Ảnh 1.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) phát biểu trong buổi thảo luận chiều 8/11. Ảnh: Media Quốc hội.

Hướng thứ hai là đẩy mạnh các hoạt động đầu tư công bên cạnh cách giải pháp kích cầu truyền thống. Việt Nam cần đặt hàng để các doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển các sản phẩm ưu tiên tạo nên những đột phá trong phát triển.

Theo ông Hoàng Văn Cường, Việt Nam cần ưu tiên đặt hàng ba lĩnh vực sau. Đầu tiên là lĩnh vực đường sắt. Nếu được Chính phủ đặt hàng và cam kết dành thị phần, các nhà đầu tư trong nước sẽ hợp tác với nhau hoặc mua lại công nghệ của nước ngoài. Cùng với những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, Việt nam sẽ có ngành công nghiệp đường sắt hiện đại của riêng mình.

Hiện tại, các đô thị lớn của Việt Nam đang rất cần phát triển các tuyến đường sắt đô thị. Với địa hình đất nước kéo dài, Việt Nam cũng cần phải phát triển tuyến đường sắt Bắc Nam. Việt Nam không thể cứ đi vay tiền về để thuê các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng các tuyến đường sắt đô thị riêng lẻ.

Hệ quả của vấn đề này sẽ không dừng lại ở những vướng mắc nhãn tiền mà đang để lại hậu quả lâu dài do tính không đồng bộ, thiếu khả năng kết nối và phụ thuộc lâu dài vào các nhà cung cấp nước ngoài.

Lĩnh vực tiếp theo là kinh tế biển. Dù còn nhiều tiềm năng, lĩnh vực này vẫn chưa được khai thác triệt để. Chính phủ cần đặt hàng để hình thành các tổ hợp đầu tư phát triển công nghiệp hậu cần, vận tải tải biển.

Cuối cùng là chuyển đổi số quốc gia và bứt phá trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện nay, Việt Nam cần có hạ tầng công nghệ số của riêng mình để đi trước trong quá trình chuyển đổi số, cũng như chủ động kiểm soát, bảo đảm an toàn cho tài sản số quốc gia.

Nguồn lực sẽ đến từ đâu?

Đại biểu Hoàng Văn Cường nói: "Vấn đề đặt ra là nguồn lực từ đâu để hỗ trợ lãi suất và đặt hàng cho các dự án mang tính đột phá?"

Hiện nay, nước ta sở hữu dư địa rất lớn để tăng nguồn lực đầu tư. Trong các năm qua, tỷ lệ nợ công giảm xuống còn 43,7%, mức thấp so với mức trần 60%. Do đó, Việt nam nên điều chỉnh tăng mức bội chi ngân sách tạo 2-3% kế hoạch đặt ra trong 2-3 năm.

Tiếp đó, việc tăng nợ công nhằm trợ cấp toàn dân giống một số nước trên thế giới vẫn làm là không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam. Song, vấn đề vay nợ công không phải cho tiêu dùng, mà tăng đầu tư tạo ra đột phá cho phát triển là việc nhiều nhà tư bản lớn thường lựa chọn.

Việt Nam nên lựa chọn giải pháp phát hành trái phiếu Chính phủ để vay nợ công. Việc này không chỉ nhằm tận dụng, khai thác được các nguồn lực đầu tư đến từ trong nước, mà còn thu hút các dòng tiền nhàn rỗi, góp phần kiểm soát được lạm phát.

Tin mới

Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
10 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Fujifilm tăng giá loạt máy ảnh và ống kính tại Việt Nam, người dùng "kêu trời" vì giá cao nhưng cũng chẳng có hàng mà mua
10 giờ trước
Trước đó, Fujifilm đã đưa ra khuyến cáo về tình trạng đầu cơ X100VI trên thị trường chợ đen.
Xe Honda dáng đẹp vừa về nước đã hạ giá: Ăn xăng 1,9L/100km, trang bị xịn hơn hẳn xe đối thủ
10 giờ trước
Mẫu xe Honda này vừa chính thức được bán ra một thời gian ngắn.
Hoãn áp thuế đối ứng, Tây Ban Nha lập tức đẩy mạnh xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ: Sản lượng chiếm 40% của thế giới, Mỹ chốt đơn đều đặn 180.000 tấn mỗi năm
8 giờ trước
Các nhà sản xuất tại Tây Ban Nha đang đẩy nhanh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ để tránh thuế quan.
Giăng lưới săn loài 'lộc trời' sống chỉ vài giờ, giá đắt đỏ ở Hà Nội
7 giờ trước
"‘Vờ’ là đặc sản hiếm có của sông Hồng, xuất hiện từ tháng 2 đến 4 âm lịch hằng năm, có giá đắt đỏ nhưng vẫn rất hút khách.

Tin cùng chuyên mục

Kia Seltos thế hệ mới sẽ có bản hybrid: Mượn động cơ từ Hyundai Kona, ADAS, 2 màn lớn, có thể ra mắt ngay năm sau
13 giờ trước
Kia Seltos chắc chắn sẽ có cấu hình hybrid khi hãng xe Hàn Quốc mong muốn nâng gấp đôi số lượng xe điện hóa đang có trong đội hình toàn cầu.
Rolls-Royce Ghost Series II lộ diện tại Việt Nam: Diện mạo khác, có option tốn thêm 20 giờ chế tác thủ công, ra mắt ngay tuần sau
13 giờ trước
Rolls-Royce Ghost Series II được xác nhận sẽ ra mắt thị trường Việt ngày 17/4 tới đây.
'Cú nước rút' của VinFast tại xứ sở vạn đảo: Hợp tác 'ông lớn' khai thác 150 xưởng dịch vụ, miễn phí sạc đến năm 2028
15 giờ trước
Lần kết hợp này nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi và mang đến lợi ích tối đa cho khách hàng Indonesia trong quá trình chuyển đổi sang xe điện.
Hyundai Santa Fe "dọn kho" giảm giá 145 triệu đồng tại đại lý: Bản tầm trung còn từ 1,12 tỷ, thêm lựa chọn giá rẻ hơn Everest nhưng phải đánh đổi một thứ khi bán lại
16 giờ trước
Mức giảm mới kỷ lục kèm chất lượng xe không đổi khiến Hyundai Santa Fe dễ trở thành hàng “hot” trên thị trường trong thời gian tới.