Đại biểu Quốc hội: Vì sao hàng Trung Quốc sang Việt Nam dễ, mà hàng Việt Nam sang Trung Quốc khó?

16/03/2022 10:07
Liên quan đến việc giải quyết ùn ứ nông sản ở các cửa khẩu phía Bắc, Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (đoàn Thái Nguyên) đã có câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên.

Cụ thể, Đại biểu Nguyễn Lâm Thành đặt vấn đề: "Chúng ta có tiến hành các hoạt động giao thiệp, tuy nhiên, tình trạng diễn ra trong những năm vừa qua là khi giao thiệp, các cửa khẩu được mở, còn khi công tác này không được tiến hành thì lại đóng. Câu chuyện ở đây, chúng tôi muốn Bộ trưởng nói rõ hơn về các giải pháp cơ bản. Bộ trưởng có nói về quy hoạch sản xuất nhưng quy hoạch phải tính đến việc ứng phó với các biện pháp từ phía bạn. Vừa qua, nước bạn nâng hàng rào kỹ thuật hàng hóa lên nhiều, trong khi chúng ta thì không nâng hàng rào kỹ thuật từ phía chúng ta, nên có tình trạng hàng Trung Quốc vào Việt Nam rất dễ, mà hàng chúng ta sang Trung Quốc khó".

Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, thực tế, chiến lược phòng chống dịch của Việt Nam và nước bạn (Trung Quốc - PV) là có khác biệt, đến thời điểm này là không giống nhau. 

"Ta thì thích ứng an toàn, bạn thì "zero-covid", nên thời điểm trước Tết, mặc dù hàng hóa ùn ứ rất lớn, nhưng chúng ta cũng tích cực giao thiệp. Việc giao thiệp chủ yếu để bàn phương thức giao nhận hàng hóa để an toàn cho cả hai bên, vì mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho người dân là trên hết" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Qua giao thiệp, chúng ta hình thành được phương thức giao nhận hàng hóa, hình thành luồng xang và các vùng an toàn như vậy. Thời điểm đó, dịch của chúng ta chưa nghiêm trọng và phía bạn vẫn đang kiểm soát tốt, nên hàng thông quan tốt.

Song, sau Tết, dịch bùng phát ở phía Bắc, đặc biệt là khu vực biên giới. 3 cửa khẩu tại Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, phía bạn phải lock (phong tỏa) cả thành phố. Cùng với chính sách "zero-covid" và các sự kiện lớn diễn ra ở nước bạn, thì các cửa khẩu lại đóng.

Bộ trưởng cho biết, việc đóng mở cửa khẩu là trách nhiệm của Bộ Ngoại giao, hàng nông sản đạt tiêu chuẩn hay không không chỉ là trách nhiệm của ngành Công thương. Song, theo Bộ trưởng, các Bộ Ngoại giao, Công thương, Nông nghiệp cũng đã phối hợp rất tốt để giải quyết bài toán này.

Về các biện pháp kỹ thuật, Bộ trưởng nhấn mạnh: "Ngoại giao là trên hết, khi không ngoại giao được mới phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật".

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng cho rằng, thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường lớn. Ngay cả các quốc gia ở rất xa vẫn tìm đến Trung Quốc để giao thương, thì không lý gì chúng ta không bán cho họ. Không chỉ Trung Quốc, mà các quốc gia đều đưa ra tiêu chuẩn hàng hóa rất cao, đòi hỏi người sản xuất phải tuân theo quy định. 

"Chúng ta, với tập quán sản xuất nhỏ lẻ, không theo quy hoạch, chưa đảm bảo tiêu chuẩn, thì rất khó" - Bộ trưởng nói và khuyến cáo các ngành sản xuất nói chung, đặc biệt là nông nghiệp đều phải cố gắng sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo các tiêu chuẩn, sát với từng thị trường. 

Bộ trưởng cho rằng, nếu cứ làm theo cách cũ. Có gì làm nấy. Có gì bán nấy sẽ bị động. Do đó, ngành nông nghiệp cần có kế hoạch sản xuất theo yêu cầu, nhu cầu từng thị trường.

Trước mắt, tinh thần là "tắc đâu thì phải thông đấy". Bộ Công Thương đã phối hợp với phía bạn bàn bạc các biện pháp tháo gỡ, tạo lập các vùng xanh an toàn để xuất khẩu, đơn giản hóa quy trình thủ tục tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa...

Về lâu dài, chúng ta phải thay đổi, "thích ứng với thiên hạ", phải tập trung chuyển từ xuất khẩu nông sản theo đường tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch. Bộ Công Thương cùng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần có trách nhiệm xây dựng đề án để chuyển xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch qua biên giới.

Hiện tiêu chuẩn, tiêu chí để xuất hàng tiểu ngạch, chính ngạch qua biên giới đã được Bộ Công Thương trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

https://cafef.vn/dai-bieu-quoc-hoi-vi-sao-hang-trung-quoc-sang-viet-nam-de-ma-hang-viet-nam-sang-trung-quoc-kho-20220316100711589.chn

Tin mới

Người phụ nữ trồng gần 1.000 cây thuốc phiện trong vườn rau cải
3 giờ trước
Lực lượng chức năng vừa phát hiện một người phụ nữ trồng gần 1.000 cây thuốc phiện trong vườn rau cải.
Mỹ đe dọa áp thuế dầu Nga lên đến 50%, một quốc gia BRICS như đang ‘ngồi trên đống lửa’: Vừa mất đi nguồn cung từ Iran, chi phí nhập khẩu sắp cao chót vót
3 giờ trước
Lời đe dọa áp thuế bổ sung từ 25% đến 50% đối với những người mua dầu thô của Nga của Tổng thống Mỹ có thể làm chao đảo toàn thị trường dầu thô.
Xếp hàng mua bánh trôi, bánh chay ngày Tết Hàn thực
2 giờ trước
Ngay từ sáng sớm, các quầy bán bánh trôi, bánh chay ở Hà Nội đã đông khách xếp hàng chờ mua để cúng gia tiên ngày Tết Hàn thực.
Không phải vàng hay Bitcoin, tác giả 'Cha giàu, Cha nghèo' bất ngờ chỉ ra đây mới là kênh đầu tư vượt trội trong 2 tháng tới
15 phút trước
Tác giả cuốn sách tài chính nổi tiếng toàn cầu “Cha giàu, cha nghèo” đưa ra dự báo bất ngờ về một tài sản có hiệu suất tốt nhất trong ngắn hạn, thậm chí vượt mặt cả vàng và Bitcoin.
Giá heo hơi giảm sốc, doanh nghiệp ngỡ ngàng
27 phút trước
Giá heo hơi giảm sốc gây nhiều khó hiểu cho cả người trong ngành và người tiêu dùng phải ăn thịt heo đông lạnh nhiều hơn.

Tin cùng chuyên mục

Giá sắn lao dốc mạnh nhất 10 năm qua
11 giờ trước
Mặc dù đang vào chính vụ sắn nhưng nhiều nơi thu hoạch xong sắn chất đầy đường, không có thương lái thu mua. Nguyên nhân do giá sắn "tuột dốc không phanh", xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua.
Nhật Bản: Giá gạo tăng 81% nhưng chính phủ vẫn chi 2,32 tỷ USD để giảm trồng lúa, tất cả vì một văn hóa đã làm nên thành công cho Toyota
13 giờ trước
Văn hóa "Just in Time" đã làm nên thành công cho Toyota và ngành xe hơi Nhật Bản thì nay lại đang khiến cả nước lao đao vì khủng hoảng thiếu gạo.
Đột nhập nơi trồng ‘vàng đen’ lớn nhất Đắk Lắk
17 giờ trước
TPO - Đắk Lắk - một trong những vùng trồng hồ tiêu lớn nhất cả nước đang bước vào vụ thu hoạch. Người nông dân trồng hạt “vàng đen” khấp khởi vui mừng vì giá lập đỉnh.
Gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất kể từ tháng 6/2023
18 giờ trước
Giá gạo Ấn Độ trong tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2023, do nhu cầu yếu và nguồn cung dồi dào.