COVID-19 đã lan rộng đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ và khiến một số quốc gia bị cản trở trong việc xuất khẩu vật tư y tế - và quyết định đó có thể lan sang các lĩnh vực khác như sản phẩm thực phẩm, Deborah Elms, giám đốc điều hành tại Trung tâm tư vấn thương mại châu Á cho biết. "Có một làn sóng bảo hộ lớn trong thời gian tới mà chúng ta nên cẩn trọng, và không chỉ là trong nguồn cung cấp y tế mà sẽ còn bắt đầu ảnh hưởng đến thực phẩm."
"Khi các quốc gia bắt đầu lo lắng về vấn đề dự trữ lương thực, cung cấp thực phẩm hay an ninh lương thực, họ sẽ ngừng cho phép xuất khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu thực phẩm", bà nói thêm.
Hoạt động kinh tế toàn cầu, bao gồm cả thương mại, có nguy cơ bị đình trệ khi các quốc gia thực hiện các biện pháp cách ly xã hội và kiểm dịch ở các mức độ khác nhau để đối phó với sự lây lan của dịch bệnh với tên gọi chính thức là COVID-19.
Tổ chức Thương mại Thế giới hôm thứ Tư cho biết thương mại toàn cầu - vốn đã chậm lại vào năm 2019 do cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc - dự kiến sẽ giảm từ 13% đến 32% trong năm nay. Một sự phục hồi được dự kiến vào năm 2021, nhưng điều đó phụ thuộc vào thời gian dịch bệnh kéo dài và hiệu quả của các chính sách chống lại tác động của virus, theo WTO cho biết.
Khi các chính phủ tìm cách bảo vệ nền kinh tế, họ có thể sẽ tập trung vào việc cứu các ngành công nghiệp "được yêu thích" của họ - một cách khác mà sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ có thể diễn ra, Elms nói.
"Khi suy thoái kinh tế gia tăng, phản ứng của nhiều chính phủ sẽ là hỗ trợ các ngành công nghiệp "ưa thích", các ngành hoặc lĩnh vực ảnh hưởng nhiều đến việc làm của người dân. Rất có thể, họ sẽ phản ứng bằng cách theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ", bà giải thích thêm.
"Nhưng đối với mỗi quốc gia riêng lẻ, đó là giải pháp hợp lý - vì vậy hãy hạn chế thương mại, tập trung trong nước, bảo đảm công việc cho người dân hết mức có thể và không cần lo lắng về bất kỳ ai khác". "Tuy nhiên, kết quả cuối cùng sẽ tất cả quốc gia khác đều sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực hơn."