Đại dịch Covid-19 khiến các tỷ phú giàu lên kỷ lục như thế nào?

10/12/2021 08:35
Trong đại dịch Covid, rất nhiều người mất công ăn việc làm, cuộc sống rơi vào bế tắc. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội để giới siêu giàu nâng tài sản lên mức cao kỷ lục.

Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu về Bất bình đẳng Toàn cầu do nhà kinh tế học người Pháp Thomas Piketty thành lập cho thấy: tỷ lệ tài sản mà các tỷ phú đang nắm giữ trên toàn cầu mà đã tăng lên mức kỷ lục trong cuộc khủng hoảng Covid-19.

Đại dịch Covid-19 khiến các tỷ phú giàu lên kỷ lục như thế nào? - Ảnh 1.

Nhà kinh tế học Thomas Piketty (Ảnh: Joel Saget/AFP/Getty Images)

Một báo cáo của Trung tâm nghiên cứu về Bất bình đẳng Toàn cầu có trụ sở tại Paris vào hôm thứ Ba vừa rồi cho biết: khoảng 2.750 tỷ phú đang kiểm soát 3,5% tổng tài sản của toàn thế giới. Báo cáo này cho thấy, tỷ lệ này chỉ chiếm 1% vào năm 1995 và đang tăng ở mức kỷ lục trong thời kỳ đại dịch. Trong khi đó thu nhập của phân nửa những người nghèo nhất thế giới chỉ bằng khoảng 2% tổng tài sản của những người giàu có nhất.

Những phát hiện của nghiên cứu này đã đẩy những cuộc tranh luận về chủ đề bất bình đẳng lên cao trào, nhất là khi sự thiếu bình đẳng trong cuộc khủng hoảng y tế công cộng trên thế giới đang diễn ra ngày càng trầm trọng và làm tổn thương các nền kinh tế đang phát triển nặng nề hơn so với những nền kinh tế phát triển. Các nước đang phát triển hiện nay đang rơi vào tình trạng thiếu đồng thời cả vắc xin cũng như nguồn lực tài chính để chống đỡ. Điều tương tự cũng xảy ra ở những nước phát triển, khi thị trường tài chính và bất động sản đã tăng vọt trở lại sau đợt giảm xuống đáy vào năm ngoái, làm khoảng cách giàu nghèo trong nước tăng lên.

Chênh lệch về sự giàu có

Đại dịch Covid-19 khiến các tỷ phú giàu lên kỷ lục như thế nào? - Ảnh 2.

Sự tập trung vốn trên toàn cầu

Lưu ý: Tài sản ròng của hộ gia đình bằng tổng tài sản tài chính (ví dụ: vốn chủ sở hữu hoặc trái phiếu) và tài sản phi tài chính (ví dụ: nhà hoặc đất) do các cá nhân sở hữu, trừ đi các khoản nợ của họ.

Một trong những tác giả của báo bản cáo – ông Lucas Chancel cho rằng: Những xu hướng xuất hiện trong đại dịch là kết quả việc thực hiện những chính sách có lợi hướng đến những người giàu có nhất, với hi vọng rằng dần dần những lợi ích này sẽ thẩm thấu xuống những người ở các tầng lớp khác.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Chanel cho biết: "Thế giới vốn đã rất bất bình đẳng trước đại dịch, giờ đây trong đại dịch lại càng phân cực mạnh. Ông cho biết: trong cuộc khủng hoảng, Ngân hàng Thế giới ước tính các tỷ phú đã tích lũy được khối tài sản 3,6 nghìn tỷ euro (tương đương với 4,1 nghìn tỷ USD), trong khi đó có khoảng 100 triệu người đã rơi vào cảnh nghèo cùng cực.

'Thiếu đi tầng lớp trung lưu'

Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, 10% người giàu nhất đang kiểm soát khoảng 60% đến 80% của cải. Tuy nhiên, báo cáo nhấn mạnh sự khác biệt rõ ràng về sự bất bình đẳng này giữa các khu vực.

Nhìn chung, các quốc gia nghèo hơn đang bắt kịp với sự phát triển của các quốc gia giàu hơn - nhưng ở những quốc gia đang phát triển, sự bất bình đẳng đang tăng vọt. Theo Trung tâm nghiên cứu này, hiện nay, sự bất bình đẳng trong nội bộ các quốc gia đang tăng lên, từ việc tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng một nửa vào năm 2000 lên đến mức chiếm hơn 2/3 tỷ lệ bất bình đẳng toàn cầu.

Báo cáo cho biết Mỹ Latinh và Trung Đông là những khu vực bất bình đẳng nhất trên thế giới, với hơn 75% của cải nằm trong tay 10% giàu nhất. Xếp hạng ngay sau đó là Nga và khu vực châu Phi hạ Sahara.

Chancel cho biết các nền kinh tế mới nổi khác như Ấn Độ vẫn chịu cảnh "thiếu hụt tầng lớp trung lưu". Bất bình đẳng thuộc địa (chủ nghĩa thực dân là một trong những chính cho sự bất bình đẳng thu nhập giữa các quốc gia) đang được thay thế bằng bất bình đẳng thị trường (sự phân bố về thu nhập và cơ hội không đồng đều giữa các nhóm khác nhau trong xã hội)."

Tài sản được phân phối không đồng đều

Ở châu Âu, những người có thu nhập cao nhất chiếm 36% tổng thu nhập, trong khi đó ở Trung Đông, con số này là 58%

Đại dịch Covid-19 khiến các tỷ phú giàu lên kỷ lục như thế nào? - Ảnh 3.

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Bất bình đẳng Thế giới

Khoảng cách giàu nghèo cũng được thể hiện ở lượng khí thải carbon cao hơn. Ví dụ, ở Bắc Mỹ, 10% những người giàu nhất trung bình thải ra 73 tấn carbon/người mỗi năm, trong khi đó với một nửa dân số nghèo nhất, con số này ít hơn 10 tấn.

Theo báo cáo, , châu Âu là khu vực bình đẳng nhất về phương diện thu nhập và sự giàu có. Thu nhập của một nửa dân số nghèo nhất ở châu Âu chiếm đến 19% tổng thu nhập của khu vực – xếp hạng cao nhất trên thế giới. Các chính sách như hỗ trợ thu nhập cho những người lao động bị mất việc trong đại dịch có thể đã làm góp phần ngăn chặn việc gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong khu vực.

Chancel cho biết: "Đại dịch Covid đã làm cho sự bất bình đẳng giữa giới siêu giàu và phần còn lại thế giới trở nên ngày càng trầm trọng. Tuy nhiên, ở những quốc gia giàu có, hành động can thiệp của chính phủ đã làm hạn chế sự gia tăng của tình trạng nghèo đói".

Báo cáo Bất bình đẳng Thế giới 2022 được thực hiện dựa trên công trình nghiên cứu của hơn 100 nhà nghiên cứu trên toàn cầu với sự chỉ đạo của các nhà kinh tế học thuộc Trường Kinh tế Paris và Đại học California thuộc Berkeley. Bản nghiên cứu đầu tiên của đội ngũ các nhà nghiên cứu này được công bố vào năm 2018.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
43 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
30 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
55 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
47 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
13 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.