Đại dịch Covid-19 'quật ngã' hàng nghìn nhân viên y tế khắp châu Âu

26/03/2020 09:19
Hàng ngũ nhân viên y tế mỏng manh ở châu Âu đang dần kiệt sức trước sức tấn công của Covid-19, thậm chí họ có thể trở thành nguồn lây truyền virus corona.

Trong số hơn 40.000 ca mắc Covid-19 ở Tây Ban Nha, 5.400 - gần 14% là các nhân viên y tế. Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới có tỷ lệ y, bác sỹ nhiễm bệnh ở mức 2 chữ số.

Nhưng vấn đề này đang lan rộng ra khắp châu Âu. Tại Italy, Pháp, Tây Ban Nha, hơn 30 chuyên gia chăm sóc sức khỏe chết vì Covid-19, hàng nghìn người khác phải tự cách ly.

Đại dịch Covid-19 quật ngã hàng nghìn nhân viên y tế khắp châu Âu - Ảnh 1.

1 bác sỹ nghỉ hưu ở Pháp vừa qua đời sau khi nhiễm nCoV tại tuyến đầu chống dịch.

Tại tỉnh Brescia của Italy, 10 đến 15% bác sĩ và y tá bị nhiễm bệnh. Tại Pháp, hệ thống bệnh viện công ở Paris ghi nhận 490 nhân viên y tế bị lây nhiễm virus và tỷ lệ này đang tiếp tục gia tăng.

Ở bệnh viện La Paz ở Madrid, 426 nhân viên y tế bị cách ly tại nhà sau khi được xác nhận mắc Covid-19 hoặc có dấu hiệu nhiễm bệnh.

Tại bệnh viện Igualada nhỏ hơn ở Catalonia, 1/3 trong số 1.000 nhân viên bệnh viện phải ngừng làm việc.

"Virus xuất hiện trong chúng tôi khi chúng tôi xét nghiệm cho những người tới từ Vũ Hán và sau đó là Italy. Một số bác sỹ của chúng tôi làm việc mà không được bảo vệ đầy đủ", Ángela Hernández Puente, Phó tổng thư ký Hiệp hội bác sĩ Madrid cho hay.

Khi các bác sỹ, y tá ngã bệnh, gánh nặng gia tăng lên các hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn đã quá tải vì đợt dịch lan rộng. Và nhiều người trong số họ đang trở thành nguồn lây nhiễm virus.

Đại dịch Covid-19 quật ngã hàng nghìn nhân viên y tế khắp châu Âu - Ảnh 2.

Bác sỹ đang phải chăm sóc cho nhiều bệnh nhân Covid-19.

 Với ổ dịch lớn thứ 2 ở châu Âu là Tây Ban Nha, họ không có đủ lượng thiết bị dự trữ y tế cần thiết. Các bác sỹ và y tá phải làm việc trong tình trạng thiếu hụt khẩu trang, gang tay và các thiết bị y tế cần thiết khác.

Tình cảnh ngặt nghèo khiến các chuyên gia chăm sóc sức khỏe ở nước này liên tục yêu cầu viện trợ thiết bị. Với những người nhiễm bệnh, họ chìm trong cảm giác bất lực.

"Bạn đã quen với việc chăm sóc người khác và giờ bạn được yêu cầu ở nhà và tự chăm sóc bản thân. Đối với hầu hết chúng tôi, công việc là nghề nghiệp. Do đó nó gây sốc và bực bội", Marc Arnaiz, bác sĩ tại khoa nội Bệnh viện Igualada cho hay.

Marc bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh vào 9/3, ngày bệnh nhân của anh được xác nhận mắc Covid-19. Vị bác sỹ trẻ tin rằng mình có thể bị lây bệnh từ bệnh nhân. Không lâu sau đó, bệnh viện của Marc trở thành một trong những ổ dịch lớn ở đông bắc Tây Ban Nha.

Sự lây lan báo động trong các bệnh viện khiến chính phủ nước này vốn đang phải vật lộn giải quyết tình trạng thiếu vật tư y tế giờ phải tính cách bổ sung vào lượng nhân viên y tế bị thiếu hụt.

Đại dịch Covid-19 quật ngã hàng nghìn nhân viên y tế khắp châu Âu - Ảnh 3.

Các y, bác sỹ đứng trao đổi bên ngoài một bệnh viện ở Barcelona, Tây Ban Nha. (Ảnh: NYT)

Tuần trước, giới chức Tây Ban Nha lên kế hoạch tuyển dụng khẩn cấp thêm 50.000 nhân viên chăm sóc sức khỏe từ sinh viên tới các bác sỹ nghỉ hưu.

Yolanda, một y tá với thâm niên 30 năm làm việc tại một bệnh viện công ở Madrid hồi đầu tháng được chuyển tới làm việc tại một phòng cấp cứu tạm thời. Tại đây, bà phải học các kỹ năng mới để điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19 nhưng lại không được cấp đồ bảo hộ đạt tiêu chuẩn.

Yolanda trước đây chưa từng đặt nội khí quản cho bệnh nhân nhưng giờ phải học làm. Tuy nhiên, điều mà nữ y tá này quan ngại hơn là bà phải làm việc mà không có đủ các thiết bị bảo vệ. Nhiều y tá trong bệnh viện nơi Yolanda được điều động tới phải dùng lại khẩu trang và đồ bảo hộ.

"Đeo khẩu trang hết lần này tới lần khác cũng vô dụng như lấy một mảnh giấy che mặt", Yolanda nói.

Giữa tuần trước, Yolanda về nhà và bắt đầu có dấu hiệu sốt. Tới cuối tuần, bà được xác nhận nhiễm bệnh cùng 30 đồng nghiệp khác.

"Chúng tôi đã cố gắng hết sức, nhưng một số người trong chúng tôi trở thành một phần của chuỗi lây nhiễm", bà cho hay.

Ở Pháp và Italy, các quan chức và chuyên gia chăm sóc sức khỏe nói họ bị sốc vì thiếu thiết bị.

Giorgio Gori, Thị trưởng của Bergamo, một trong những thị trấn bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Italy nói rằng các bác sỹ tại đây không được bảo vệ đầy đủ và họ vẫn đang yêu cầu thêm khẩu trang, găng tay.

Jean-Paul Hamon, chủ tịch của một trong những Hiệp hội bác sĩ lớn nhất ở Pháp chia sẻ rằng ông đặc biệt lo lắng về những nhân viên không ở trong bệnh viện nhưng vẫn tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân, như bác sĩ đa khoa hoặc các bác sỹ đã nghỉ hưu.

3 trong số 5 bác sỹ chết vì Covid-19 ở Pháp cho tới nay là bác sỹ đa khoa, 1 người là bác sỹ phụ khoa.

Đại dịch Covid-19 quật ngã hàng nghìn nhân viên y tế khắp châu Âu - Ảnh 4.

Cảnh sát địa phương tới đưa xác một nạn nhân nhiễm Covid-19 đi hoả táng ở Tây Ban Nha.

 Tại Tây Ban Nha, các bác sỹ cảnh báo rằng các bệnh viện đang phải trả giá cho các biện pháp lỏng lẻo trong những ngày đầu dịch bùng phát.

Ở một trung tâm y tế tại trung tâm Madrid, María - một y tá đang phải tự cách ly ở nhà vì nhiễm virus nói rằng cô phải làm việc trong nhiều ngày mà không đeo khẩu trang hay găng tay và được yêu cầu chỉ đưa khẩu trang cho các bệnh nhân tới báo cáo về các vấn đề về hô hấp hoặc mới trở về từ Italy. Vào ngày đầu tiên María bị sốt - 11/3, trung tâm y tế của cô mới yêu cầu cho tất cả nhân viên đeo khẩu trang.

Chính phủ Tây Ban Nha đang tăng cường mua các thiết bị y tế cũng như phân phối khoảng 650.000 bộ dụng cụ xét nghiệm mới trên cả nước. 2 máy bay chở hàng của Trung Quốc chất đầy khẩu trang và các thiết bị y tế khác vừa hạ cánh xuống Madrid và Zaragoza hôm 24/3.

Chúng sẽ hỗ trợ thêm cho các nhân viên y tế khỏe mạnh còn lại tại các bệnh viện, giúp họ chống chọi trong những ngày dịch tới.

Đại dịch Covid-19 quật ngã hàng nghìn nhân viên y tế khắp châu Âu - Ảnh 5.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
17 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
18 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
19 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
19 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
20 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
1 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
2 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.