Đại dịch virus corona tiếp theo có thể bùng phát từ Trung Quốc: "Báo động đỏ" cho con người

02/06/2021 08:25
Theo nghiên cứu, miền nam Trung Quốc là nơi có nhiều điều kiện phù hợp để virus "nhảy" từ động vật sang người.

Nghiên cứu virus corona

Trong hơn một năm qua, nhân loại đã phải giải quyết hậu quả của một loài virus có tính lây lan cao có tên SARS-CoV-2. Mặc dù đại dịch có nhiều đặc điểm chưa từng thấy trước đây, nhưng virus gây ra Covid-19 chỉ là một trong số rất nhiều loại virus đang ẩn náu trong nhiều khu vực trên thế giới. Nhiều loại trong số chúng - về mặt lý thuyết - có thể lây lan trong xã hội loài người nếu gặp đúng điều kiện thuận lợi.

Tìm ra những điều kiện đó là gì là một ưu tiên cấp thiết, và các nhà khoa học đã đạt được rất nhiều tiến bộ trên phương diện này. Chẳng hạn, các nhà khoa học đã tìm ra rằng khi rừng bị chia cắt do phá rừng hoặc xây dựng đường xá, khả năng virus "lây lan" từ động vật sang người sẽ tăng cao. Việc tiếp theo là phải tìm ra đại dịch virus lần tới sẽ có khả năng cao xuất hiện ở đâu.

Một phân tích mới, được công bố hôm 31/5 trên tạp chí Nature Food, đã đưa ra giả thuyết để trả lời câu hỏi quan trọng đó. Theo đó, các nhà khoa học đã kết hợp dữ liệu về môi trường sống của dơi móng ngựa, sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất đai, mật độ dân số và các yếu tố khác được cho là làm tăng nguy cơ lây lan virus, và cuối cùng tạo ra một bản đồ về các "điểm nóng" ở châu Á và châu Âu - nơi có nguy cơ virus "nhảy" từ động vật sang người cao nhất.

Đại dịch virus corona tiếp theo có thể bùng phát từ Trung Quốc: Báo động đỏ cho con người - Ảnh 1.

Ảnh: DeAgostini/Getty Images

Mặc dù nghiên cứu không cung cấp thêm thông tin mới về nguồn gốc của loại virus corona mới - mà các nhà nghiên cứu nghi ngờ đến từ loài dơi - nhưng nó chỉ ra nơi những loại virus corona tương tự có thể xuất hiện trong tương lai. Đáng báo động, nghiên cứu cho thấy ở nhiều khu vực, đặc biệt là miền nam Trung Quốc, những rủi ro lây lan này rất cao.

Và nó cung cấp thêm bằng chứng cho thấy việc ngăn chặn đại dịch corona tiếp theo sẽ cần tới việc cắt giảm các nguyên nhân gốc rễ của sự lây lan, chẳng hạn như phá rừng - chứ không chỉ ứng phó với các đợt bùng phát sau khi chúng xảy ra.

"Sự kết hợp hoàn hảo"

Sự bùng phát các bệnh truyền nhiễm từ động vật đang gia tăng. Và, thật không may, phần lớn đều có một phần trách nhiệm của con người. Theo một báo cáo của Tổ chức Liên chính phủ về Đa dạng sinh học và Dịch vụ Hệ sinh thái (IPBES), các nguyên nhân chính gây ra đại dịch là phá rừng và hủy hoại môi trường sống của động vật hoang dã. Trên thực tế, gần một phần ba số bệnh mới xuất hiện kể từ năm 1960, chẳng hạn như Ebola, có thể bắt nguồn từ việc thay đổi mục đích sử dụng đất.

Về bản chất, vấn đề của việc thay đổi sử dụng đất là nó sẽ làm gia tăng các cuộc "đụng độ" giữa con người và động vật hoang dã. Ví dụ, chia nhỏ khu rừng sẽ làm tăng diện tích bìa rừng - nơi rừng tiếp giáp với các khu định cư của con người - và ép các loài động vật hoang dã tới gần các khu vực đô thị. Một nhóm các nhà khoa học đã viết trên tạp chí Science vào mùa hè năm ngoái: "Các bìa rừng nhiệt đới là khu vực tiềm tàng nguy cơ cho các loại virus mới tiếp cận con người".

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người và động vật chăn nuôi có nhiều khả năng tiếp xúc với động vật hoang dã hơn khi hơn một phần tư rừng nguyên sinh không còn, và dơi ăn quả có nhiều khả năng kiếm ăn gần con người hơn khi môi trường sống của chúng bị ảnh hưởng. Hơn nữa, việc phá hủy môi trường sống có thể khiến động vật hoang dã có thể chứa mầm bệnh cho con người - chẳng hạn như dơi và động vật gặm nhấm - trở nên phong phú hơn.

Thay đổi mục đích sử dụng đất chỉ là một yếu tố mà các nhà khoa học cho rằng có thể tạo điều kiện để virus lây từ động vật sang người. Mật độ dân số dày đặc cũng gây ra rủi ro. Vật nuôi cũng có thể chứa một số mầm bệnh và có liên quan đến một số vụ bùng phát lớn, chẳng hạn như bệnh cúm H1N1 và virus Nipah. Rủi ro thậm chí còn cao hơn trong các hoạt động trang trại hiện đại, vốn có xu hướng dồn một số lượng lớn động vật vào những không gian nhỏ và thông thường, những động vật đó có hệ miễn dịch kém.

Lập bản đồ nguy cơ bùng phát virus

Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu về virus corona đều tập trung vào cách chúng lây từ người này sang người khác, Paolo D’Odorico - đồng tác giả nghiên cứu và là giáo sư khoa học môi trường tại Đại học California Berkeley - cho biết.

Mặc dù điều đó mang lại lợi ích rõ ràng, nhưng cũng đã để lại một khoảng trống trong hiểu biết của con người về cách những loại virus này lây từ động vật hoang dã sang con người - điều mà D’Odorico và các đồng tác giả đang tìm cách giải quyết.

Khi việc phong tỏa bắt đầu vào năm ngoái, các nhà khoa học đã bắt đầu thu thập dữ liệu về hoạt động thay đổi mục đích sử dụng đất, mật độ chăn nuôi, mật độ người và một số yếu tố khác gây ra sự lây lan. Sau đó, họ áp dữ liệu đó với môi trường sống của dơi móng ngựa ở châu Á và châu Âu. Dơi móng ngựa được biết đến là sinh vật có thể chứa một số lượng lớn virus corona liên quan đến dịch SARS, trong đó có một loại có liên quan chặt chẽ với SARS-CoV-2 - virus gây ra bệnh Covid-19.

Với tất cả thông tin đó, các nhà nghiên cứu đã tạo ra bản đồ điểm nóng, trong đó thể hiện rõ các khu vực có các yếu tố nguy cơ trùng lặp với môi trường sống của dơi. David Hayman, một đồng tác giả khác và là giáo sư khoa học thú y tại Đại học Massey ở New Zealand, cho biết các chấm màu đỏ sẫm chỉ ra những khu vực có nguy cơ cao virus corona sẽ lây sang quần thể người. Ngược lại, các chấm màu xanh lam cho thấy đây là những nơi có tương đối ít nguy cơ lây lan bệnh.

Ông Hayman nói, điểm mấu chốt rút ra là vẫn còn nhiều vùng rộng lớn ở miền nam Trung Quốc là nơi có nguy cơ cao chứng kiến sự xuất hiện của một loại virus corona mới. "Các điều kiện cho sự lây lan vẫn còn đó," Hayman nói. "Điều đó có nghĩa là rất có thể đây là nơi tiềm ẩn cho sự xuất hiện của virus corona mới".

Quan trọng hơn, các nhà khoa học cũng chỉ ra các khu vực chưa phải là điểm nóng nhưng có thể sớm có nguy cơ nếu có tiếp tục chia nhỏ rừng hoặc làm tăng cao các nguy cơ lây lan khác. Các địa điểm này bao gồm một khu vực ở phía nam Thượng Hải, Trung Quốc, ngoài ra còn có Nhật Bản và phía bắc Philippines.

Ông Hayman nói: "Đây là những nơi cần thực hiện giám sát dịch bệnh để theo dõi các bệnh nhiễm trùng mới xuất hiện".

Ngăn chặn một đợt bùng phát virus corona khác

Sống giữa sự tàn phá của đại dịch Covid-19, thật khó để nhìn về tương lai, chưa nói đến việc chuẩn bị cho một đại dịch khác. Nhưng đây là điều quan trọng mà chúng ta buộc phải làm - các nhà khoa học nói. Họ ước tính có gần 1,7 triệu virus chưa được phát hiện ở động vật có vú và chim, và một nửa trong số chúng có thể lây nhiễm sang người.

Andrew Dobson, giáo sư sinh thái học và sinh học tiến hóa tại Đại học Princeton nói Covid-19 là một lời cảnh tỉnh. Ông cho hay: "Điều quan trọng nhất là tìm ra những gì chúng ta phải làm để giảm tỷ lệ xảy ra các sự kiện lây lan. Và chúng tôi đã có một ý tưởng về điểm bắt đầu: cắt giảm nạn phá rừng và chia cắt các khu rừng".

Ông Dobson nói, những người sống ở các điểm nóng, ví dụ như ở miền nam Trung Quốc, nên chú ý tới các vấn đề này.

Theo nghiên cứu của IPBES, chi phí bảo tồn rừng và ngăn chặn việc buôn bán động vật hoang dã sẽ ít hơn nhiều so với những gì chúng ta phải trả cho các đại dịch. Giảm nạn phá rừng cũng đồng nghĩa với nhiều lợi ích khác: rừng khỏe mạnh giúp hấp thụ khí cacbonic, làm sạch không khí và nước, và nuôi dưỡng đa dạng sinh học.

Dobson nói: "Vấn đề khoa học lớn nhất của thế kỷ này là hiểu cách thức hoạt động của các hệ sinh thái tự nhiên. Chúng ta đã biết cách đưa một tên lửa vào vũ trụ trong nhiều thập kỷ. Nhưng hiểu làm thế nào để biết cách bệnh tật lây lan từ động vật hoang dã sang con người? Đó là một tập hợp các vấn đề toán học khó hơn nhiều."

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
1 ngày trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
1 ngày trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
1 ngày trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.