Đại diện Bộ Tài chính nói gì về việc miễn giảm phí dịch vụ chứng khoán hỗ trợ nhà đầu tư bởi dịch Covid-19?

19/03/2020 16:16
Việc thông tư 14/2020/TT-BTC ra đời chỉ sau có 02 ngày làm việc là một nỗ lực lớn từ phía các cơ quan quản lý với mong muốn phát đi tín hiệu tích cực hỗ trợ thị trường chứng khoán trong giai đoạn hiện nay.

Ngày 18/3/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 14/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư số 127/2018/TT-BTC ngày 27/12/2018 của quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam. 

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục Trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính đã trao đổi với phóng viên báo chí về chính sách giảm giá và miễn hoàn toàn không thu đối với một số dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán để hỗ trợ thị trường chứng khoán trong tình hình khó khăn do dịch Covid-19.

Thưa ông, được biết Bộ Tài chính vừa mới ban hành Thông tư số 14/2020/TT-BTC ngày 18/3/2020 sửa đổi Thông tư số 127/2018/TT-BTC ngày 27/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, trong đó có quy định việc giảm giá một số loại giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán và được áp dụng kể từ ngày 19/3/2020 đến ngày 31/8/2020. Vậy xin ông cho biết lý do của việc điều chỉnh các loại giá dịch vụ này là gì?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Như chúng ta đã thấy, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến các mặt đời sống kinh tế, xã hội nước ta. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Trên thị trường tài chính, dịch Covid-19 cũng đã tác động làm cho thị trường chứng khoán toàn cầu và trong nước giảm điểm mạnh, các nước đang nỗ lực đưa ra các biện pháp kích thích nền kinh tế nhưng vẫn chưa đủ để trấn an giới đầu tư.

Trước diễn biến tiêu cực của thị trường chứng khoán, thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Cục Quản lý giá, UBCKNN và các đơn vị thuộc Bộ đề xuất các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, trong đó việc thực hiện điều chỉnh giảm giá một số dịch vụ chứng khoán là hành động hỗ trợ thị trường chứng khoán trong nước và cần thiết tại thời điểm này.

Ngay trong ngày 17/3/2020, Bộ Tài chính đã tổ chức cuộc họp giữa các đơn vị có liên quan để thống nhất phương án giảm giá và xây dựng dự thảo Thông tư, ngày 18/3/2020 Cục Quản lý giá đã trình lãnh đạo Bộ ký ban hành thông tư sửa đổi Thông tư số 127/2018/TT-BTC. Việc thông tư ra đời chỉ sau có 02 ngày làm việc là một nỗ lực lớn từ phía các cơ quan quản lý với mong muốn phát đi tín hiệu tích cực hỗ trợ thị trường chứng khoán trong giai đoạn hiện nay.

Ông có thể cho biết một số điều chỉnh chính đối với các loại giá dịch vụ trong thông tư sửa đổi nêu trên?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Sau khi rà soát các mức giá dịch vụ SGDCK và TTLKCK hiện đang thu trên TTCK cơ sở và TTCK phái sinh, chúng tôi đã đánh giá và thực hiện điều chỉnh các loại giá dịch vụ theo hướng không thu hoặc giảm giá đối với những dịch vụ có phạm vi tác động rộng trên toàn thị trường, các loại giá dịch vụ tác động trực tiếp tới tổ chức phát hành, nhà đầu tư đồng thời cũng xét tới khía cạnh cân đối giữa lợi ích của đối tượng sử dụng dịch vụ và đối tượng cung cấp dịch vụ là 2 Sở GDCK, VSD (tỷ lệ giảm từ 10% đến 100% tùy từng dịch vụ), một số nội dung điều chỉnh như sau:

+ Nhóm dịch vụ giảm 10% tập trung vào các dịch vụ liên quan đến giao dịch và lưu ký chứng khoán của nhà đầu tư (dịch vụ giao dịch trên thị trường cơ sở, thị trường phái sinh; dịch vụ lưu ký chứng khoán). Đây là các dịch vụ tác động đến toàn bộ thị trường, mặc dù theo đánh giá thì mức giá của các dịch vụ này hiện đang phù hợp, thậm chí là thấp cho với các mức thu tại các thị trường trong khu vực, đồng thời cũng là mức giá đã được điều chỉnh giảm khi ban hành Thông tư 127, tuy nhiên, xét tới khía cạnh hỗ trợ nhà đầu tư trên diện rộng thì việc giảm nhóm dịch vụ này tôi tin sẽ có tác động tích cực tới hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư, từ đó hỗ trợ thị trường chứng khoán trong giai đoạn hiện nay.

+ Nhóm dịch vụ giảm từ 15%-20% tập trung vào nhóm dịch vụ cung cấp trên thị trường chứng khoán phái sinh (dịch vụ quản lý vị thế, quản lý tài sản ký quỹ); mặc dù các mức giá này cũng mới đưa vào áp dụng từ 15/2/2019 sau thời gian đầu triển khai TTCKPS chưa thu giá dịch vụ nhưng theo đánh giá của chúng tôi, một số giá dịch vụ cũng cần xem xét để điều chỉnh giảm cho phù hợp; việc hỗ trợ giá dịch vụ cho TTCKPS cũng khuyến khích nhà đầu tư nắm giữ các sản phẩm trên thị trường này với mục đích hỗ trợ phòng ngừa rủi ro khi thị trường cơ sở có biến động giảm.

+ Nhóm dịch vụ giảm từ 30%-50%  tập trung vào các dịch vụ cung cấp cho các tổ chức phát hành (dịch vụ quản lý niêm yết chứng quyền có bảo đảm; dịch vụ thực hiện quyền; dịch vụ chuyển khoản chứng khoán; dịch vụ đấu giá, chào bán cạnh tranh) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp này trong việc sử dụng dịch vụ, đảm bảo quyền lợi cho cổ đông và nhà đầu tư.

- Ngoài ra, một số loại giá dịch vụ quy định theo hướng không thu - miễn hoàn toàn (bao gồm: dịch vụ đăng ký niêm yết; đăng ký chứng khoán; dịch vụ kết nối trực tuyến lần đầu; dịch vụ vay, cho vay chứng khoán qua hệ thống TTLKCK; đăng ký thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh; đăng ký thành viên bù trừ) để hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh chứng khoán trong giai đoạn tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và cung ứng dịch vụ chứng khoán cho khách hàng của các tổ chức này chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Có thể thấy, phạm vi các dịch vụ được giảm giá lần này là khá rộng, mức giảm giá đã được chúng tôi thảo luận, cân đối nhằm hỗ trợ tối đa cho thị trường.

Ông đánh giá như thế nào tác động của lần điều chỉnh giá dịch vụ này?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Việc điều chỉnh giá dịch vụ chứng khoán là một trong các giải pháp tháo gỡ khó khăn đã được cơ quan quản lý đưa ra và thị trường cũng đang rất trông chờ động thái này, do đó khi thông tư được ban hành và có hiệu lực ngay sẽ là điểm sáng cho thị trường trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Việc điều chỉnh giá dịch vụ sẽ áp dụng tại các SGDCK và TTLKCK nên trước mắt sẽ làm giảm trực tiếp nguồn thu từ các đơn vị này. Tuy nhiên, các đơn vị này rất ủng hộ chủ trương trên và sẵn sàng giảm nguồn thu để hỗ trợ thị trường. Dự kiến việc hỗ trợ giảm giá lần này sẽ áp dụng ít nhất trong vòng hơn 5 tháng (từ ngày 19/3/2020 đến ngày 31/8/2020). Căn cứ vào diễn biến tình hình dịch Covid-19, Bộ Tài chính sẽ xem xét, quyết định kéo dài thời gian áp dụng Thông tư trong trường hợp cần thiết.

Để tạo hiệu ứng lan tỏa cho thị trường, thông tư sửa đổi cũng quy định các tổ chức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán (công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại) trên cơ sở mức giảm giá dịch vụ tại SGDCK và VSD, thực hiện ngay việc giảm giá dịch vụ tương ứng tại đơn vị mình để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, phù hợp với thực tế cung ứng dịch vụ, quy định của pháp luật về giá và pháp luật có liên quan.

Xin cảm ơn ông!

Tin mới

Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
52 phút trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
Xe ga cao cấp của Honda bất ngờ giảm đậm 10 triệu đồng
4 giờ trước
Đây là giá bán thấp nhất của Honda Stylo kể từ khi gia nhập thị trường Việt.
Giá xăng dầu hôm nay 10/11: Dầu thô rơi thẳng đứng, giá xăng dầu trong nước giảm mạnh
4 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 10/11, thị trường giao dịch dầu thô tạm ngừng trong hai ngày cuối tuần sau khi chứng kiến giá các loại dầu thô lao dốc đóng cửa cuối ngày 8/11.
Mazda CX-5 thế hệ mới chính thức được xác nhận: Hãng khẳng định ‘bớt phức tạp’ hơn, sẽ dùng động cơ hybrid
4 giờ trước
Mazda đã chính thức xác nhận sự tồn tại của thế hệ CX-5 kế tiếp và tùy chọn động cơ SkyActiv-Z mới.
Sắp hết chương trình ưu đãi LPTB, sản lượng ô tô nội tăng kỷ lục
5 giờ trước
Tháng 10/2024, sản lượng ô tô sản xuất lắp ráp trong nước tăng kỷ lục kể từ đầu năm đến nay, cho thấy dự báo về sức mua sẽ tăng cao trong thời điểm tới, đặc biệt khi người dân “chạy đua” cùng chương trình ưu đãi lệ phí trước bạ.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.