Đại diện nhiều ngành hàng xuất khẩu bắt đầu lo lắng

20/08/2022 09:39
Vẫn tăng trưởng nhưng không như kỳ vọng, xuất khẩu những tháng cuối năm tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn.

Vẫn tăng trưởng nhưng không như kỳ vọng, xuất khẩu những tháng cuối năm tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn.

Như đánh giá của Khối nghiên cứu Ngân hàng HSBC Việt Nam công bố qua qua, xuất khẩu của Việt Nam dù tăng trưởng nhưng không như kỳ vọng của họ và của thị trường.

7 tháng đầu năm 2022 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 216,35 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng nếu tính riêng tháng 7, mức tăng trưởng chỉ 8,9% so với cùng kỳ.

Những tháng còn lại cuối năm, đại diện nhiều ngành hàng xuất khẩu đã bắt đầu lo lắng, bởi đơn hàng giảm sút, thiếu nguyên vật liệu và chi phí sản xuất tăng. Và nếu không sớm có các giải pháp đồng bộ, sự hỗ trợ từ Nhà nước, thì mục tiêu xuất khẩu 363 tỷ USD năm nay sẽ khó đạt.

Lạm phát cao, đơn hàng giảm

Sau thời gian khởi sắc, nhiều lĩnh vực như sản xuất đồ gỗ, may mặc... đang đối mặt với nhiều khó khăn khi đơn hàng giảm; xuất khẩu gặp khó vào các thị trường chủ đạo như Mỹ, châu Âu...

Theo ông Huỳnh Quang Thanh - Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (GOVIET), giá trị xuất khẩu trong tháng 7 ước đạt 1,41 tỷ USD, giảm 5,5% so với tháng 6/2022 và giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tháng thứ 2 xuất khẩu gỗ và lâm sản giảm tốc.

Nguyên do, lạm phát gia tăng mạnh tại các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính của Việt Nam là Mỹ và các nước EU, khiến người tiêu dùng ở các thị trường này có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là đối với các mặt hàng không thiết yếu, dẫn tới nhu cầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm.

“Với những khó khăn hiện hữu, mục tiêu xuất khẩu 16,5 tỷ USD trong năm 2022 khó có thể hoàn thành”, ông Thanh cho biết.

Trong lĩnh vực dệt may, ông Trương Văn Cẩm - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, khoảng 1 - 2 tháng qua sức mua đã giảm lại, số lượng doanh nghiệp bị thiếu hụt đơn hàng đang có xu hướng gia tăng.

“Chính trị căng thẳng, giá dầu thiếu ổn định, dịch bệnh... dẫn đến lạm phát đang gia tăng tại nhiều quốc gia, người dân thắt chặt chi tiêu, hàng tồn kho tăng. Là mặt hàng không thiết yếu, nhu cầu với thời trang vì thế giảm”, ông Cẩm lý giải.

Thiếu nguyên vật liệu

Cùng với đơn hàng giảm sút, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - túi xách Việt Nam (LEFASO) cho biết, một trong những khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp da giày phải đối diện là nguồn cung nguyên, phụ liệu Trung Quốc cũng như một số nước xung quanh bị hạn chế.

“Các đối tác phía Trung Quốc cho biết bên đó đang thiếu container rỗng để chuyển hàng về, cộng với nguồn cung khan hiếm do nhà máy tạm dừng hoạt động vì COVID-19. Không có nguyên phụ liệu để sản xuất nên tiến độ giao hàng của các doanh nghiệp đang bị chậm lại”, bà Xuân quan ngại.

Tình trạng thiếu vật liệu sản xuất cũng diễn ra trong ngành điện tử, bởi tác động của đại dịch, chiến sự Nga - Ukraine hay chính sách Zero Covid của Trung Quốc đã khiến giá nguyên nhiên liệu gia tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng đến ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử.

“Do thiếu chất bán dẫn, sản lượng của nhiều doanh nghiệp điện tử Việt Nam đã phải giảm 20% tính riêng tháng 6”, bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam thông tin.

Chi phí sản xuất tăng cao

Đặc biệt, khó khăn do chi phí vận chuyển, phí xăng dầu tác động trực tiếp đến giá hàng hoá, khiến hàng Việt đang yếu khi xuất khẩu.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), giá xăng dầu tác động đến đánh bắt xa bờ, nhiều tàu nằm bờ vì chi phí lớn hơn doanh thu, lợi nhuận những chuyến ra khơi.

“Giá xăng dầu tăng gây áp lực quá lớn. Mỗi chuyến ra khơi, một con tàu trung bình từ 12 đến 15m, cần chi phí ít nhất từ 200 đến 300 triệu đồng. Với chi phí này phải khai thác được 10 - 15 tấn cá ngừ mới đủ chi phí và có chút lãi, còn không thì rất khó khăn. Đây là tình trạng chung, khiến tàu thuyền nằm bờ khi giá xăng tăng trên 30.000 đồng/lít”, ông Nam cho biết khó khăn trong đợt cao điểm giá xăng dầu vừa qua.

Trong khi đó, theo ông Cẩm, diễn biến phức tạp của xung đột Nga - Ukraine khiến giá nguyên, nhiên phụ liệu tăng cao liên tục, trong đó giá bông tăng 19,1%; giá dầu thô tăng 40%; giá xăng trong nước tăng 67%; chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với bình quân 5 năm trở lại đây… làm cho chi phí của doanh nghiệp các doanh nghiệp dệt may tăng khoảng 20 - 25%.

Giải pháp để hoàn thành mục tiêu?

Theo Bộ Công Thương, mục tiêu xuất khẩu trong năm 2022 tăng 6 - 8% lên khoảng 363 tỷ USD. Đồng thời, Bộ cũng đặt mục tiêu duy trì cán cân thương mại ở mức xuất siêu. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này là thách thức, khi nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu chịu ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái, nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng và giá cước vận tải chưa “hạ nhiệt” đang tạo thêm khó khăn cho hoạt động xuất khẩu.

Để đẩy mạnh xuất khẩu, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết, Bộ sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong các hiệp định FTA đã ký kết và thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới. Đồng thời, theo dõi sát những biến động của tình hình quốc tế, chủ động đánh giá các tác động của các sự kiện đó đến sản xuất, xuất nhập khẩu của Việt Nam để kịp thời có sự điều chỉnh, ứng phó thích hợp, tăng cường công tác thông tin, hỗ trợ cho các hiệp hội, doanh nghiệp.

“Bộ Công Thương cũng yêu cầu các đơn vị chức năng rà soát, đánh giá nhu cầu trong nước đối với các mặt hàng chiến lược như phân bón, xăng dầu, than,... để có biện pháp điều hành phù hợp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vừa tận dụng được cơ hội về giá để xuất khẩu và đảm bảo nguồn cung đủ cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước đặc biệt trong trường hợp giá cả nguyên vật liệu tăng quá cao” ông Phú cho biến thêm.

Đặc biệt, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại. Từ đầu năm 2022, hàng chục cuộc kết nối giao thương với các thị trường quốc tế và khu vực được tổ chức, qua đó giúp các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều cơ hội xúc tiến đầu tư với các thị trường lớn và tiềm năng, để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh, nhanh chóng phục hồi sau dịch bệnh, cũng như đa dạng chuỗi cung ứng.

“Diễn biến khó lường của thị trường, bên cạnh sự hỗ trợ của các bộ ngành, các doanh nghiệp cũng phải xây dựng những giải pháp linh hoạt nhằm đối phó, thích ứng kịp thời với các tín hiệu của thị trường để từ đó chủ động, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng hóa, và đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và hoàn thành các mục tiêu đề ra”, ông Phú khuyến nghị.

Ở những diễn biến mới, sau khi liên tục leo tháng, giá xăng dầu đã hạ nhiệt đáng kể, song các chi phí liên quan vẫn chưa có điều chỉnh tương ứng. Trong khi đó, tín dụng vẫn có hiện tượng ngột ngạt khi nhiều ngân hàng cạn “room”; chương trình hỗ trợ lãi suất 2% của gói 40.000 tỷ đồng sau ba tháng mới chỉ hỗ trợ được… 1 tỷ đồng.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
5 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
6 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
7 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
7 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
7 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.834.845 VNĐ / thùng

74.52 USD / bbl

-0.49 %

- -0.36

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.743.098 VNĐ / thùng

70.79 USD / bbl

-0.52 %

- -0.37

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

1.564.647 VNĐ / m3

2.35 USD / mmbtu

-0.12 %

- 0.00

Than đá

COAL

3.434.978 VNĐ / tấn

139.50 USD / mt

0.36 %

+ 0.50

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 20/9: Đồng loạt tăng mạnh
8 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 20/9 trên thế giới và trong nước đồng loạt tăng trong bối cảnh nguồn cung dầu thô đang bị gián đoạn.
Giá xăng tăng trở lại, RON 95 vượt 19.700 đồng/lít
12 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (19/9), giá xăng trong nước tăng từ 50 - 130 đồng/lít.
Giá xăng "đứt mạch" giảm, giá dầu đang rẻ nhất trong năm chỉ hơn 17.000 đồng/ lít
1 ngày trước
Liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính vừa điều chỉnh giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu từ 15 giờ ngày 19/9, trong đó giá xăng tăng trở lại, giá dầu vẫn tiếp tục xu hướng giảm phiên thứ 5 liên tiếp.
Thị trường ngày 19/9: Giá dầu và vàng giảm dù Fed hạ mạnh lãi suất
1 ngày trước
Việc ngân hàng trung ương Mỹ hạ lãi suất 50 cơ bản đã đẩy USD và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng mạnh trong phiên 18/9, từ đó gây áp lực giảm giá đối với dầu và vàng. Tuy nhiên, giá đồng, cao su và đường tăng mạnh trong phiên này.