Đại diện Novaland: Công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu quỹ, phải làm sao để phòng vệ rủi ro bị thâu tóm?

14/11/2018 16:29
Đặc biệt quan tâm đến quy định công ty đại chúng không mua lại cổ phiếu của chính mình, NVL cho biết một số cá nhân, tổ chức có thể lợi dụng quy định bắt buộc chào mua công khai để hạn chế quyền mua lại cổ phiếu của công ty trong trường hợp họ đang chào mua công khai.

Cần quy định rõ việc đăng ký UBCKNN để trở thành công ty đại chúng

Theo Luật Chứng khoán sửa đổi, định nghĩa Công ty đại chúng (CTĐC) là công ty cổ phần (CTCP) trong hai loại hình:

(1) Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng thông qua đăng ký với UBCKNN theo quy định tại khoản 1 điều 13 Luật này;

(2) CTCP theo quy định tại điểm b khoản 1 điều này phải nộp báo cáo kết quả chào bán cổ phiếu ra công chúng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả hoàn thành đợt chào bán, UBCKNN có trách nhiệm xác nhận việc trở thành CTĐC theo quy định tại khoản 3 điều này.

Tham luận về nội dung này, CTCP Địa ốc Nova (Novaland, NVL) theo Luật Chứng khoán 2006 thì việc chào bán cổ phiếu ra công chúng phải đăng ký UBCKNN và công ty đã thực hiện chào bán thì đương nhiên trở thành CTĐC mà không cần làm thủ tục xác nhận tại UBCKNN. Như vậy, NVL đặt vấn đề CTĐC đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng trước thời điểm Luật Chứng khoán sửa đổi có hiệu lực thì có phải thực hiện thủ tục theo quy định mới.

Theo đó, NLV đề xuất dự thảo phải quy định rõ ràng vấn đề nêu trên để CTĐC có căn cứ thực hiện.

Mặt khác, liên quan đến việc phải chào mua công khai và đăng ký với UBCKNN, điểm b khoản 1 điều 34 quy định "Tổ chức, cá nhân và người có liên quan theo quy định tại điểm a, b, c, d, e, g, h và k khoản 39 điều 4 Luật này nắm giữ từ 25% cổ phiếu trở lên có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ của CTĐC, quỹ đóng góp dự kiến mua tiếp dẫn đến trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu đạt/vượt mức 35%, 45%, 55%, 65%, 75% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một CTĐC hoặc chứng chỉ quỹ đóng đang lưu hành".

Theo NVL, nội dung này sẽ dẫn đến 2 cách hiểu trong trường hợp nhà đầu tư đang nắm giữ 36% cổ phiếu có quyền biểu quyết, dự kiến mua thêm dẫn đến sở hữu tỷ lệ 41%, gồm:

(1) Cách hiểu 1: Không cần phải chào mua công khai. Bởi, tỷ lệ cổ phiếu đang sở hữu và tỷ lệ sở hữu dự kiến sau khi chào mua đều nằm trong khoảng từ 35% đến dưới 45%, nếu tỷ lệ sở hữu dự kiến sau khi chào mua từ 45% trở lên mới phải chào mua công khai;

(2) Cách hiểu 2: Phải chào mua công khai. Cụ thể, tỷ lệ sở hữu dự kiến sau khi chào mua không dưới 35%, không phân biệt tỷ lệ cổ phiếu đang sở hữu và tỷ lệ sở hữu cổ phiếu dự kiến sau khi chào mua đều nằm trong khoảng từ 35% đến dưới 45%.

Công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của chính mình, làm sao để phòng vệ rủi ro bị thâu tóm?

Đặc biệt quan tâm đến quy định CTĐC không mua lại cổ phiếu của chính mình, NVL cho biết một số cá nhân, tổ chức có thể lợi dụng quy định bắt buộc chào mua công khai để hạn chế quyền mua lại cổ phiếu của công ty trong trường hợp họ đang chào mua công khai. Điều này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của cổ đông, cán bộ công nhân viên khi không được công ty mua lại cổ phiếu theo quy định của pháp luật và quy chế phát hành.

Đại diện Novaland: Công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu quỹ, phải làm sao để phòng vệ rủi ro bị thâu tóm? - Ảnh 1.

Đại diện NVL phát biểu tại hội thảo "Đóng góp ý kiến Dự thảo Luật Chứng khoán Sửa đổi" diễn ra sáng ngày 14/11/2018 tại Tp.HCM.

Nghiêm trọng hơn, NVL nhấn mạnh, công ty không thể mua lại cổ phiếu như một giải pháp phòng vệ khi phát hiện cá nhân, tổ chức có hành vi thâu tóm cổ phiếu, gây ảnh hưởng đến hoạt động công ty.

Song song với đó, dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi cũng quy định CTĐC mua lại cổ phiếu của chính mình phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ tương ứng tổng giá trị mệnh giá các cổ phiếu được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phiếu). Tại đây, NVL tham luận quy định phải giảm vốn điều lệ khi mua lại cổ phiếu của công ty sẽ gây khó khăn cho hoạt động CTĐC, một số trường hợp điển hình như:

TH 1: Công ty thường xuyên mua lại cổ phiếu thưởng đã phát hành cho CBCNV khi nghỉ việc (hoặc trường hợp khác theo quy chế phát hành), sau đó bán lại, thưởng cho CBCNV khác.

TH 2: Công ty mua lại cổ phiếu khi nhận thấy cá nhân, tổ chức khác có hành vi thâu tóm cổ phiếu, gây ảnh hưởng đến hoạt động công ty. Sau khi không còn yếu tố gây ảnh hưởng thì công ty bán lại cổ phiếu này.

Theo NVL, các trường hợp trên diễn ra thường xuyên, do đó nếu yêu cầu phải thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ sau đó làm thủ tục tăng vốn điều lệ khi phát hành thêm cổ phiếu sẽ phát sinh thêm nhiều thủ tục hành chính cho công ty.

Một vấn đề đáng quan tâm khác, quy định tại Luật Chứng khoán sửa đổi cũng ghi nhận trường hợp công ty mua lại cổ phiếu của CBCNV theo quy chế phát hành thì công ty phải báo cáo ĐHĐCĐ thường niên, phải thông qua tổng số lượng cổ phiếu của CBCNV được công ty mua lại.

Phải giảm vốn điều lệ sau 10 ngày ĐHĐCĐ thông qua, công ty sẽ xử lý như thế nào nếu chưa mua đủ số lượng theo phê duyệt?

Song song, luật sửa đổi yêu cầu công ty phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ tương ứng tổng giá trị mệnh giá các cổ phiếu được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ĐHĐCĐ thường niên hằng năm thông qua.

Theo quan điểm NVL, quy định này bao gồm 3 giai đoạn:

(i) GĐ 1: Công ty thực hiện mua lại cổ phiếu theo quy chế phát hành;

(ii) GĐ 2: ĐHĐCĐ thường niên hằng năm thông qua tổng số cổ phiếu được công ty mua lại;

(iii) GĐ 3: Thực hiện giảm vốn điều lệ.

Tuy nhiên, cho rằng dự thảo luật chưa làm rõ ràng GĐ 1 và GĐ 2, GĐ nào sẽ được thực hiện trước. Hệ quả là, 2 vấn đề có thể xảy ra nếu không xác định rõ vấn đề, như:

1. Nếu GĐ 1 được thực hiện trước có nghĩa công ty mua lại cổ phiếu theo quy chế phát hành, sau đó đến kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên hằng năm mà không thông qua số lượng cổ phiếu đã mua, thì sẽ xử lý như thế nào?

2. Nếu GĐ 2 được thực hiện trước có nghĩa ĐHĐCĐ thường niên hằng năm đã thông qua số lượng cổ phiếu được mua lại, sau đó công ty tiến hành thực hiện mua theo số lượng phê duyệt. Sau đó, công ty phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ĐHĐCĐ thường niên thông qua, nếu công ty chưa mua lại đủ số lượng trên thì phải xử lý như thế nào?

Tin mới

Món ăn Hà Nội khiến khách Tây mê mẩn húp sạch đến tận đáy bát, nhưng người Việt lại chẳng làm thế bao giờ
9 giờ trước
Cách mà du khách nước ngoài này thưởng thức món ăn đặc trưng của Thủ đô khiến nhiều người cảm thấy vô cùng thú vị.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
9 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
VinFast công bố bán 12.000 xe tháng 3, 'vua doanh số' không phải VF 3
8 giờ trước
Theo VinFast, những sản phẩm như VF 5, VF 6 và 7 đều đang có doanh số tốt.
Sếp Apple mừng ra mặt khi được bán iPhone 16 tại quốc gia Đông Nam Á này
7 giờ trước
Mặc dù ra mắt từ tháng 9 năm ngoái, nhưng tới ngày hôm nay, iPhone 16 mới được chính thức bán ra tại quốc gia này.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
6 giờ trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.