Đại gia ngoại thâu tóm gia cầm Việt

01/09/2020 10:14
Là một ngành cung cấp thực phẩm quan trọng nhưng ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam đang dần rơi vào các đại gia nước ngoài

Những doanh nghiệp (DN) thuần Việt trong ngành chăn nuôi gia cầm đang rất vất vả khi mặt bằng giá thịt gà quá thấp, do phải cạnh tranh với gà nhập khẩu giá rẻ. Cái lợi trước mắt là người tiêu dùng Việt được mua thực phẩm giá rẻ nhưng nếu không có biện pháp bảo vệ sản xuất trong nước, tương lai khi các "đại gia" nước ngoài thâu tóm xong thị trường, tình thế sẽ thay đổi.

70% thị phần rơi vào đại gia ngoại

Từ đầu năm đến nay, giá bán các sản phẩm gia cầm thường xuyên ở mức thấp dưới giá thành, ngoài khó khăn do Covid-19, ngành hàng này còn chịu tác động bởi lượng thịt gà nhập khẩu giá rẻ tăng mạnh về số lượng.

Theo đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), câu chuyện gà nội bị ép bởi gà ngoại đã bắt đầu từ nhiều năm trước và lặp lại qua các năm. Theo ông Tô Thái Ninh, Trưởng Phòng Điều tra bán phá giá và trợ cấp (Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương), thông qua số liệu nhập khẩu gia tăng và thông tin thu thập được của Thương vụ Việt Nam tại các nước thì dấu hiệu thịt gà nhập khẩu bán phá giá rất rõ ràng, nhất là các mặt hàng đùi gà Mỹ, Brazil và gà dai Hàn Quốc. "Vấn đề mấu chốt khiến vụ việc đến nay chưa có tiến triển là do DN đại diện ngành hàng sản xuất trong nước không hợp tác cung cấp số liệu nên chúng tôi không thể tính toán được thiệt hại để làm cơ sở để áp thuế phòng vệ thương mại" - ông Ninh thông tin.

Bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, cho biết trong ngành gà thịt, các DN có thị phần lớn đều là DN 100% vốn đầu tư nước ngoài, gồm: C.P (Thái Lan), Japfa (Indonesia), Everest (Malaysia); ngoài ra còn có CJ (Hàn Quốc), Bel Gà (Bỉ). DN Việt có thị phần rất nhỏ.

Đại gia ngoại thâu tóm gia cầm Việt - Ảnh 1.

Người tiêu dùng mua thịt gà tại TP HCM

"Qua làm việc, lần gần đây nhất vào năm 2019 thì 3 DN lớn nhất gồm: C.P, Japfa, Everest chiếm hơn 70% thị phần cho biết vì công ty mẹ không đồng ý cung cấp thông tin nên công ty con tại Việt Nam đành chịu" - bà Giang tiết lộ.

Tuy nhiên, đại diện một DN Việt trong ngành cho rằng "đại gia" nước ngoài đang cố tình lờ chuyện gà nhập khẩu bán phá giá để những DN Việt còn lại chịu không nổi mà rời thị trường. "Họ có lãi từ các ngành khác để bù lỗ, nhất là cám, trong khi đó DN Việt yếu vốn, sức chịu đựng có hạn" - đại diện DN này nhìn nhận.

Cần có chế tài

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, hết sức bức xúc về việc các DN ngoại hết lần này đến lần khác thoái thác việc cung cấp số liệu cho cơ quan chức năng đã đẩy ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam vào tình thế khốn đốn.

"Các DN nước ngoài không mặn mà, họ để hàng nhập đổ vào ồ ạt, DN nào chết cứ chết để họ dễ dàng thao túng thị trường. Đáng buồn là nhiều DN Việt không am hiểu pháp luật nên cũng không chịu tham gia cung cấp số liệu thiệt hại. Hiệp hội đã mời họp, giải thích rõ đây là phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước, DN chỉ cần kê khai thiệt hại để cơ quan chức năng có cơ sở để tăng thuế hàng nhập khẩu chứ không phải đi kiện tụng này kia. Chúng tôi tính toán sơ bộ chỉ tốn khoảng 3 tỉ đồng để luật sư làm hồ sơ nhưng các DN rất thờ ơ. Nếu cứ để như thế này thì ngành chăn nuôi gà Việt Nam chỉ vài năm nữa là xóa sổ. DN Việt Nam chỉ còn đường gia công cho DN ngoại ngay trên sân nhà. Do đó, chính quyền các địa phương cần quan tâm đến vấn đề này và đưa ra chế tài để các DN hợp tác" - ông Ngọc đề nghị.

Ông Nguyễn Văn Ngọc thông tin thêm từ đầu năm đến nay, giá gà xuất chuồng quá thấp, người nuôi lỗ khoảng 10.000 đồng/con, tức là thiệt hại rất nặng.

Theo ông Nguyễn Thanh Phi Long, Giám đốc kỹ thuật Công ty TNHH Chăn nuôi Long Bình, giá thành gà công nghiệp Việt Nam khoảng 25.000 - 26.000 đồng/kg, tương đương hơn 1,1 USD/kg thì không cao hơn so với thế giới. Tuy nhiên, nước ngoài họ bán được phần ức coi là đủ lợi nhuận, những phần còn lại xuất khẩu giá rẻ. Còn ở Việt Nam thì ngược lại, phần ức gà ít chuộng nên giá rất rẻ, nếu đem xuất khẩu chắc chắn sẽ bị nước ngoài đánh thuế bán phá giá.

"Ngành chăn nuôi Việt Nam những năm qua thường xuyên biến động, giá cả thất thường do không dự báo được cung cầu. Canada là nước có nền chăn nuôi phát triển, họ đã áp dụng hạn ngạch để kiểm soát được nguồn cung, tránh tình trạng sản xuất, nhập khẩu thừa dẫn đến giá xuống thấp, đẩy các DN vào tình trạng thua lỗ" - ông Long gợi ý.

Lo con heo sẽ theo vết xe đổ của gà

Một thành viên Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết hiện mục tiêu của Việt Nam là hạ giá thịt heo nên khuyến khích mọi nguồn cung từ nhập khẩu đến tái đàn. "Tuy nhiên, vấn đề là nông dân Việt Nam tiềm lực yếu, vắc-xin tả heo châu Phi chưa có nên người nuôi rất khó tái đàn trong khi các đại gia tái đàn rất nhanh. Tương lai ngành heo rất dễ rơi vào cảnh như con gà. Gà nhập khẩu đổ vào Việt Nam sau khi có cúm gia cầm, khi cúm gia cầm được kiểm soát, người dân tái đàn thành công thì các mối dùng gà nhập khẩu đã quen do giá rẻ" - thành viên này lo lắng.

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về tình hình tái đàn của 16 DN có thị phần lớn thì các DN FDI chiếm số lượng áp đảo. Tổng đàn của 16 DN lớn là gần 4,9 triệu con, riêng C.P chiếm hơn 2,6 triệu con; CJ 756.000 con, Japfa hơn 276.000 con, Everest gần 212.000 con; công ty Mavin (liên doanh với Úc) là hơn 341.000 con.

Tin mới

VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
2 giờ trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.
Vụ Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị bắt: Phạt tiền, buộc thu hồi 4.080 sản phẩm kẹo Kera
3 giờ trước
Công ty CP ASIA LIFE bị phạt 224 triệu đồng và buộc phải thu hồi, tiêu hủy 4.080 sản phẩm kẹo Kera. Trong đó, 2.080 sản phẩm đã bán cho Công ty CP tập đoàn Chị em rọt, 2.000 sản phẩm còn tồn kho.
Vé bay dịp 30-4 đắt ngang Tết, Cục Hàng không tăng cường giám sát
5 giờ trước
Giá vé hạng phổ thông chặng Hà Nội - TP HCM ngày 29-4 hiện được các hãng hàng không niêm yết ở mức dao động từ 3,4 đến 3,74 triệu đồng
'CX-5 điện' Mazda EZ-60 ra mắt cuối tháng này: Chạy khoảng 500km/sạc, có thể bán tại Việt Nam
6 giờ trước
SUV Mazda EZ-60 vừa được hé lộ sớm trên nền tảng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc trước khi ra mắt toàn cầu trong năm 2025.
Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
7 giờ trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.130.484 VNĐ / tấn

165.10 JPY / kg

0.30 %

- 0.50

Đường

SUGAR

10.386.138 VNĐ / tấn

18.12 UScents / lb

1.17 %

+ 0.21

Cacao

COCOA

210.282.338 VNĐ / tấn

8,088.00 USD / mt

4.25 %

- 359.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

196.557.097 VNĐ / tấn

342.92 UScents / lb

0.07 %

- 0.23

Gạo

RICE

15.668 VNĐ / tấn

13.25 USD / CWT

2.25 %

- 0.31

Đậu nành

SOYBEANS

9.834.921 VNĐ / tấn

1,029.50 UScents / bu

0.05 %

+ 0.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.518.984 VNĐ / tấn

297.25 USD / ust

0.12 %

- 0.35

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam sở hữu loại "kim cương đen" cực kỳ cao cấp: Cả thế giới chỉ 20 nước được công nhận!
1 ngày trước
Dù chỉ chiếm 0,1% sản lượng toàn cầu nhưng "kim cương đen" của Việt Nam thuộc nhóm hàng cao cấp hàng đầu thế giới.
Thực hư vùng nguyên liệu kẹo Kera của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục ở Đắk Lắk
1 ngày trước
Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và cả hoa hậu Thuỳ Tiên đã từng “nổ tung trời” về nguồn nguyên liệu sản xuất ra kẹo Kera. Một trong những vùng trồng được nhắc đến là Đắk Lắk.
Sau gạo và sầu riêng, thêm một mặt hàng của Việt Nam trở thành đối thủ lớn của Thái Lan: Nước ta thu hơn 372 triệu USD từ đầu năm
1 ngày trước
Thái Lan và Việt Nam hiện là 2 quốc gia xuất khẩu lớn nhất mặt hàng này.
Giá ớt Việt Nam tăng gấp 10 lần vì Trung Quốc bất ngờ tiêu thụ mạnh
1 ngày trước
Trung Quốc hiện là một trong những khách hàng lớn của Việt Nam ở mặt hàng này.