Đại gia Việt chi tiền khủng mua máy bay

18/04/2019 07:25
Thị trường hàng không Việt Nam đang phát triển nóng và xuất hiện nhiều dấu hiệu quá tải về hạ tầng.

Các hãng hàng không Việt Nam (VN) ngày càng chịu chi tiền khủng để mua sắm máy bay , mở rộng quy mô đội bay . Động thái này nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng nhưng đồng thời cũng gây sức ép lên hạ tầng hàng không đang phát triển một cách không tương ứng.

Ồ ạt mua máy bay

Vietnam Airlines vừa nhận chiếc máy bay Airbus A350-900 thứ 14, hoàn tất hợp đồng được ký từ năm 2007. Việc đầu tư mạnh mẽ dòng máy bay hiện đại nhất thế giới của Vietnam Airlines nhằm nâng cấp hạng dịch vụ trên thế giới, đồng thời bổ sung cho đội bay phục vụ các đường bay nội địa và đặc biệt tuyến quốc tế.

Đến thời điểm này Vietnam Airlines đã sở hữu hơn 100 máy bay và dự kiến trong năm nay, hãng bay nội địa lớn nhất VN có thể nhận thêm 17 chiếc A321 neo cùng ba chiếc B787.

Vietnam Airlines không phải là hãng bay duy nhất trong cuộc đua mua máy bay. Vào cuối tháng 2 vừa qua, tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng Giám đốc VietJet và ông Kevin McAllister, Chủ tịch Tập đoàn Boeing, đã cùng ký kết hợp đồng mua 100 máy bay với tổng trị giá 12,7 tỉ USD. Những chiếc máy bay đầu tiên của đơn hàng này sẽ được giao vào quý IV-2019. Trước đó, VietJet cũng đã ký một hợp đồng mua 100 máy bay.

Hiện tại, VietJet đang vận hành 64 máy bay và số lượng đội bay sẽ tăng lên theo thỏa thuận hợp đồng. Theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo, các đơn hàng mua máy bay nằm trong chiến lược mở rộng mạng lưới bay quốc tế và nội địa. Mặt khác, VietJet chủ trương đầu tư đội máy bay mới, hiện đại, đồng bộ và coi đây là yếu tố then chốt trong chiến lược phát triển lâu dài của hãng.

Bamboo Airways, hãng bay mới nhất của VN, mới đây cũng đã ký một hợp đồng mua 10 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner. Trước đó không lâu, hãng bay này đã ký mua 20 chiếc máy bay cùng loại. Những máy bay đầu tiên sẽ được phía Boeing bàn giao cho đối tác VN từ quý III-2020.

Ông Trịnh Văn Quyết, Tổng Giám đốc Bamboo Airways, cho biết việc gia tăng đội bay đến từ việc nghiên cứu thị trường rất kỹ khi nhìn thấy số lượng máy bay chưa đủ đáp ứng thị trường hàng không VN. Đồng thời, ông đặt tham vọng sẽ đưa Bamboo Airways trở thành hãng hàng không năm sao của thế giới với tầm nhìn phải vượt ra khỏi khu vực.

Đại gia Việt chi tiền khủng mua máy bay - Ảnh 1.

Bamboo Airways, hãng bay mới nhất của VN, mới đây đã ký một hợp đồng mua 10 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner. Ảnh: HOÀNG GIANG

Nguồn tiền từ đâu

Câu hỏi được không ít người đặt ra là các hãng bay ồ ạt mua máy bay nhưng nguồn tài chính để thu xếp cho các hợp đồng lên đến cả chục tỉ USD từ đâu. Tổng Giám đốc Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết cho biết nguồn tài chính mua máy bay đến từ nguồn vốn tự có, ngoài ra các tổ chức và định chế tài chính cũng sẵn sàng tài trợ tới 80%. Trong khi đó, ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc điều hành VietJet, cho biết thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư để đảm bảo tài chính.

Tuy nhiên, trên thực tế, chính nghiệp vụ “Sale and leaseback” mới là yếu tố khiến các hãng hàng không mạnh dạn ồ ạt đầu tư máy bay. Đây là phương thức mua đi và bán lại, sau đó thuê lại chính các máy bay mới bán này.

Ông Khánh giải thích, phương thức bán và thuê lại một mặt giúp hãng có nguồn thu lợi nhuận lớn, mặt khác giúp giảm 15%-20% chi phí thuê máy bay hoạt động so với thị trường nhờ mức độ tín nhiệm cao của hãng hàng không và số lượng máy bay thuê lớn. “Chúng tôi không phải trả bất cứ khoản nợ hay chi phí nào, ngoài tiền thuê máy bay thông thường” - ông Khánh nói.

Những lời ông Khánh nói đã được chứng minh trong báo cáo quý III-2018, khi VietJet kiếm được khoản doanh thu lớn từ nghiệp vụ “Sale and leaseback” với hơn 3.700 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ không có doanh thu này.

Cách làm này của VietJet không quá xa lạ với Vietnam Airlines . Cách đây vài năm, thị trường xôn xao với việc hãng bay quốc gia bán đi các máy bay A350 vừa mới đưa vào khai thác. Khi đó, người phát ngôn Vietnam Airlines đã giải thích, hãng đang sử dụng nghiệp vụ xử lý tài chính khá phổ biến trên thế giới là bán và thuê lại.

Lo không có chỗ đậu máy bay

Theo ông Lưu Đức Khánh, sự quá tải hạ tầng chỉ ở vài sân bay lớn, còn lại nhiều sân bay vẫn hoạt động với công suất chưa cao. Hơn nữa, các hợp đồng mua máy bay của VietJet được giao trong thời gian dài chứ không phải một thời điểm nên không gây quá tải cục bộ.

Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến lo ngại với việc các hãng bay ồ ạt mở rộng đội bay cùng với việc phục vụ cho các hãng bay quốc tế sẽ gây sức ép lên hạ tầng hàng không cực kỳ lớn. Tại tọa đàm “Hàng không: Cơ hội, cạnh tranh cùng phát triển” diễn ra ngày 11-4 vừa qua, ông Đỗ Đức Tú, đại diện Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị (Bộ KH&ĐT), khẳng định tăng trưởng nóng của ngành hàng không đang mang về những ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực.

“Sân bay Tân Sơn Nhất chính là biểu hiện rõ ràng nhất của sự phát triển nóng ngành hàng không. Nó thể hiện không chỉ quá tải về nhà ga, sân đỗ mà còn ở đường cất, hạ cánh” - ông Tú nói.

Chính phủ cũng đã nhìn thấy sự quá tải của hạ tầng hàng không nên trong Quyết định 236 của Thủ tướng đã phê duyệt nhu cầu vốn cho các dự án hàng không thời gian tới lên tới 227.800 tỉ đồng, tương đương với 14,2 tỉ USD. Trong đó,  sân bay Long Thành được nhắc đến như là điểm thu hút trở thành cảng trung chuyển trong khu vực và giải tỏa áp lực cho sự quá tải hạ tầng sân bay.

Hàng không Việt Nam đang tăng trưởng nóng

Theo Cục Hàng không VN, năm 2018, vận chuyển của các hãng hàng không VN đạt trên 50 triệu hành khách, tăng 14% và gần 400.000 tấn hàng hóa, tăng 26% so với năm 2017. Số lượng máy bay của các hãng bay Việt đã tăng hơn gấp ba lần từ 60 chiếc năm 2008 lên 192 chiếc vào năm 2018.

Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính trong giai đoạn 2016-2021, hàng không VN có tăng trưởng kép ở mức 17,4%-20% trong khi trung bình ASEAN là 6,1%. Tuy nhiên, WB cũng lên tiếng khuyến nghị rằng trước sự tăng trưởng mạnh mẽ của hàng không VN do sự bùng nổ nhu cầu đi lại của người dân và sự gia nhập ngày càng nhiều của các hãng hàng không giá rẻ, VN cần phải nhanh chóng mở rộng sân bay và đường băng.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
9 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
9 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
4 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
5 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
5 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.