Đại gia Việt thâu tóm tập đoàn ngoạiicon

Năm 2020, Tập đoàn Masan đã mua lại nền tảng kinh doanh vonfram của nhà chế tạo hàng đầu thế giới có công nghệ chịu nhiệt H.C. Starck (Đức).

Năm 2020, Tập đoàn Masan đã mua lại nền tảng kinh doanh vonfram của nhà chế tạo hàng đầu thế giới có công nghệ chịu nhiệt H.C. Starck (Đức).

 

Đây là bước đi chiến lược đưa Masan Resources từ nhà khai khoáng xuất thô thành thành nhà chế tạo vật liệu công nghiệp công nghệ cao hàng đầu thế giới. Cái tên DN Việt đã đứng trong top đầu nhà chế tạo hàng đầu các sản phẩm vonfram  cho các ngành công nghiệp quan trọng như cơ khí chế tạo, khai khoáng, ô tô, năng lượng, hàng không và công nghiệp hóa chất.

Để chính thức bước vào và mở rộng lĩnh vực sản xuất, Vingroup cũng có những thương vụ M&A để mở đường. Để làm Vsmart, Vingroup thâu tóm 51% công ty smartphone BQ của Tây Ban Nha. Việc này giúp VSmart có thể khai thác năng lực của đội ngũ chuyên gia trình độ châu Âu trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng như ứng dụng các công nghệ tối tân vào sản xuất.

Để gia tăng năng lực VinFast, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã quyết định mua lại Trung tâm thử nghiệm xe Lang Lang nằm ở bang Victoria (Úc) với diện tích gần 900ha như là một bước đi để đây nhanh bước đi nâng tầm quốc tế cho thương hiệu. Trong năm 2020, VinFast đã thiết lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển ô tô đặt tại Melbourne (Úc).

Trong khi đó, một tập đoàn lớn trong nước đã thâu tóm 1 hãng pin nhiêu liệu đang nắm giữ những công nghệ mới nhất để tăng khả năng tích trữ của pin khi đưa vào vận hành. Việc này có thể giúp giải quyết bài toán tích trữ nhiên liệu điện cho các thế hệ ứng dụng động cơ điện mà hãng này đang muốn chọn làm mũi nhọn tấn công ra thị trường quốc tế.

Năm 2014, Tập đoàn FPT cũng mua lại công ty công nghệ RWE IT Slovakia thuộc Tập đoàn công nghệ hàng đầu châu Âu - RWE.  RWE IT Slovakia sở hữu các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực giải pháp quản trị nguồn lực doanh nghiệp (SAP) có thế mạnh cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin, đặc biệt là các giải pháp quản trị nguồn lực doanh nghiệp và giải pháp ngôi nhà thông minh “Smart Home” mà FPT đang hướng tới.

Đại gia Việt thâu tóm tập đoàn ngoại
Năm 2020, Tập đoàn Masan đã mua lại nền tảng kinh doanh vonfram của nhà chế tạo hàng đầu thế giới có công nghệ chịu nhiệt H.C. Starck (Đức).

Đi đầu trong xu hướng này phải kể đến Vinamilk, cách đây 10 năm bà Mai Kiều Liên đã chi 10 triệu USD thâu tóm nhà máy sữa Driftwood của Mỹ. Sau vài năm tái cấu trúc, nhà máy sữa có lịch sử tồn tại cả thế kỷ tại Mỹ đã giúp Vinamilk kiếm lợi hơn 100 triệu USD. Driftwood còn là bước đệm để Vinamilk đưa các sản phẩm sữa từ Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ với việc tìm kiếm nguyên liệu và phát triển thị phần.

Ngoài Mỹ, Vinamilk cũng đã mua cổ phần tại Nhà máy Miraka ở New Zealand. Đây là một khoản đầu tư không chỉ để thu về cổ tức mà còn giúp Vinamilk có được nguồn cung cấp bột sữa tốt và ổn định. Ngoài ra, Vinamilk cũng đã ghi nhận những khoản doanh thu lớn và nguồn nguyên liệu ồn định từ việc đầu tư xây dựng các nhà máy sữa, trang trại bò hữu cơ tại thị trường Campuchia và Lào.

Một cậu chuyện thú vị khác vẫn được nhiều người nhắc đến là chuyện ông Phạm Đình Nguyên - doanh nhân Việt Nam đã từng nổi danh thế giới khi mua lại một thị trấn nhỏ có tên Bufor ở Mỹ vào năm 2012 với cái giá gần 1 triệu USD. Sau khi trở thành thị trưởng của thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ, ông Nguyên xúc tiến thành lập Công ty cà phê PhinDeli, đồng thời đổi tên cả thị trấn thành PhinDeli với tham vọng quảng bá, kinh doanh loại cà phê pha phin đặc trưng của Việt Nam đến tận tay người tiêu dùng Mỹ.

Đi tắt đón đầu, mở rộng chiếc bánh kinh tế

H.C. Starck với 105 bằng sáng chế là nhà chế tạo hàng đầu các sản phẩm vonfram công nghệ cao  với các tổ hợp sản xuất tại châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc. Với nguồn cung oxit vonfram (APT) sơ cấp ổn định với giá thành thấp, sự kết hợp với năng lực tinh chế của .C. Starck GmbH sẽ giúp Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang có năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Đại gia Việt thâu tóm tập đoàn ngoại
Đại gia Việt thâu tóm tập đoàn ngoại

Vì thế, với cú thâu tóm này của DN Việt.Còn từ phía mình Masan đangtham vọng mở rộng quy mô thị trường đầu ra lên 3,5 lần, từ 1,3 tỷ USD lên 4,6 tỷ USD.

Với Vinamilk, nhiều năm sau, từ cú M&A đầu tiên trên thị trường quốc tế, DN này vẫn không từ bỏ cơ hội khi coi M&A là bước đi nhanh để tăng quy mô, hiệu quả và đưa thương hiệu lên tầm cỡ quốc tế. Sữa Việt giờ đã có mặt ở những thị trường khó tính như Mỹ hay đông dân nhất thế giới là Trung Quốc.

Với FPT, ngay sau thương vụ mua bán - sáp nhập, RWE đã trở thành khách hàng lớn nhất của FPT Software tại thị trường châu Âu với hợp đồng trị giá nhiều chục triệu USD trong vòng 5 năm. Đây như là bàn đạp mở đầu cho chiến lược toàn cầu hoá của tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam.

Từ trước đến nay, câu chuyện thâu tóm DN dường như chỉ 1 chiều khi các tập đoàn ngoại mua đứt các DN Việt. Nhưng tình thế đã thay đổi khi các DN Việt đang đi ngược, tìm kiếm những cơ hội M&A để đi nhanh và lớn nhanh.

Quá trình DN Việt thâu tóm đối tác ngoại nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh và quy mô của DN và uy tín thương hiệu Việt với 2 hướng chính: thâu tóm đối tác nắm giữ công nghệ hiện đại hoặc đối tác giúp mở rộng thị trường nhanh chóng. Đặc biệt, bước ra nước ngoài qua con đường M&A sẽ giúp DN có thêm không gian phát triển khi thị trường nội địa đã cận quy mô và cạnh tranh ngày càng gay gắy gắt.

Trong khoảng 10 năm gần đây, các thương vụ mua bán giúp DN Việt có những bước tiến rất nhanh, quy mô DN tăng mạnh và DN làm chủ những công nghệ tiên tiến.Việc thâu tóm DN nước ngoài giúp DN Việt nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu một cách rõ rệt. Thương hiệu được nhận biết tốt hơn. Đồng thời, M&A giúp DN Việt khép kín chuỗi giá trị sản phẩm để cạnh tranh quốc tế.

Đại gia Việt thâu tóm tập đoàn ngoại
Các tập đoàn tư nhân trong nước lớn mạnh nhanh chóng.

Những thương vụ M&A DN ngoại giúp DN Việt mở rộng tầm nhìn, nâng tầm DN. Đây cũng là hướng mà nhiều DN của nhiều nước đã thành công như tại Trung Quốc. Làn sóng thâu tóm trong hơn thập kỷ qua giúp Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ về công nghệ và giúp Bắc Kinh có cơ hội giành vị thế dẫn đầu thế giới trong lĩnh công nghệ cao, với chiến lược "Made in China 2025".

Hiện nay, Việt Nam đã ký kết một loạt các hiệp định thương mại, trong đó có Hiệp định mới như: Việt Nam – EU, Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) hay CTTPP. Theo đó, độ mở của nền kinh tế Việt rất cao với sức ép lớn các DN ngoại thâm nhập thị trường Việt nhưng đồng thời sẽ mở ra cơ hội để hiếm có để các DN Việt mở rộng và phát triển bùng nổ không chỉ trong nước mà quốc tế. Và 1 lần nữa, việc thâu tóm DN nước ngoài sở hữu công nghệ tốt, đồng thời “đánh” vào những thị trường khó tính nhất.

Việc đại gia Việt đi ngược thâu tóm tập đoàn ngoại được xem là một xu hướng tích cực. Nó cho thấy sự lớn mạnh và tham vọng lớn của DN Việt. Tuy nhiên, việc thâu tóm cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể chọn được đối tượng tốt nhất, phù hợp nhất với mục đích phát triển của DN. Sự thất bại của Yeah1 sau thương vụ thâu tóm ScaleLab LLC của Mỹ hay các dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Thủ Đức House… là những bài học cảnh báo.

M. Hà

Tin mới

Việt Nam lần đầu sản xuất được loại thiết bị trị giá gần 2 triệu USD, ý nghĩa rất lớn
2 giờ trước
Đây là sản phẩm có vai trò rất quan trọng tại các cảng biển.
Mazda CX-5 lần đầu bán vượt Xpander, Ranger trong năm nay, dễ thành xe xăng/dầu bán chạy nhất tháng tại Việt Nam sau cơn sốt giảm giá kịch sàn
3 giờ trước
Mazda CX-5 đứng trước cơ hội ẵm cả danh hiệu xe động cơ đốt trong bán chạy nhất thị trường và vua doanh số phân khúc SUV hạng C.
'Ai cũng vội vã': Nhà máy Trung Quốc chạy hết công suất trở lại, đua xuất hàng sang Mỹ sau thoả thuận tạm thời
3 giờ trước
Các nhà sản xuất Trung Quốc đang tận dụng thời gian tạm dừng trong cuộc chiến thương mại để xuất khẩu càng nhiều lô hàng càng tốt - và chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo có thể xảy ra.
Chiếc xe tay ga không ABS của nhà Suzuki khiến thị trường Trung Quốc 'náo loạn': Người dùng nóng ruột, hãng vẫn im lặng!
3 giờ trước
Theo thông tin từ Moto Fine, trang web chuyên phân tích những thông tin về xe máy tại thị trường Trung Quốc, phiên bản ABS của Suzuki UY125 có thể sẽ ra mắt vào khoảng tháng 9 năm nay, trùng với lịch ra mắt bản nâng cấp năm ngoái.
Giá iPhone 17 sắp tăng, do “cơn bão” thuế quan?
4 giờ trước
Apple đang cân nhắc tăng giá cho dòng iPhone 17 dự kiến ra mắt vào mùa thu năm nay, theo tờ The Wall Street Journal.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.273.892.522 VNĐ / tấn

308.35 BRL / kg

1.74 %

- 5.45

Thịt gà

CHICKEN

36.479.556 VNĐ / tấn

8.83 BRL / kg

1.03 %

+ 0.09

Thịt heo

LEAN HOGS

5.697.085 VNĐ / tấn

99.50 USD / lbs

1.22 %

+ 1.20

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc bất ngờ tăng mạnh nhập khẩu ốc từ Việt Nam
4 giờ trước
Bên cạnh nhập nhiều mặt hàng truyền thống như tôm, cá tra, Trung Quốc vừa bất ngờ tăng mạnh nhập khẩu các loại nhuyễn thể có vỏ từ Việt Nam như ốc hương, nghêu và điệp.
Danh sách 18 loại thực phẩm chức năng vừa bị Bộ Y tế thu hồi giấy công bố
6 giờ trước
Bộ Y tế thu hồi hiệu lực công bố 18 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam.
Loại cá 'rẻ bèo' bán đầy chợ Việt bất ngờ được nước giàu nhất Nam Mỹ tăng nhập khẩu: Protein không kém cá hồi
9 giờ trước
Năm 2024, xuất khẩu loại cá này đã giúp Việt Nam thu về 2 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2023.
Hết lo thuốc giả, thực phẩm chức năng kém chất lượng - nhà thuốc An Khang chơi lớn triển khai tra cứu trực tiếp dữ liệu thuốc ngay trên website
1 ngày trước
Trước thực trạng thị trường dược phẩm ngày càng phức tạp với nhiều vụ thuốc giả, thực phẩm chức năng kém chất lượng bị phát hiện, An Khang đã có bước đi chiến lược nhằm gia tăng sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh dược phẩm.