Dẫn nước tưới bằng đường ống: Lợi ích lớn nhưng còn nhiều trở ngại

22/01/2018 22:49
Đó là thông tin tại hội thảo Ứng dụng công nghệ đường ống dẫn nước trong công trình thủy lợi, do Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) tổ chức ngày 19.1, tại Hà Nội.

Áp dụng hiệu quả giải pháp tưới tiên tiến

Ông Đinh Thanh Mừng - Vụ KHCN và hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy lợi) cho biết: Việc áp dụng giá dịch vụ, sản phẩm thủy lợi theo Luật Thủy lợi (có hiệu từ tháng 7.2018), cần xác định lượng nước sử dụng. Việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm sử dụng đường ống dễ dàng để kiểm soát, đo đếm lượng nước tưới của người dùng.

dan nuoc tuoi bang duong ong: loi ich lon nhung con nhieu tro ngai hinh anh 1

Mô hình ứng dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Công ty TNHH sản xuất và phân phối nông sản sạch OFP ở Vĩnh Phúc. Ảnh: Trần Quang

"Nhu cầu ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước ở Việt Nam từ nay đến năm 2020 là 500.000ha cây trồng cạn dự kiến sẽ được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước”.

Ông Đinh Thanh Mừng

Ông Trần Tố Nghị - quyền Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình (Bộ NNPTNT) cho biết, từ năm 2003 đến nay, Bộ NNPTNT đã giao hơn 46.000 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ, khoảng 10.000 tỷ đồng vốn ODA để đầu tư cho các công trình thủy lợi, trong đó riêng hệ thống kênh dẫn nước, kinh phí đầu tư thường chiếm khoảng 30-40% tổng giá trị dự án.

Theo ông Nghị, để đáp ứng được yêu cầu trường hợp phải đầu tư ở những vùng miền có điều kiện khó khăn (địa chất, địa hình) và phù hợp với một số vùng miền khan hiếm về tài nguyên nước, giảm thiểu tối đa lượng nước tổn thất do thấm và bốc hơi (như vùng Tây Nguyên Nam Trung Bộ), thời gian qua Bộ NNPTNT đã triển khai nhiều dự án đã áp dụng thành công công nghệ dẫn nước bằng đường ống.

Đơn cử như đường ống của trạm bơm Nước Tra huyện Cao Phong (Hòa Bình) dài 20km, đường ống kênh Thường Xuân (Thanh Hóa) dài 12,9km...

dan nuoc tuoi bang duong ong: loi ich lon nhung con nhieu tro ngai hinh anh 2

Dự án kênh Thường Xuân (Thanh Hóa) sử dụng ống cốt sợi thủy tinh của công ty CP ống sợi thủy tinh Nghi Sơn.

Vẫn còn nhiều trở ngại

Theo ông Nghị, việc phát triển hệ thống tưới bằng đường ống ở Việt Nam còn tiến rất chậm so với các nước tiên tiến trên thế giới. "Do nguồn thu, khai thác lợi ích từ các dự án rất thấp nên chủ đầu tư không mặn mà. Ngoài ra, cũng còn các nguyên nhân khác như về quy hoạch, các quy chuẩn, tiêu chuẩn của chúng ta đã cũ chưa sửa đổi kịp thời...".

Để tháo gỡ các khó khăn trên, ông Nghị cho hay: Trong thời gian tới các bộ, ngành phải vào cuộc quyết liệt để sửa đổi các quy chuẩn, tiêu chuẩn và định mức kỹ thuật, đơn giá cho phù hợp với thực tế... để phấn đấu đạt được mục tiêu đáp ứng được nhu cầu tưới tiết kiệm cho 500.000ha cây trồng vào năm 2020.

Ông Trần Quốc Bình - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Phú Thọ cho biết, trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay tỉnh Phú Thọ đã đầu tư xây dựng 54 công trình thủy lợi sử dụng công nghệ đường ống dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp với chiều dài 134,9km, gồm các loại ống nhựa HDPE, ống nhựa PVC - uPVC, ống composite (24km), ống thép...

Các đường ống trên phục vụ và mang lại hiệu quả cho hơn 4.381ha diện tích đất nông nghiệp như công trình đập dâng Đá Thờ và hệ thống đường ống tưới cho 3 xã của huyện Cẩm Khê trị giá trên 50 tỷ đồng; hồ chứa nước Thượng Long tại xã Thượng Long (Yên Lập) với kinh phí hơn 35 tỷ đồng...

Tại hội thảo, nhiều nhiều đại biểu tại các địa phương cho rằng, bên cạnh các ưu điểm áp dụng dẫn nước bằng đường ống như giúp tiết kiệm nước, dễ dàng lắp đặt, thì việc áp dụng hệ thống tưới bằng ống kín cũng có một số nhược điểm như chi phí đầu tư cho hệ thống đường ống còn cao, công tác vận hành còn đòi hỏi kỹ thuật cao...

Ông Vũ Nam Tiến - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Ninh Bình cho rằng: "Để thay đổi tư duy tưới tiêu truyền thống và đồng bộ thì chúng ta phải có gói hỗ trợ sản xuất, tức là  phải tập huấn cho người dân, phải tổ chức lại sản xuất và đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao thì mới thực sự đem lại hiệu quả".

Trao đổi với PV Báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt, ông Nguyễn Tiến Đức - Giám đốc Công ty Cổ phần ống sợi thủy tinh Nghi Sơn (Thanh Hóa) cho biết: Công nghệ đường ống đang được ứng dụng rất phổ biến trong các công trình thủy lợi cũng như các công trình phục vụ tưới tiêu, kênh mương. Đây là sản phẩm đặc biệt nổi trội, có những tính năng tiên tiến và được tính toán thiết kế để phát huy được các yếu tố kỹ thuật của nó.

Theo ông Đức, nguồn tài nguyên nước chỉ là hữu hạn, do đó việc ứng dụng công nghệ đường ống sẽ giảm thiểu rất nhiều sự lãng phí nguồn nước như bị bốc hơi, thấm vào lòng đất. Cùng với đó, khi ứng dụng hệ thống dẫn nước hở rất dễ bị ô nhiễm nguồn nước. Nhưng khi sử dụng đường ống thì nguồn nước luôn đảm bảo sạch từ đầu nguồn tới cuối nguồn.

“Hiện nay sản phẩm của công ty đã được ứng dụng rất nhiều trong các công trình thủy lợi, nước sạch các địa phương trên cả nước như: Thanh Hóa, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Bình Dương... ứng dụng rất nhiều trong các công trình thủy lợi, nước sạch" - ông Đức  nói.

Trên thế giới cũng có rất nhiều quốc gia đã và đang ứng dụng đường ống composite vào các công trình cấp, thoát nước và tưới tiêu ruộng đồng như: Dự án cấp nước tưới tiêu Ping Gu (Trung Quốc), Hệ thống đường ống dẫn nước tại Azebaijan dài 265 km, dẫn nước từ vùng Oguz đến thành phố Baku…

Được biết, tại Việt Nam hiện đang có một số công trình tiêu biểu ứng dụng ống cốt sợi thủy tinh như: Dự án xây dựng hệ thống thoát nước thải và xử lý chất thải các tỉnh, thành phố cấp tỉnh, chương trình Miền Trung - Vinh, Nghệ An; Dự án Hợp phần hệ thống kênh Bắc Sông Chu - Nam sông Mã thuộc Dự án Hồ chứa nước Cửa Đạt (Thanh Hoá); Dự án nhà máy nhiệt điện Mông D¬ương 1; Nhiệt điện Uông Bí…

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
2 giờ trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
3 giờ trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
3 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
4 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
4 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.618.596 VNĐ / tấn

171.90 JPY / kg

5.24 %

- 9.50

Đường

SUGAR

10.718.142 VNĐ / tấn

18.84 UScents / lb

1.41 %

- 0.27

Cacao

COCOA

219.652.409 VNĐ / tấn

8,512.00 USD / mt

8.38 %

- 779.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

209.373.559 VNĐ / tấn

368.03 UScents / lb

0.38 %

+ 1.40

Gạo

RICE

15.352 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.291.898 VNĐ / tấn

979.98 UScents / bu

0.30 %

+ 2.98

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.150.965 VNĐ / tấn

286.55 USD / ust

1.22 %

+ 3.45

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Áp thuế mạnh tay với nhiều quốc gia, Mỹ sắp đánh rơi một ‘mỏ vàng tỷ đô’ vào tay Brazil
5 giờ trước
Brazil sắp hưởng lợi lớn khi "cá mập" Trung Quốc chuyển hướng nhập khẩu nông sản từ quốc gia này.
Hàng trăm nghìn tấn ‘hạt vàng’ từ Mỹ vừa đổ bộ Việt Nam giá siêu rẻ: Thuế nhập khẩu 0%, nước ta tiêu thụ đứng thứ 3 thế giới
5 giờ trước
Mỹ là nhà cung cấp chiếm đến 86% trong tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam.
Sầu riêng xuất khẩu còn ít hơn chuối
7 giờ trước
Sầu riêng là trái cây vua nhưng xuất khẩu vẫn còn ngập trong khó khăn, giá giảm mạnh giữa lúc mùa sầu riêng đang bắt đầu
Tôi dùng OPPO Find N5 làm việc thay laptop và hoàn toàn bất ngờ
1 ngày trước
Đây đúng là cách rất hay mà OPPO tận dụng màn hình siêu lớn của Find N5, kết hợp nhiều tính năng phần mềm tiện dụng để làm việc on-the-go dễ dàng.