Dân Sài thành “chăm” đặt đồ ăn trực tuyến nhất cả nước

05/03/2020 17:28
(Dân Việt) TP.HCM là nơi có chi tiêu trung bình cho việc đặt đồ ăn trực tuyến cao nhất cả nước. Trong khi đó, Hà Nội chi nhiều cho việc ăn tại nhà hàng, mua mang đi hoặc mua qua điện thoại.

Đó là kết quả “Khảo sát thị trường về nhu cầu tiêu dùng ngành ẩm thực Việt Nam” vừa được GoViet công bố. Kết quả này dựa trên thói quen tiêu dùng của 4.000 người trong độ tuổi từ 15-45 tại TP.HCM và Hà Nội.

Theo đó, chi tiêu trung bình tại Hà Nội cho việc ăn tại nhà hàng, mua mang đi hay mua qua điện thoại cao hơn từ 5-10% so với tại TP.HCM. Trong khi đó, chi tiêu cho đặt món trực tuyến tại TP.HCM cao hơn khoảng 10% so với Hà Nội.

Bản khảo sát thị trường do GoViet công bố chia làm hai phần nội dung chính. Phần 1 phân tích xu hướng tiêu dùng ẩm thực của người dùng tại hai thành phố lớn là TP. HCM, Hà Nội và phần 2 thể hiện hành vi của người dùng trong lĩnh vực đặt món ăn trực tuyến.

Theo kết quả nghiên cứu, ngành tiêu dùng ẩm thực tại thị trường Việt Nam có 6 xu hướng chính:

Bữa trưa và buổi tối là hai bữa ăn được chú trọng nhất

Theo kết quả nghiên cứu, bữa trưa và bữa tối là hai bữa ăn được chú trọng. Khoảng 80% người dân ở hai thành phố lớn khi được hỏi cho biết họ có ăn trưa và ăn tối ngày hôm trước. Bữa sáng dường như là bữa ăn dễ bị bỏ qua hơn so với hai bữa trưa và tối khi chỉ có khoảng hơn 70% người dân được hỏi cho biết có duy trì bữa sáng. Ăn vặt cũng là một phần không nhỏ trong thói quen ăn uống của người Việt khi hơn 1/3 số người được hỏi tại hai thành phố cho biết họ ăn vặt với tần suất trung bình 2-3 lần mỗi ngày; và cứ 10 người thì có 1 người duy trì bữa ăn khuya.

Người Việt ít đi ăn một mình

dan sai thanh “cham” dat do an truc tuyen nhat ca nuoc hinh anh 1

Khác với Singapore, người Việt thường đi ăn với bạn bè và giá đình. Ảnh: Q.N

Phần lớn thời gian ăn uống được người Việt dành cho bạn bè và gia đình. Những người tham gia khảo sát tại Hà Nội cho biết 75% số bữa ăn của họ là ăn cùng với người khác, và con số này ở TP. HCM là 69%. Nghiên cứu của Gojek-Kantar cũng đưa ra con số so sánh với Singapore và Bangkok - Thái Lan. Với tương đồng về văn hoá và thói quen ăn uống, tỉ lệ này tại Bangkok là 65%, nhưng tại đất nước bận rộn Singapore, có đến 50% số bữa ăn người dân đi ăn một mình.

Người dùng Việt Nam ưu tiên chất lượng món ăn và sự đa dạng hơn là sự tiện lợi

Tại cả hai thành phố lớn, khoảng 1/3 người được khảo sát ở TP.HCM (35%) và Hà Nội (28%) cho biết họ không có thời gian dành cho bản thân; và hơn 75% người được khảo sát cho biết họ sẵn sàng chờ đợi để có được món ăn yêu thích, sẵn sàng dành nhiều thời gian hơn và chi nhiều tiền hơn để nhận được món ăn ngon, có chất lượng. Khoảng 70% người trả lời tại hai thành phố cũng cho biết họ dễ chán nếu ăn món ăn giống nhau mỗi ngày. Do đó việc đa dạng món ăn là ưu tiên hàng đầu của các nền tảng đặt món trực tuyến. Trên nền tảng GoFood, người dùng có thể đặt món ăn tại khoảng 80.000 nhà hàng với hơn 1 triệu lựa chọn món ăn.

Hơn 60% người dân có thói quen ăn ở hàng quán

Hơn một nửa số người tham gia khảo sát ở cả TP.HCM (63%) và Hà Nội (60%) cho biết họ có đi ăn ở hàng quán trong vòng một tuần qua. 43% số người được khảo sát ở TP.HCM và 34% ở Hà Nội cho biết có đặt món ăn trực tuyến cũng trong vòng một tuần qua. Tuy nhiên, với câu hỏi “Bạn có nấu ăn ở nhà trong vòng 24 giờ qua không?”, 75% người dân sinh sống ở Hà Nội được hỏi trả lời là “Có”, còn ở TP.HCM là 67%.

Thanh toán bằng tiền mặt chiếm ưu thế

Tại cả hai thành phố lớn Hồ Chi Minh và Hà Nội, tiền mặt vẫn là hình thức thanh toán chủ yếu của tất cả các loại hình ăn uống với hơn 80% người dùng sử dụng tiền mặt trong thanh toán tại nhà hàng và mua mang đi. Thanh toán bằng tiền mặt cũng chiếm phần lớn khi mua hàng qua điện thoại (66% TP. HCM, 70% Hà Nội) và đặt đồ ăn trực tuyến (48% HCM và 52% tại Hà Nội). Hình thức dùng thẻ, chuyển khoản hay ví điện tử vẫn chiếm tỉ lệ thấp hơn.

Chi tiêu trung bình cho đặt đồ ăn trực tuyến nhiều gấp đôi so với ăn tại chỗ

Theo kết quả khảo sát, điều này đúng cho cả hai TP.HCM và Hà Nội. Tại TP.HCM, chi tiêu trung bình cho việc đặt đồ ăn trực tuyến có giá trị cao nhất, thấp nhất là mua đồ ăn mang đi. Trong khi đó, tại Hà Nội, chi tiêu cho việc mua hàng qua điện thoại lại có giá trị trung bình cao nhất, thấp nhất là mua hàng mang đi. Chi tiêu trung bình tại Hà Nội cho việc ăn tại nhà hàng, mua mang đi hay mua qua điện thoại cao hơn từ 5-10% so với tại TP.HCM. Chi tiêu cho đặt món trực tuyến tại TP. HCM cao hơn khoảng 10% so với Hà Nội.

Ông Phùng Tuấn Đức - Giám đốc Vận hành GoViet - cho biết: “Kết quả nghiên cứu thị trường do Gojek-Kantar đưa ra là một trong những nguồn thông tin quan trọng giúp chúng tôi có được một cái nhìn sơ bộ về xu hướng, thói quen và hành vi trong ăn uống của người dùng cũng như nhu cầu thị trường đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam. Với nền tảng GoFood kết nối giữa hàng chục ngàn nhà hàng với hàng triệu người dùng, chúng tôi hy vọng sẽ mang lại cho người dùng thêm một lựa chọn thuận tiện, uy tín để nâng cao chất lượng cuộc sống.”

Được biết, bản khảo sát thị trường về nhu cầu tiêu dùng ngành ẩm thực Việt Nam do Gojek phối hợp thực hiện cùng Kantar được tiến hành trong quý IV/2019. Khảo sát chủ yếu được thực hiện qua bảng câu hỏi trực tuyến.

Đây là một trong những khảo sát chuyên sâu đầu tiên được thực hiện trong lĩnh vực ẩm thực tại thị trường Việt Nam, giúp cung cấp những thông tin sâu về xu hướng, thói quen dùng bữa của người dân, đặc biệt là giới trẻ sống tại hai thành phố lớn nhất cả nước.

Ngoài thị trường Việt Nam, Kantar cũng thực hiện khảo sát này cho thị trường Việt Nam, Singapore, và Bangkok - Thái Lan.

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
6 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
5 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
5 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
5 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
4 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
12 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.
Những khuyến cáo hành khách mua vé máy bay Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
12 giờ trước
Cục Hàng không Việt Nam khuyến cáo hành khách chủ động đặt mua vè máy bay Tết Nguyên đán 2025 từ sớm để có các mức giá vé máy bay ưu đãi và mua vé trên website, ứng dụng di động, phòng vé và đại lý chính thức của hãng hàng không.
Xe gầm cao tầm giá trên 1 tỷ: Ford Everest áp đảo, Hyundai Santa Fe vươn lên mạnh mẽ
13 giờ trước
Hyundai Santa Fe sau khi có bản nâng cấp có thể trở thành đối trong thực sự của Ford Everest ở phân khúc này.
Xe điện mini của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chuẩn bị xuất ngoại sang thị trường lớn nhất Đông Nam Á
14 giờ trước
Mẫu xe điện mini VinFast VF 3 sắp đổ bộ thêm một thị trường Đông Nam Á.