Ngay từ khi còn nhỏ, Nully đã mong muốn giảm khí thải carbon bằng cách bắt phương tiện công cộng đến trường, thay vì đi nhờ xe của bố mẹ. Nhiều năm sau, ý thức bảo vệ môi trường đó phần nào thúc đẩy quyết định mua xe điện của cô.
Nully, sống ở Jakarta, nơi tình trạng tắc đường khiến thành phố nghẹt thở, cho biết: “Tôi không muốn trở thành người góp phần tạo ra khí thải giao thông”. Nully cũng tính toán việc sở hữu một chiếc xe điện , theo thời gian, sẽ rẻ hơn một chiếc xe sử dụng động cơ đốt trong.
Tuy nhiên, Nukky chỉ nằm trong nhóm 1% số người lái xe điện ở Indonesia . Mặc dù vậy, chính phủ thị trường ô tô lớn nhất Đông Nam Á vẫn quyết tâm tăng cường sử dụng xe điện trong nước bằng hàng loạt biện pháp.
Chính phủ Indonesia đã sử dụng các ưu đãi về thuế để cố gắng thúc đẩy doanh số bán ô tô điện, gồm loại bỏ thuế bán hàng xa xỉ và giảm thuế giá trị gia tăng từ 11% xuống còn 1%. Chính phủ cũng đưa ra khoản trợ cấp 7 triệu rupih (700 USD) cho môi xe điện bán ra trong khi công ty điện lực nhà nước Perusahaan Asli Negara (PLN) cung cấp chiết khấu cho chủ xe điện sạc xe tại nhà qua đêm.
“Nếu sạc xe trong khoảng thời gian từ 10h tối đến 5h sáng, chúng tôi sẽ được giảm giá 30%”, Nully nói.
Người lái xe điện ở thủ đô Jakarta cũng được cấp biển số đặc biệt, đồng nghĩa họ được miễn các hạn chế sử dụng được bộ áp dụng cho xe sử dụng động cơ đốt trong.
Thành phố có chính sách chẵn lẻ, nghĩa là ô tô có biển số lẻ chỉ được phép đi trên một số con đường nhất định vào những ngày lẻ. Tương tự là xe mang biển số chẵn.
“Tôi thấy đây là một lợi thế đáng kể khi di chuyển hàng ngày”, Nully nói thêm.
Những ưu đãi để thúc đẩy việc sử dụng xe điện chỉ là một phần trong kế hoạch lớn của chính phủ nhằm đưa quốc gia này trở thành trung tâm sản xuất pin và xe điện toàn cầu.
Chính phủ Indonesia đang tận dụng nguồn dự trữ niken khổng lồ và chuyển chúng vào chuỗi sản xuất xe điện , gồm các trung tâm pin với nhà máy đầu tiên bắt đầu sản xuất trong năm nay. Niken là thành phần chính trong pin lithium-ion được sử dụng trên các mẫu xe điện .
Tháng 11/2023, Indonesia và Australia ký thỏa thuận nhằm “thúc đẩy hợp tác cùng có lợi” trong lĩnh vực sản xuất pin và chế biến khoáng sản quan trọng. Quốc gia Đông Nam Á này muốn giảm sự phục thuộc vào Trung Quốc.
Indonesia có kế hoạch đầy tham vọng là sản xuất khoảng 600.000 xe điện vào năm 2030, gấp hơn 100 lần lượng bán ra ở Indonesia trong năm đầu năm 2023. Để khuyến khích các nhà sản xuất ô tô, chính phủ đưa ra nhiều ưu đãi, bao gồm miễn giảm thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Wuling của Trung Quốc và Hyundai của Hàn Quốc hiện chiếm thị phần lớn nhất về doanh số bán xe điện . Cả 2 đều đã sản xuất xe điện tại Indonesia trong khi các nhà sản xuất khác cũng đổ hàng tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở nước này.
VinFast của Việt Nam cũng công bố có thể rót đến 1,2 tỷ USD vào thị trường Indonesia , trước mắt là một nhà máy trị giá khoảng 200 triệu USD. Trong chuyến thăm Việt Nam mới đây, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã thực tiếp tham quan xưởng sản xuất ô tô của VinFast tại Hải Phòng và cho biết sẽ tạo điệu kiện để VinFast sớm toàn tát thủ tục đầu tư sản xuất và kinh doanh tại thị trường này.
Bất chấp nỗ lực của các chính phủ, tỷ lệ sử dụng xe điện tại Đông Nam Á hiện vẫn ở mức thấp, theo Giáo sư Hussein Dia, người đứng đầu bộ phận Di chuyển Đô thị Tương lai tại Đại học Công nghệ Swinburne (Australia) nói.
Ông cho biết xe điện vẫn là mặt hàng xa xỉ đối với những người có thu nhập thấp, chưa kể mạng lưới trạm sạc chưa hoàn thiện.
Trở lại Jakarta, Nully thừa nhận vẫn còn những thách thức với người lái xe điện nhưng hy vọng các vấn đề như cơ sở hạ tầng sạc sẽ được cải thiện. “Trong tương lai, tôi hy vọng mọi việc sẽ dễ dàng hơn với chúng tôi, những người mua xe điện tiên phong”, cô nói.