Đằng sau con số 3 tỷ USD doanh thu dịch vụ từ thị trường nước ngoài của Viettel

12/01/2023 07:55
Viettel tiếp tục tăng trưởng trong năm đầu tiên ông Tào Đức Thắng trở thành Chủ tịch của Tập đoàn.

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đã công bố doanh thu hợp nhất năm 2022 đạt 163.800 tỷ đồng, tăng trưởng 6,1%. Đáng chú ý, hoạt động đầu tư nước ngoài của Viettel lần đầu tiên đạt doanh thu dịch vụ gần 3 tỷ USD (khoảng hơn 70.000 tỷ đồng), tương đương với viễn thông trong nước, đóng góp 50% doanh thu dịch vụ viễn thông.

Chia sẻ thông tin với chúng tôi, một lãnh đạo Tập đoàn Viettel cho biết con số 3 tỷ USD được tính dựa trên tỷ giá cố định (của một năm cụ thể) chứ không tính theo tỷ giá thực tế trong năm công bố. Việc Viettel loại trừ biến động tỷ giá nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng thực chất của doanh thu dịch vụ từ thị trường nước ngoài.

Do đó, việc doanh thu dịch vụ nước ngoài đạt 3 tỷ USD tương đương với doanh thu dịch vụ trong nước cho thấy tốc độ tăng trưởng tiêu dùng dịch vụ của thị trường nước ngoài năm 2022 cao hơn thị trường nước.

Theo vị này, trong tương lai, doanh thu thị trường nước ngoài vẫn sẽ tiếp tục tăng cao hơn thị trường nội địa khi mà nhiều thị trường nước ngoài của Viettel vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 15-20%/năm, một số thị trường xếp ở dạng “thấp” cũng có mức tăng trưởng 5 - 7%. Trong khi đó, thị trường lớn và tiềm năng như Myanmar được đánh giá là chưa đến ngưỡng bão hoà và sẽ tăng cao hơn trong những năm tới.

Bên cạnh con số 3 tỷ USD thì trong thông báo nói trên còn có con số đáng chú ý khác là nguồn ngoại tệ chuyển về nước trong năm 2022 của Viettel lên tới gần 500 triệu USD - cao nhất trong 5 năm vừa qua. Lũy kế đến nay, Viettel đã chuyển về nước gần 70% tổng số tiền đầu tư nước ngoài.

Đáng chú ý, doanh thu của thị trường nước ngoài tăng trưởng đạt 20,5% trong năm 2022, cao gấp 6 lần trung bình các hãng viễn thông thế giới.

“Việc đầu tư ra nước ngoài không chỉ đem lại doanh thu và lợi nhuận cho Viettel mà còn khẳng định khát vọng đi ra biển lớn của Doanh nghiệp Việt Nam, trong đó Viettel là một trong những doanh nghiệp tiên phong” – Một lãnh đạo khác của Viettel nhấn mạnh.

Khi Viettel đưa ra quyết định đầu tư ra nước ngoài, việc này đã gặp rất nhiều hoài nghi. Sau 16 năm bước chân ra khỏi biên giới Việt Nam với vụ đầu tư đầu tiên tại Campuchia, sự thành công hiện nay của Viettel đã củng cố niềm tin rằng nếu doanh nghiệp Việt quyết tâm đi ra nước ngoài, có cách làm đúng và lao động hết sức thì quả ngọt sẽ đên.

“Định hướng đi ra biển lớn của Viettel đã thành công và mở ra một không gian lớn hơn không gian trong nước. Đó là mốc quan trọng lớn đối với Viettel và với cộng đồng doanh nghiệp Việt” – Vị lãnh đạo chia sẻ - “Đầu tư ra nước ngoài cũng xác định là một hành động để xây dựng và bảo vệ đất nước từ xa. Tại các quốc gia mà Viettel đầu tư, sự hiện diện của một doanh nghiệp Việt Nam cũng giúp cho việc xây dựng mối quan hệ chính trị, kinh tế xã hội, gắn kết giữa 2 nước tốt đẹp hơn rất nhiều”.

Đầu năm 2022, khi ông Lê Đăng Dũng nghỉ hưu, ông Tào Đức Thắng chính thức trở thành Chủ tịch của Tập đoàn Viettel và là người thứ 8 giữ vị trí cao nhất ở Tập đoàn này.

Tin mới

Món ăn Hà Nội khiến khách Tây mê mẩn húp sạch đến tận đáy bát, nhưng người Việt lại chẳng làm thế bao giờ
2 giờ trước
Cách mà du khách nước ngoài này thưởng thức món ăn đặc trưng của Thủ đô khiến nhiều người cảm thấy vô cùng thú vị.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
2 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
VinFast công bố bán 12.000 xe tháng 3, 'vua doanh số' không phải VF 3
51 phút trước
Theo VinFast, những sản phẩm như VF 5, VF 6 và 7 đều đang có doanh số tốt.
Sếp Apple mừng ra mặt khi được bán iPhone 16 tại quốc gia Đông Nam Á này
50 phút trước
Mặc dù ra mắt từ tháng 9 năm ngoái, nhưng tới ngày hôm nay, iPhone 16 mới được chính thức bán ra tại quốc gia này.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
31 phút trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.