Đằng sau những chiếc bỉm “nội địa Trung” bán đầy chợ mạng: Mẹ ham rẻ, con rước đủ thứ bệnh do nấm mốc và hóa chất từ bỉm rởm... (P2)

05/01/2022 11:16
Do diễn biến của dịch Covid-19 kéo dài ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình, trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều thương hiệu tã bỉm lạ mang mác" nội địa Trung", cha mẹ cần nâng cao cảnh giác để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con em mình.

Phần trước: Đằng sau những chiếc bỉm “nội địa Trung” bán đầy chợ mạng: Giá rẻ "xả kho" quanh năm, "chất lượng châu Âu, công nghệ Mỹ, nguyên liệu Nhật"?

Thận trọng với tã bỉm giá rẻ gắn mác "nội địa Trung" nhưng dân Trung không sử dụng

Năm 2018, trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tại Hà Nội đưa cảnh báo hơn 1.400 bé trai bị bất thường trong phát triển bộ phận sinh dục. Nguyên nhân chính được các chuyên gia nhận định đến từ tác hại do sử dụng tã bỉm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Quan sát ngẫu nhiên khoảng 10 sản phẩm có mặt trên một sàn thương mại điện tử, phải có đến 6-7 loại tã xuất hiện dưới những cái tên hoàn toàn xa lạ được quảng cáo là hàng "nội địa Trung".

Nhiều loại bỉm được quảng cáo là hàng "nội địa Trung", có mức giá niêm yết rẻ đến khó tin có lượng bán ra rất lớn. Điều này phần nào đánh trúng tâm lý "ham rẻ" của không ít bậc phụ huynh trong thời dịch bệnh Covid-19, buộc phải giảm mọi khoản chi phí có thể. Các trang thương mại điện tử, cửa hàng tạp hóa tại nhiều tỉnh, thành cũng bày bán rất nhiều các nhãn bỉm giá rẻ. Trong khi chất lượng sản phẩm lại là dấu hỏi lớn.

Tìm hiểu kĩ hơn trong các hội nhóm trên mạng xã hội, có không ít đánh giá tiêu cực của bậc phụ huynh sau khi mua và sử dụng bỉm "nội địa Trung". Thường thấy nhất là phàn nàn về chất lượng sản phẩm không đúng như quảng cáo, bỉm khi mới bóc ra đã nồng mùi thuốc tẩy, thấm hút kém, dễ vón cục, bé bị hăm, nổi mẩn, thậm chí viêm nhiễm bộ phận sinh dục khi sử dụng. Chưa kể, nhãn mác in trên bao bì lẫn lộn nhiều thứ tiếng nước ngoài, thông tin mơ hồ khó có thể kiểm chứng.

Những chiếc bỉm được quảng cáo là "nội địa Trung" xuất Mĩ, xuất Nhật, xuất Châu Âu với đủ thứ ngôn ngữ lẫn lộn trên bao bì từ tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Hàn. Tuy nhiên, chỉ cần dành vài phút để tìm kiếm thì người tiêu dùng đã phải đặt dấu chấm hỏi lớn cho những chiếc bỉm "cao cấp" loại này.

Lấy ví dụ như bỉm Supdry, bao bì toàn tiếng Anh và tiếng Nhật được quảng cáo là "hàng nội địa Trung, sử dụng công nghệ Nhật Bản". Tuy nhiên, khi truy xuất tên loại tã này ở các trang thương mại điện tử uy tín của Trung Quốc như Alibaba, Taobao… thì không thấy loại bỉm này được bày bán. Tìm hiểu thêm, tã trẻ em Supdry này đã được một công ty đặt hàng gia công tại các xưởng sản xuất tại Trung Quốc và được tuồn về Việt Nam tiêu thụ.

Cùng khai thác tâm lí chuộng đồ Nhật của các mẹ Việt, một nhãn hiệu bỉm Nanu Baby khá đắt hàng trên các sàn thương mại điện tử. Sản phẩm được quảng cáo sản phẩm này chuyên xuất sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam, "đạt hàng loạt tiêu chuẩn chất lượng như Châu Âu, Bắc Mĩ, HACCP,...", nhưng giá thành rất rẻ. Nhưng khi tìm kiếm tên sản phẩm này trên trang web thương hiệu Quanzhou Hengyi Hygiene Products (in trên bao bì bỉm Nanu), không có kết quả nào hiển thị.

 Đằng sau những chiếc bỉm “nội địa Trung” bán đầy chợ mạng: Mẹ ham rẻ, con rước đủ thứ bệnh do nấm mốc và hóa chất từ bỉm rởm... (P2) - Ảnh 1.

Trẻ bị dễ bị hăm tã, bị nấm, viêm đường tiết liệu, vô sinh và ung thư khi trưởng thành do sử dụng tã chất lượng kém

Hay sản phẩm tã trẻ em Mijuku, có nơi giới thiệu là hàng "xuất Nhật", " tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu thế giới", có nơi lại quảng cáo nhãn hiệu bỉm này là "sản phẩm bỉm thuộc thương hiệu Việt , đóng gói tại Trung Quốc".

Một điều đáng lưu ý khác về "chiếc bẫy seeding" của dân buôn bỉm Trung Quốc cũng dễ khiến người tiêu dùng mắc bẫy. Nhận thấy lợi nhuận lớn từ việc bán hàng các loại bỉm Trung giá rẻ này, các bên phân phối mặt hàng này thường thuê đội ngũ để PR và phản bác lại những thông tin tiêu cực khi nói về chất lượng sản phẩm. Trước sự nhập nhèm về thông tin, nhiều mẹ bỉm sữa đã tin tưởng rằng hàng thực sự tốt, nhưng đó chỉ là vỏ bọc của quảng cáo.

Lời khuyên của chuyên gia: Cẩn trọng vì sự phát triển và sức khỏe sinh sản của bé

Giữa thị trường bỉm cực kì phong phú ở Việt Nam như hiện nay, không phải bố mẹ nào cũng chọn lựa được sản phẩm uy tín, chất lượng cho con mình sử dụng. Có thể vì giá thảnh rẻ trước mắt mà người tiêu dùng không lường được hết những hậu quả trẻ em phải gánh chịu khi sử dụng những sản phẩm bỉm kém chất lượng.

Chất lượng một chiếc bỉm được đánh giá dựa trên các tiêu chí như nguyên vật liệu sản xuất, khả năng, tốc độ hút nước, giới hạn vi trùng không gây bệnh, giới hạn nấm mốc… Theo các nhà sản xuất chính hãng, những chiếc bỉm nhập nhằng nguồn gốc, xuất xứ thường sử dụng nguyên liệu giá rẻ, sản xuất gia công trên dây chuyền lạc hậu, không tuân thủ các tiêu chuẩn Quản lý chất lượng nghiêm ngăt. Để đưa ra thị trường những chiếc bỉm giá chỉ bằng 1/5 đến 1/3 của bỉm chính hãng, các đơn vị sản xuất phải sử dụng nguyên liệu giá rẻ và thay đổi hàm lượng chất hóa học trong sản phẩm. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới làn da mỏng manh của trẻ nhỏ.

Sử dụng bỉm kém chất lượng, trẻ em có thể đối mặt 4 vấn đề rắc rối là: hăm tã, viêm da, nấm bộ phận sinh dục, nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh - Phó trưởng Khoa bệnh da phụ nữ và trẻ em - Viện da liễu Trung ương cảnh báo về những nguy hại cho sức khỏe từ việc sử dụng bỉm kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc giá rẻ.

Theo bác sĩ này, bỉm giá rẻ thông thường sẽ có những chất hóa học, chất tẩy trắng công nghiệp hoặc mực in không đảm bảo. Khi trẻ sử dụng các loại bỉm này thì ngoài bị viêm da dị ứng thì sức khỏe có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng cho sau này.

"Nếu bị nhiễm độc mực in, nhiễm độc hóa chất có trong bỉm thì có thể dẫn tới những tổn thương lớn hơn trên toàn thân mà một thời gian sau chúng ta mới phát hiện ra được, thậm chí có nguy cơ tử vong. Các bậc cha mẹ nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và có độ đảm bảo về thương hiệu và chất lượng trên thị trường".

Tã trẻ em giá rẻ có chất lượng thấm hút kém, quăn lại nhiều nếp sau một thời gian ngắn sử dụng gây khó chịu, mẩn ngứa, nhiễm trùng, thậm chí có thể gây ung thư nếu trên bề mặt của nó có chất tơ nhân tạo tạo độ hút thấm và chất dioxin (hoá chất này có trong chất tẩy trắng). Mặt khác, mức nhiễm nấm mốc ở các sản phẩm bỉm gia công gấp 48 lần, mức nhiễm khuẩn cao hơn 12,5 lần so với sản phẩm chính hãng, chất lượng.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
1 ngày trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
1 ngày trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
1 ngày trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.