Đằng sau việc Cảng Hải Phòng bị hủy niêm yết

28/08/2022 11:16
Theo VIMC, tồn tại trên BCTC của Cảng Hải Phòng kéo dài trong nhiều năm bởi nguyên nhân khách quan do chưa có ý kiến chỉ đạo từ các bộ, ngành, Chính phủ và đây cũng là vướng mắc dẫn đến việc quyết toán vốn nhà nước tại Cảng Hải Phòng đến nay chưa xong.

Ngày 31/8/2022 tới đây dự kiến là ngày huỷ niêm yết bắt buộc của cổ phiếu PHP (CTCP Cảng Hải Phòng – công ty con của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP (VIMC), ngày giao dịch cuối cùng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) là 30/8/2022. Trước đó, ngày 17/8/2022, HNX đã ban hành quyết định về việc hủy bỏ niêm yết bắt buộc cổ phiếu PHP do BCTC năm đã được kiểm toán của Cảng Hải Phòng có ý kiến ngoại trừ của kiểm toán trong 3 năm 2019, 2020, 2021.

Trên BCTC kiểm toán năm 2021, đơn vị kiểm toán đã đưa ý kiến ngoại trừ về chỉ tiêu tài sản cố định hữu hình của Cảng Hải Phòng. Cụ thể, công ty chưa ghi nhận và phản ánh chi phí thuê các tài sản liên quan đến cầu cảng số 4, 5 và bãi container Cảng Chùa Vẽ. Tổng nguyên giá của các tài sản trên là 279,7 tỷ đồng.

Đây là tài sản thuộc Dự án cải tạo, nâng cấp Cảng Hải Phòng giai đoạn 2 do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư, sử dụng nguồn vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ. Hiện tại, công ty đang trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án thuê khai thác các dự án này.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng yêu cầu kiểm tra lại quá trình cổ phần hóa, trong điều kiện hồ sơ quyết toán giá trị vốn Nhà nước tại thời điểm cổ phần hóa của Cảng Hải Phòng chưa được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Do không thể xác định được ảnh hưởng của quá trình kiểm tra nên đơn vị kiểm toán không thể xác định được liệu có cần điều chỉnh các khoản mục có liên quan hay không.

Theo yêu cầu của Bộ Tài chính, Cảng Hải Phòng đã tạm nộp vào ngân sách Nhà nước một số khoản có liên quan đến dự án nêu trên, bao gồm khoản khấu hao từ năm 2014 đến 31/12/2018 (44,8 tỷ đồng), chi phí lãi vay ODA Nhật Bản tạm trích trước (149,3 tỷ đồng). Theo nghị quyết HĐQT ngày 12/06/2020, công ty đã dừng trích khấu hao, dừng ghi nhận chi phí lãi vay kể từ ngày 01/01/2020 đối với các tài sản thuộc nhóm tài sản trên và đang chờ phê duyệt để quản lý chính thức.

Thực tế, ngay sau khi nhận thông báo về khả năng bị hủy niêm yết hồi cuối tháng 3, VIMC và Cảng Hải Phòng đã có các văn bản số 890/CHP-TCKT ngày 31/3/2022; số 494/HHVN-TCKT ngày 04/4/2022 và số 1133/CHP-TCKT ngày 13/4/2022 gửi HNX giải trình về ý kiến kiểm toán ngoại trừ nêu trong BCTC hợp nhất.

Trước đó, liên tục từ năm 2016 đến nay, VIMC cùng Cảng Hải Phòng đã có nhiều báo cáo, nhiều buổi làm việc với Bộ GTVT, Bộ Tài chính về phương án xử lý đối với tài sản cầu số 04, số 05 và bãi container Cảng Chùa Vẽ.

Sau khi tổng hợp các ý kiến tham gia, Bộ GTVT đã có công văn số 10855/BGTVT-KCHT ngày 28/10/2020 gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hạch toán tăng tài sản và xây dựng phương án vay, lãi vay đối với giá trị các cầu cảng số 04, số 05 thuộc bến cảng Chùa Vẽ - Cảng Hải Phòng.

Do chưa được phê duyệt phương án, đến ngày 18/3/2022, Cảng Hải Phòng tiếp tục có văn bản số 765/CV-CHP đề nghị Bộ GTVT có ý kiến báo cáo Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt phương án để công ty có thể thực hiện được nghĩa vụ của Công ty cho Nhà nước cũng như sớm quyết toán được phần vốn Nhà nước bàn giao sang công ty cổ phần.

Trả lời văn bản trên, Bộ GTVT cho biết, sau khi được Chính phủ có ý kiến về đề nghị của Bộ đối với nội dung này, Bộ sẽ khẩn trương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức, xây dựng, triển khai thực hiện theo quy định.

VIMC cho rằng tồn tại trên kéo dài trong nhiều năm bởi nguyên nhân khách quan do chưa có ý kiến chỉ đạo từ các bộ, ngành, Chính phủ, không phải chủ quan từ phía Cảng Hải Phòng. Đây cũng là vướng mắc dẫn đến việc quyết toán vốn nhà nước tại Cảng Hải Phòng đến nay chưa xong.

Do đó, VIMC đã đề nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có văn bản gửi HNX đề nghị tiếp tục duy trì niêm yết cổ phiếu PHP đồng thời kiến nghị Chính phủ/ Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt phương án theo đề xuất của Bộ GTVT để Cảng Hải Phòng có căn cứ điều chỉnh lại số liệu tài chính, phê duyệt quyết toán cổ phần hóa thực hiện bàn giao giữa DNNN sang CTCP.

Cảng Hải Phòng niêm yết trên HNX từ năm 2015 và hiện là công ty có vốn điều lệ lớn nhất trong số các doanh nghiệp cảng biển trên sàn chứng khoán. Kể từ khi lên sàn chứng khoán, hoạt động kinh doanh của Cảng Hải Phòng tăng trưởng đều đặn với lợi nhuận hàng trăm tỷ mỗi năm. Trong năm 2021, Cảng Hải Phòng đạt gần 860 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, con số lớn nhất từ trước tới nay.

Trong năm nay, công ty đặt mục tiêu tiếp tục bảo toàn và phát triển vốn đồng thời thu hút được vốn đầu tư của các nhà đầu tư chiến lược, ưu tiên các đối tác là doanh nghiệp có lợi ích từ dịch vụ khai thác cảng.

Với vị thế là doanh nghiệp cảng biển đứng đầu tại khu vực miền bắc, Cảng Hải Phòng dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ổn định về sản lượng, doanh thu đồng thời đảm bảo lợi nhuận tối đa khi thành phố thực hiện xây cầu bắc qua sông Cấm, di dời Cảng Hoàng Diệu và hoàn thành đầu tư 2 bến tại Lạch Huyện đúng tiến độ, khai thác có hiệu quả. Năm 2022, công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 2.367 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 790 tỷ đồng.

Ngoài ra, Cảng Hải Phòng còn đang triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng các bến container số 3 và 4 thuộc Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (tại khu bến cảng Lạch Huyện), thành phố Hải Phòng. Đây là cảng nước sâu có thể đón tàu cỡ lớn làm tăng khả năng cạnh tranh của Cảng Hải Phòng với các cảng khác trong khu vực với sản lượng thiết kế lên đến 1-1,1 teus/năm.

Công ty cho biết sẽ tập trung huy động tối đa các nguồn lực, nhất là nguồn nội lực để đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa bến số 3 và 4 Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng vào khai thác nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh và giữ vững vai trò cảng chủ lực khu vực phía Bắc gắn với việc di dời khu bến cảng Hoàng Diệu nhằm chỉnh trang đô thị góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm Logistics quốc gia, quốc tế.

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
7 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
6 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
6 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
5 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
4 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.