Đánh bạc 73 tỷ USD trên thị trường phái sinh, trader khiến ngân hàng lỗ 7,2 tỷ USD

13/07/2018 08:36
Jerome Kerviel, nhân viên mua bán chứng khoán phái sinh (trader) tại Societe Generale (SocGen) – một trong những ngân hàng lớn nhất châu Âu, đã thực hiện giao dịch tương lai bất hợp pháp với tổng trị giá lên đến 73 tỷ USD, khiến ngân hàng này thua lỗ 7,2 tỷ USD.

Phái sinh là công cụ đầu tư có giá trị phụ thuộc vào những tài sản cơ sở - như cổ phiếu, chỉ số chứng khoán, giá cả hàng hóa… Có rất nhiều loại công cụ phái sinh, như hợp đồng tương lai, quyền chọn, kỳ hạn và hoán đổi.

Nhiệm vụ của Kerviel là mua công cụ phái sinh ở nơi có giá thấp và bán lại ở nơi có giá cao hơn, và kiếm lời từ chênh lệch giá (arbitrage). Giao dịch arbitrage thường có khối lượng lớn và sử dụng các đòn bẩy, nhằm thu lợi nhuận lớn và ít rủi ro.

Tuy nhiên trên thực tế, Kerviel đã thao túng hệ thống giám sát rủi ro của SocGen và chỉ thực hiện một nửa giao dịch arbitrage. Anh ta mua vào, và đóng vị thế mua bằng các vị thế bán không hề tồn tại.

Việc mua vào và đánh cược rằng thị trường sẽ đi lên để thu lời được gọi là đầu cơ mạo hiểm. Những giao dịch này của Kerviel thu về 2 tỷ USD lợi nhuận năm 2007.

Lo lắng mất việc nếu bị phát hiện khoản lãi 2 tỷ USD từ giao dịch trái phép, Kervie cố thua lỗ bằng cách thực hiện mua một khối lượng khổng lồ các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán, đánh cược thị trường sẽ đi lên trong khi chứng khoán thế giới đang lao dốc do khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn tháng 1/2008. Chiến lược này rất hiệu quả, gây ra khoản lỗ lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng.

Cụ thể, Kerviel mua 50 tỷ euro (73 tỷ USD) hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán châu Âu, bao gồm 30 tỷ euro chỉ số Eurostoxx pan, 18 tỷ euro chỉ số DAX và 2 tỷ euro chỉ số FTSE. Các hợp đồng này có sẽ đáo hạn trong vòng 1 – 3 tháng tiếp theo và có lãi nếu thị trường đi lên trong khoảng thời gian đó.

Thông thường, Kerviel phải đóng vị thế bằng cách bán hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ chẳng hạn, để thu lời trong trường hợp thị trường đi xuống. Do chứng khoán châu Âu và Mỹ thường diễn biến cùng chiều, nếu vị thế mua bị lỗ do thị trường châu Âu giảm điểm, khoản lãi từ vị thế bán sẽ bù lỗ. Tuy nhiên, anh ta bỏ qua việc đóng vị thế bằng cách tạo ra các vị thế mua giả mạo.

Ngày 18/1/2008, quản lý bộ phận kiểm soát tuân thủ của SocGen đã phát hiện một giao dịch vượt quá ngưỡng rủi ro của ngân hàng. Sau khi kiểm tra lại, anh ta phát hiện ra giao dịch này chưa được đóng vị thế theo đúng nguyên tắc.

Tin tức về các khoản đầu cơ của Kerviel nhanh chóng bị rò rỉ, khiến cổ phiếu SocGen liên tục giảm điểm và anh ta bị sa thải. Đối mặt với khoản lỗ 1,4 tỷ USD, ban lãnh đạo ngân hàng có hai lựa chọn: đóng vị thế mua để tránh lỗ thêm, hoặc để vị thế mở và hy vọng thị trường sẽ đảo chiều tăng.

Từ 21/1 đến 23/1/2008, SocGen bán tháo các hợp đồng tương lai có tổng trị giá 73 tỷ USD để đóng vị thế. Việc bán một khối lượng lớn hợp đồng phái sinh trong một khoảng thời gian ngắn đẩy giá giảm sâu hơn, khiến ngân hàng càng thiệt hại nặng. SocGen lỗ 7,2 tỷ USD còn Kerviel trở thành trader lừa đảo gây thua lỗ lớn nhất trong lịch sử.

Có 4 nguyên nhân chính giúp Kerviel qua mặt bộ phận kiểm soát giao dịch và hệ thống máy tính giám sát, để giấu khoản lỗ khổng lồ.

Thứ nhất, Kerviel hiểu rõ cách vận hành của bộ phận hỗ trợ giao dịch và vận dụng kiến thức về hệ thống giám sát rủi ro ngân hàng để giấu các giao dịch bất hợp pháp.

Thứ hai là sự thiếu năng lực của ban quản lý ngân hàng. Họ không hề hay biết việc Kerviel phá vỡ hệ thống phát hiện gian lận trên máy tính của ngân hàng và tạo ra một mạng lưới các tài khoản giao dịch giả mạo, cũng như khoảng 1.000 giao dịch gian lận của anh ta.

Thứ ba, SocGen dung túng cho trader phá lệ, miễn thu được lợi nhuận. Cấp trên Kerviel của phớt lờ vị thế giao dịch ngày càng tăng của anh, và chỉ quan tâm đến số tiền lãi khổng lồ anh mang về cho ngân hàng.

Cuối cùng, cả Kerviel và cấp trên đều tự tin mù quáng vào tài năng đầu tư của anh. Điều này dẫn đến thảm họa và biến Jerome Kerviel từ thiên tài đầu tư thành kẻ lừa đảo.

Tin mới

Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
16 phút trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.
Mẫu di động gập 'tốt nhất thị trường' đang cho đặt trước, nhận quà đặc quyền trị giá 15 triệu tại TGDĐ
15 phút trước
Đến 11/4, khách hàng đặt trước OPPO Find N5 tại Thế Giới Di Động vừa có cơ hội sở hữu sớm siêu phẩm này, vừa được tặng thêm bảo hành mở rộng, bảo hiểm rơi vỡ màn hình, hỗ trợ lên đời và loạt dịch vụ riêng biệt, tổng trị giá 15 triệu đồng.
G7 hợp tác công ty của ông Phạm Nhật Vượng mua 899 xe điện VinFast, dự kiến 'xanh hóa' toàn bộ đội xe 4.000 chiếc
1 phút trước
G7 ký kết hợp tác với Xanh SM để chuyển đổi gần 4.000 xe sang xe điện với lô xe đầu tiên là 899 xe điện VinFast.
Vingroup muốn làm dự án điện gió 4,5 tỷ USD ở Trà Vinh
22 phút trước
Sau khi hoàn thành, dự án mang lại nguồn thu khoảng 700 – 800 triệu USD/năm.
Giá xăng giảm mạnh gần 2.000 đồng/lít, xuống mức thấp nhất gần 4 năm
36 phút trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (10/4), giá xăng giảm mạnh 1.490 - 1.710 đồng/lít.

Tin cùng chuyên mục

Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường chuyển trái phép hơn 9.492 tỉ đồng qua biên giới
16 giờ trước
Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc đã chuyển tiền trái phép qua biên giới là 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỉ đồng
"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
18 giờ trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.
Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future mang tới lợi ích như thế nào?
1 ngày trước
Chỉ cần bỏ ra từ 36 triệu đồng chi phí ban đầu có thể “rinh” ngay xe điện cao cấp VF 8, thủ tục nhanh gọn, đơn giản, hoàn toàn không có rủi ro tài chính, dịch vụ mới của Green Future mở ra xu hướng sở hữu mới trên thị trường xe cũ.
Bầu Đức gửi thư trấn an cổ đông: Chuối của chúng tôi không xuất sang Mỹ, chỉ bán cho Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản
1 ngày trước
Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết công ty vừa chốt đơn 12 USD/thùng chuối xuất khẩu, cao hơn tuần trước 10%, cho thấy chính sách thuế của Mỹ không ảnh hưởng đến giá xuất khẩu hàng hóa của công ty.