Tiến sĩ Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng Trường ĐH FPT mới đây đã đưa ra thống kê các trường ĐH có doanh thu cao nhất Việt Nam năm 2020. Theo đó, có 15 trường ĐH (5 trường tư thục, 9 trường công lập và 1 trường quốc tế) sở hữu doanh thu dao động từ hơn 500 tỷ đồng đến hơn 1.800 tỷ đồng. Danh sách lần lượt được sắp xếp trong báo cáo của Tiến sĩ Lê Trường Tùng cụ thể như sau:
1. Trường ĐH RMIT Việt Nam với doanh thu 1.853 tỷ đồng
2. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với doanh thu 1.096 tỷ đồng
3. Trường ĐH Công nghệ TP.HCM với doanh thu 989 tỷ đồng
4. Trường ĐH Cần Thơ với doanh thu 954 tỷ đồng
5. Trường ĐH FPT với doanh thu 861 tỷ đồng
6. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM với doanh thu 785 tỷ đồng
7. Trường ĐH Văn Lang với doanh thu 776 tỷ đồng
8. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành với doanh thu 775 tỷ đồng
9. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân với doanh thu 713 tỷ đồng
10. Trường ĐH Tôn Đức Thắng với doanh thu 695 tỷ đồng
11. Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM với doanh thu 634 tỷ đồng
12. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM với doanh thu 624 tỷ đồng
13. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội với doanh thu 606 tỷ đồng
14. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM với doanh thu 575 tỷ đồng
15. Trường ĐH Duy Tân với doanh thu 536 tỷ đồng
Bảng thống kê các trường có doanh thu cao nhất Việt Nam năm 2020 (Nguồn: Tiến sĩ Lê Trường Tùng)
Nguồn thông tin được Tiến sĩ Lê Trường Tùng trích từ báo cáo trực tiếp của các trường, có kiểm tra lại với các hiệu trưởng/chủ tịch đối với những số liệu thấy cần phải xem xét. Ví dụ: Số liệu của Trường ĐH RMIT Việt Nam lấy từ báo cáo RMIT Annual Report 2020. Đơn vị tiền tệ cũng được quy đổi ra VND từ nhiều nguồn tiền tệ khác như đô la Mỹ (USD), đô la Úc (AUD) hay bảng Anh.
Trong năm 2020, RMIT Việt Nam có hơn 9.500 sinh viên, doanh thu là 105,94 triệu AUD, lợi nhuận 16,79 triệu AUD, tăng vài phần trăm so với con số doanh thu 101,95 triệu AUD và lợi nhuận 13,24 triệu AUD hồi năm 2019. Lợi nhuận của RMIT Việt Nam đã góp phần làm giảm lỗ của RMIT, từ lỗ 73 triệu AUD còn lỗ 56 triệu AUD trong năm tài chính 2020.
Khi thống kê, tiến sĩ không tính cho các trường như ĐH quốc gia, cũng loại bỏ doanh thu dịch vụ y tế của các ĐH Y khoa có bệnh viện và các khoản hỗ trợ lớn từ ngân sách nhà nước.
Nguồn: Tổng hợp