Năm 2021, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đặt kế hoạch 6.498 tỷ đồng doanh thu và 3.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Con số này thấp hơn so với thực hiện 2020 lần lượt 18,2% và 49,8%.
Năm 2021, SCIC tiếp tục báo cáo, đề xuất cơ quan đại diện chủ sở hữu sớm hoàn tất thủ tục ghi nhận vốn điều lệ cho SCIC và các vướng mắc về pháp lý và cơ chế chính sách trong hoạt động của SCIC.
Về bán vốn, SCIC báo cáo, kiến nghị Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung các văn bản hướng dẫn về cơ chế bán vốn đặc thù trong hạ giá khởi điểm của SCIC, xác định giá trị văn hoá, lịch sử, đất thuê trả tiền hàng năm…
Về danh mục bán vốn, SCIC sẽ chủ động lựa chọn doanh nghiệp và thời điểm bán vốn phù hợp với tình hình doanh nghiệp và diễn biến thị trường để thực hiện nhằm mang lại hiệu quả cho Nhà nước.
Danh sách doanh nghiệp SCIC dự kiến triển khai bán vốn năm 2021 có 88 doanh nghiệp, trong đó có nhiều tên tuổi như Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (BMI – tỷ lệ 50,7%), Tổng công ty cổ phần Bia rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco – 36%), Nhựa TN Tiền Phong (37,1%), CTCP FPT (5,93%), Tập đoàn Bảo Việt (BVH – 3,26%), Tổng công ty Sông Đà (SJS- 99,79%), Tổng công ty Licogi (40,71%), Tổng công ty Thăng Long (25%), Tập đoàn Dệt May (Vinatex – 53,49%), Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam (Seaprodex – 63,38%), TCT CP Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex – 36,3%), TCT Đầu tư nước và môi trường Việt Nam (Viwaseen – 98,16%)…
Hiện danh mục của SCIC đang quản lý có 157 doanh nghiệp trong đó có nhiều doanh nghiệp mới tiếp nhận năm 2020 và 2021.
Tổng giá trị vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trong danh sách này là hơn 16.700 tỷ đồng (tính theo mệnh giá), trong đó Nhà nước có vốn nhiều nhất tại Sudico, Vinatex, Sabeco, Viwaseen, BMI, FPT, Vocarimex…
Danh sách bán vốn 13 tổng công ty lên tới 57.000 tỷ đồng tính theo giá ngày 19/5/2021
Một số Công ty SCIC vẫn nắm cổ phần chi phối và không có kế hoạch bán vốn năm nay
Download danh sách bán vốn của SCIC tại đây