Danh sách tỷ phú nông nghiệp thế giới gọi tên đại gia Nguyễn Đăng Quang?

16/05/2024 07:00
Hiện 3 tỷ phú USD của Việt Nam là ông Trần Đình Long, ông Nguyễn Đăng Quang và ông Trần Bá Dương đều có dấu ấn trong lĩnh vực nông nghiệp. Liệu ai sẽ được gọi tên tỷ phú USD trong lĩnh vực nông nghiệp?

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc thiếu, vắng bóng các tỷ phú USD thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp là "khiếm khuyết", là "cơn khát" mà nhiều năm Việt Nam chưa có lời giải cho dù chúng ta cũng có những doanh nghiệp cỡ lớn đầu tư vào lĩnh vực này.

Nông nghiệp - ngành khó làm "đại gia"?

Nói đến nông nghiệp là nói đến ngành nhiều vất vả, giá trị chưa cao, dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ, thời tiết… Chưa nói đến tài sản của các cổ đông lớn, các doanh nghiệp nông nghiệp trên sàn chứng khoán chưa có doanh nghiệp nào đạt được mốc 1 tỷ USD vốn hóa.

Thời gian qua đã có làn sóng n đại gia trên sàn chứng khoán đặt chân vào lĩnh vực nông nghiệp như tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Trần Đình Long, Trần Bá Dương, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Duy Hưng... Tuy nhiên, lĩnh vực nông nghiệp là ngành mở rộng thêm sau khi đã phát triển ổn định, không phải ngành nghề cốt lõi của những đại gia này. 

Tỷ phú ngành thép Trần Đình Long lấn sân sang ngành nông nghiệp từ năm 2015 và đến nay vẫn tiếp tục phát triển mảng này. Năm 2023, lợi nhuận nhóm nông nghiệp tăng 236% so với năm 2023, tiếp tục đóng góp tích cực vào cơ cấu doanh thu Hòa Phát bên cạnh bất động sản và mảng kinh doanh cốt lõi là thép. Tính đến thời điểm hiện tại, mảng nông nghiệp mới đóng góp được 5% vào doanh thu của tập đoàn.  Tập đoàn đa ngành Masan của ông Nguyễn Đăng Quang vẫn đang phát triển một số công ty trong lĩnh vực nông nghiệp với định hướng xây dựng hệ sinh thái từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ. còn ông chủ Thaco Trần Bá Dương đã thành lập Thaco Agri nghiên cứu đầu tư vào nông nghiệp từ năm 2017 và gây chú ý với thương vụ mua lại CTCP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) năm 2021 từ Hoàng Anh Gia Lai. 

Bởi vậy, ngoại trừ tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã rút khỏi cuộc chơi nông nghiệp thì tài sản ròng hiện tại của 3 vị tỷ phú USD là ông Trần Đình Long, ông Nguyễn Đăng Quang và ông Trần Bá Dương đều có sự góp mặt của mảng nông nghiệp dù tỷ trọng của lĩnh vực này còn hạn chế.

Các doanh nhân có tài sản lớn trên sàn chứng khoán liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp còn có thể kể đến đại gia ngành chứng khoán Nguyễn Duy Hưng. Ông Hưng bên cạnh là Chủ tịch công ty chứng khoán SSI thì còn đang giữ ghế Chủ tịch tại CTCP Tập đoàn PAN - hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm. Hiện ông Hưng nắm giữ trực tiếp hơn 10 triệu cổ phần SSI và hơn 1,2 cổ phần PAN. Tuy nhiên, tài sản của ông Hưng còn được tính đếm qua lượng cổ phần mà công ty của ông Hưng là NDH Invest sở hữu. Hiện NDH Invest sở hữu hơn 94 triệu cổ phần SSI và hơn 23,8 triệu cổ phần PAN. Như vậy, tài sản của ông Hưng trên sàn chứng khoán vượt 4.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu vẫn đến từ mảng chứng khoán, còn cổ phần tại công ty ngành nông nghiệp chiếm khoảng 13%.

Đầu tư nông nghiệp không phải là cuộc chơi dễ dàng. Không ít các doanh nhân chật vật với lựa chọn này, thậm chí phải từ bỏ.

Tiêu biểu như tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng đầu tư vào công ty nông nghiệp VinEco dù sau đó phải nhượng lại cả chuỗi siêu thị Vinmart cùng VinEco cho Masan. Hay ông chủ chuỗi Bách hóa Xanh mới đây tuyên bố phải giải thể CTCP 4KFarm - công ty sản xuất rau củ.

Đại gia bất động sản một thời Đoàn Nguyên Đức nay cũng đang toàn tâm toàn ý vào trồng trọt, chăn nuôi. Trồng chuối, sầu riêng, nuôi heo lấy thịt là hoạt động cốt lõi của Hoàng Anh Gia Lai, điều này khiến tài sản của ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HAGL hiện thuần nông nghiệp nhất trong Top 50 người giàu trên sàn chứng khoán. Hiện ông Đức sở hữu trực tiếp 30% HAGL, tính theo thị giá thì lượng cổ phần này có giá trị trên 4.300 tỷ đồng. Dù vậy, do còn lỗ lũy kế nên việc cân đo đong đếm để việc chăn nuôi trồng trọt để tạo ra lợi nhuận, xóa được lỗ lũy kế là đang mục tiêu hàng đầu của doanh nhân này.

Nếu người giàu từ nông nghiệp khá hiếm có khó tìm trên sàn chứng khoán với tỷ lệ free-float các doanh nghiệp niêm yết thường cao thì Việt Nam vẫn còn nhiều doanh nhân kiên trì và gây dựng cơ nghiệp từ ngành nghề truyền thống này.

Không thể không nhắc tới gia đình của đại gia ngành mía đường Đặng Văn Thành. Tập đoàn Thành Thành Công được mệnh danh là ông vua ngành mía đường với quỹ đất nông nghiệp lớn hơn 71.000ha trải dài tại 4 quốc gia, thị phần dẫn đầu ngành đường Việt Nam (46%) và xuất khẩu ra 50 thị trường thế giới. Đến nay, TTC Group đã trải qua 45 năm hình thành và phát triển, và mía đường vẫn đang là một trong 5 trụ cột chính của tập đoàn bên cạnh Bất động sản, Năng lượng, Du lịch và Giáo dục. Các thành viên trong gia đình ông Đặng Văn Thành đều tham gia điều hành các mảng hoạt động này, do vậy khối tài sản ròng của từng thành viên rất khó để xác định chính xác.

Còn bà Thái Hương - Chủ tịch TH Group cũng đã và đang tạo dựng thêm nhiều thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nổi bật với trang trại bò sữa rộng lớn và thương hiệu TH True Milk. Dù chỉ có vốn điều lệ 20 tỷ đồng song trên thực tế, TH Group có nguồn lực tài chính lớn khi đầu tư vào nhiều ngành nghề khác nhau, bên cạnh nông nghiệp còn có dược phẩm, y tế, giáo dục, gỗ và cả bất động sản. Với toàn bộ hệ thống không niêm yết, giá trị tài sản của bà Thái Hương mới chỉ tính đếm qua lượng nhỏ cổ phiếu Bắc Á Bank mà bà sở hữu.

Một điển hình nữa là bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn và thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang. Sau 24 năm chèo lái, đến nay bà Khanh sở hữu gần 80 triệu cổ phiếu VHC, tương đương tài sản trị giá gần 5.900 tỷ đồng. Tuy vậy, con đường đến tỷ phú USD thế giới củà bà Khanh còn một chặng đường dài.

Thực tế, khi bắt đầu có thị trường chứng khoán, nhiều doanh nghiệp đã niêm yết cổ phiếu để lớn mạnh, trong đó có nhiều đại gia xuất phát trong lĩnh vực nông nghiệp như ông Lê Văn Quang của Công ty Thuỷ sản Minh Phú, Dương Ngọc Minh của Công ty CP Hùng Vương... Đây là điển hình của những đại gia đang và đã từng sở hữu khối tài sản lớn có tiềm năng để lớn và trở thành tỷ phú USD. Tuy nhiên kết quả lại không mấy vui.

Điển hình như đại gia Lê Văn Quang, và vợ, bà Chu Thị Bình, đã lập ra Minh Phú vào năm 1992 từ một cơ sở thu mua thủy sản tư nhân xuất khẩu cho nước ngoài. Và khi việc xuất khẩu tôm thuận lợi, cổ phiếu Công ty CP Thuỷ sản Minh Phú từng được nhà đầu tư săn đón. Gia đình ông Lê Văn Quang sở hữu khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng, nhưng chỉ làm mình thuỷ sản, tài sản của Minh Phú không thể tăng lên và từng bước trở thành tỷ phú USD. Thậm chí, đến nay cùng với rủi ro từ thiên tai, các công ty xuất khẩu nông sản còn đang phải đối mặt với kiện chống bán phá giá của các nền kinh tế lớn, Minh Phú không còn lợi nhuận như trước và đã hủy niêm yết toàn bộ 70 triệu cổ phiếu MPC trên Sở GDCK TP. HCM (HOSE) kể từ ngày 31/03/2015.

Một đại gia trong lĩnh vực nông nghiệp khác cũng có kết quả đáng buồn là ông Dương Ngọc Minh, chủ tịch Công ty CP Hùng Vương. Trong giai đoạn hoàng kim, "vua cá tra" Dương Ngọc Minh có khối tài sản vào khoảng 10.000 tỷ đồng, cấu trúc nợ vay được giữ mức khoảng 45% tổng tài sản với khả năng thanh toán tốt. Đến năm 2017, Hùng Vương gặp vận do kinh doanh dưới giá vốn, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính tăng mạnh, ghi lỗ từ phần lợi nhuận công ty liên kết, liên doanh… đã đẩy công ty đến kết cục phải bán mình cho Thaco. Vậy là một đại gia nông nghiệp dừng bước.

Nhìn lại, trên thế giới có không ít tỷ phú đã giàu lên nhờ ngành nông nghiệp. Harry Stine - người có tài sản hơn 11,2 tỷ USD xuất phát từ một nông dân và dần giàu lên khi phát triển thành công nghiên cứu di truyền hạt giống, đây cũng là tỷ phú từ nông nghiệp có tài sản lớn nhất trên bảng xếp hạng người giàu thế giới của Forbes. Bảng xếp hạng còn điểm danh hai vợ chồng Stewart Resnick và Lynda Resnick - Nhà sáng lập nên Công ty Wonderful, một trong những công ty nông nghiệp lớn nhất nước Mỹ đã làm giàu nhờ việc trồng trái cây và các loại hạt.

Hiện cả 2 vợ chồng đều là những tỷ phú thế giới với tài sản ròng mỗi người có đạt 5,6 tỷ USD. Vadim Moshkovich với khối tài sản 2,7 tỷ USD nhờ sản xuất thịt lợn và đường hay Igor Khudokormov - doanh nhân người Nga sáng lập nên Prodimex Group kinh doanh trong ngành mía đường có tài sản 1,7 tỷ USD cũng nằm trong danh sách này.

Làm gì để "giải cơn khát" tỷ phú USD cho nông nghiệp!?

Làm thế nào để giải cơn khát tỷ phú USD trong lĩnh vực nông nghiệp, làm thế nào để biến "tiềm năng", tài nguyên vẫn bị ngủ quên trong hàng thế kỷ của Việt Nam trở thành "động năng", "thế năng" giúp Việt Nam có những tỷ phú đô la như các cường qucố nông nghiệp như Ấn Độ, Brazil?

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan, giá trị xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông nghiệp thường trực hàng tỷ USD. Đơn cử, năm 2023, hàng thủy sản xuất khẩu gần 9 tỷ USD, rau quả cũng đạt 5,6 tỷ USD, hạt điều đạt 3,6 tỷ USD, cà phê hơn 4,2 tỷ USD, mặt hàng gạo hơn 4,6 tỷ USD. Tuy nhiên, dù các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu thường trực mang về hàng chục tỷ USD/năm và Việt Nam đã có những doanh nghiệp lớn, top đầu về nông nghiệp như Vinamilk, TH True Milk, PAN, Vinaseed, Minh Phú, Vĩnh Hoàn... song chưa xuất hiện doanh nhân tỷ phú đô la nào trong lĩnh vực này, đây là điều hết sức tiếc nuối.

TS Nguyễn Đình Cung, chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng: Nông nghiệp là lĩnh vực đặc thù, giá trị gia tăng nằm ở chuỗi sản xuất, chế biến và đóng gói. Chính vì vậy, để thành công và trở nên giàu có, cần số vốn đầu tư rất lớn và hệ sinh thái khép kín.

Tuy nhiên, theo ông Cung, cho dù chưa có tỷ phú USD nhưng sự thành công của doanh nghiệp nông nghiệp cũng là nỗ lực lớn của họ.

"Không chỉ đơn thuần là thước đo cá nhân người đứng đầu có trở thành tỷ phú USD hay không mà là bởi sự lớn mạnh, sự đóng góp của doanh nghiệp đó với xã hội, chuỗi doanh nghiệp và hệ sinh thái ngành, lĩnh vực. Đơn cử như lĩnh vực công nghệ, chúng ta có những doanh nghiệp công nghệ lớn như FPT, CMS, nhưng người đứng đầu không phải là những tỷ phú. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta cho rằng họ chưa thành công. Cái quan trọng nhất là họ đã tạo dựng cho xã hội, cho nền tảng ngành, lĩnh vực là gì", ông Cung nhấn mạnh.

Và với cách làm này, hiện nay tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đang từng bước xây dựng hệ sinh thái cho mình, từ nuôi trồng đến chế biến và tiêu thụ. Mặc dù tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp còn rất khiêm tốn trong doanh thu nghìn tỷ của tập đoàn Masan nhưng có thể gọi ông Quang là tỷ phú nông nghiệp Việt Nam không?

PGS, TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả, Bộ Tài chính cho rằng: "Dù Việt Nam có nhiều lợi thế, nhưng ngành nông nghiệp có đặc thù giá trị gia tăng thấp, sản phẩm khó cạnh tranh và không có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối nên Việt Nam khó có những tập đoàn nông nghiệp hàng đầu khu vực và thế giới. Đầu tư vào nông nghiệp phải đi vào lĩnh vực hẹp, sản xuất sản phẩm mà thế giới mà khu vực không thể làm nổi, từ đó mới có lợi thế cạnh tranh, lợi thế tuyệt đối".

Ông Long nhấn mạnh, "Việt Nam có lợi thế về lúa gạo, về thủy sản và hoa quả. Nhưng hãy thử phân tích, giá trị lúa gạo và hoa quả không phải là tuyệt đối, nước nào cũng sản xuất được, dù quy mô và sản lượng thấp hơn chúng ta. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng này, xét về giá trị gia tăng/ đơn vị sản lượng là thấp, bán thô, sơ chế là nhiều. Tinh luyện, đóng gói thành phẩm thấp và phải phụ thuộc vào từng thị trường".

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Trần Duy Khanh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo doanh nhân APEC cho rằng: Trước đây, chúng ta làm nông nghiệp xuất phát điểm từ nền nông nghiệp tự cung cấp, mục đích đủ nuôi sống gia đình, hoặc trao đổi với cộng đồng. Nay chúng ta chuyển đổi sang nông nghiệp hàng hóa, theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn dùng ở chỗ đang chuyển đổi, còn quá nhiều khó khăn.

Sản xuất nông nghiệp gặp khó vì phụ thuộc thời tiết, khí hậu, có sản phẩm gần đến ngày thu hoạch bị thiệt hại do yếu tố thời tiết. Cây cà phê đến thời thu hoạch do thiếu nước, do nắng nóng chết hết cũng khiến vụ mùa thất bát. Mức độ phụ thuộc tự nhiên còn lớn quá khiến chúng ta không sản xuất nông nghiệp hàng hóa được.

Bên cạnh đó, diện tích đất đai của Việt Nam mamh mún, miền Bắc mỗi khẩu được vài sào, nên muốn làm nông nghiệp quy mô lớn phải đi thuê đất, rất khó khăn. Trong khi đó, nguyên liệu nhập khẩu là chủ yếu, chúng ta nhập từ phân bón, giống, thuốc trừ sâu.. Tất cả dẫn đến hiệu quả và giá trị mang lại/ đơn vị diện tích là rất thấp. Đó là chưa kể vốn đầu tư cho nông nghiệp cần rất lớn.

Theo ông Khanh, xuất khẩu của ngành nông nghiệp vẫn mang lại từ sản phẩm thô sơ. Thập kỷ 60 thế kỷ XX, gia đình nuôi được con lợn, khi bán thì khênh đòn càng đi chợ. Đến nay, sau hàng chục năm, chúng ta cũng chỉ cho con lợn lên được xe bò, bán cho thương lái. Giá trị mang lại cho người nông dân còn quá thấp, không ai muốn gắn bó hoàn toàn với ngành.

"Người nông dân làm một vụ mùa từ 3-6 tháng, lãi được 3-6 triệu đồng, trong khi họ đi làm bảo vệ, công nhân, một tháng cũng được bằng ấy tiền. Vậy họ sẽ chọn cái gì?", ông Khanh nói.

Trong khi đó, "doanh nghiệp thì tối ưu vốn là lợi nhuận/tổng doanh thu, ngành, lĩnh vực nào đem lại lợi nhuận lớn, doanh thu lớn thì họ chọn để bảo toàn, quay vòng vốn. Làm nông nghiệp lợi nhuận bấp bênh, trong khi đó, lĩnh vực bất động sản có giá trị gia tăng lớn, gấp hàng chục lần. Trong khi đó, nếu đầu tư nông nghiệp họ phải theo chuỗi sinh thái, từ đầu tư vay mượn đất đai, vốn, xây dựng cơ sở nhà kính, chế biến sau... Mấy chục năm nay, tôi để ý dường như chưa có tỉnh nào mạnh dạn đầu tư hệ sinh thái chế biến sâu cho sản phẩm nông nghiệp. Đây là thiệt thòi của chúng ta, khiến chúng ta chưa có những tỷ phú USD trong lĩnh vực nông nghiệp", ông Khanh phân tích.

Tin mới

5 trụ bơm xăng ở Vũng Tàu bị tác động, làm sai lệch kết quả
39 phút trước
5 trụ bơm xăng của Công ty CP Dầu khí Thái Bình Dương ở số 3 đường Lê Hồng Phong, phường 7, TP. Vũng Tàu, đã bị niêm phong do chủ cơ sở có hành vi tác động vào bo mạch của cột đo xăng dầu, để làm sai lệch kết quả đo.
Cấm bán qua mạng thuốc kê đơn từ ngày 1-7-2025
51 phút trước
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đã siết chặt quản lý việc bán thuốc bằng phương thức thương mại điện tử.
Người Việt chi 3,15 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc
49 phút trước
Theo thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, tính đến giữa tháng 11, nước ta chi 3,15 tỷ USD nhập khẩu ô tô.
Đã tìm ra smartphone ‘chân ái’ cho người chơi ‘hệ thích di chuyển’
34 phút trước
Nếu bạn là người đam mê du lịch, thích khám phá những vùng đất mới và lưu giữ những khoảnh khắc đáng giá, OPPO Find X8 Series chính là lựa chọn lý tưởng.
Smartphone mạnh nhất của Oppo ra mắt tại VN: Camera đỉnh nóc, hỗ trợ AI như Samsung, chia sẻ cả tập tin với iPhone, giá 30 triệu đồng
8 phút trước
Oppo Find X8 và Find X8 Pro sẽ chính thức lên kệ từ ngày 7/12.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.557.716 VNĐ / tấn

189.90 JPY / kg

1.71 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

11.972.395 VNĐ / tấn

21.37 UScents / lb

1.29 %

- 0.28

Cacao

COCOA

220.781.194 VNĐ / tấn

8,688.00 USD / mt

2.31 %

+ 196.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

165.226.898 VNĐ / tấn

294.92 UScents / lb

0.60 %

- 1.77

Gạo

RICE

17.477 VNĐ / tấn

15.12 USD / CWT

0.03 %

- 0.01

Đậu nành

SOYBEANS

9.136.629 VNĐ / tấn

978.50 UScents / bu

1.21 %

- 12.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.102.516 VNĐ / tấn

289.25 USD / ust

0.70 %

- 2.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Rau quả Việt lên sàn thương mại điện tử Trung Quốc: Kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD không còn xa
53 phút trước
Việc đưa được các mặt hàng trái cây Việt Nam lên các sàn thương mại điện tử của Trung Quốc sẽ đẩy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng trưởng mạnh hơn.
Chuyện lạ giữa mùa cao điểm thu hoạch cà phê
15 giờ trước
Việt Nam đang thu hoạch rộ cà phê nhưng sản lượng cung ứng ra thị trường quốc tế lại giảm mạnh kéo theo giá cà phê tăng cao.
Giống chuối "khổng lồ" cao gần bằng tòa nhà 6 tầng, ăn một quả no cả ngày
17 giờ trước
Chắc hẳn hiếm ai biết rằng trên thế giới tồn tại một giống chuối khổng lồ cao từ 18-25 m. Đặc biệt, khi chuối khổng lồ chín, mỗi buồng của chúng không chỉ to, nhiều trái mà còn rất nặng.
Một ngành sản xuất đứng top đầu thế giới của Việt Nam đang bị xói mòn, đâu là giải pháp để cứu vãn tình thế?
23 giờ trước
Cà phê là một ngành đầy niềm tự hào của người Việt Nam, bởi vậy việc thúc đẩy mô hình canh tác bền vững chống lại biến đổi khí hậu là điều tất yếu.