Đánh thức tiềm năng kinh tế Lạng Sơn

Hội tụ nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội, những năm qua Lạng Sơn từng bước thực hiện mục tiêu trở thành vùng kinh tế động lực chủ đạo phía Đông của miền Bắc, là một vùng đất đáng sống.

Hội tụ nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội, những năm qua Lạng Sơn từng bước thực hiện mục tiêu trở thành vùng kinh tế động lực chủ đạo phía Đông của miền Bắc, là một vùng đất đáng sống.

Phát huy lợi thế kinh tế cửa khẩu 

Lạng Sơn là một tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, thương mại, đặc biệt là thương mại vùng biên. Tỉnh này giáp với nước bạn Trung Quốc có nền kinh tế năng động, nằm trong tuyến hành lang kinh tế xuyên Á, nằm cạnh tam giác kinh tế trọng điểm của quốc gia Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Có đường biên giới trên 231km, 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ, cùng hệ thống giao thông thuận tiện, Lạng Sơn là cửa ngõ trung chuyển hàng hóa lớn của cả nước và các nước ASEAN sang thị trường Trung Quốc và ngược lại.

Để phát huy tiềm năng vốn có, thu hút đầu tư, từ năm 2015, Lạng Sơn đã đề ra 3 chương trình trọng tâm đột phá để phát triển kinh tế là: phát triển kinh tế cửa khẩu; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế  - xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông; tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Đánh thức tiềm năng kinh tế Lạng Sơn
Thành phố Lạng Sơn

Những năm qua, Lạng Sơn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2011 - 2018 đạt 8-9%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.

Lạng Sơn đã khai thác được lợi thế về sản xuất nông, lâm nghiệp, tạo dựng được thương hiệu và vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa có giá trị gia tăng cao. Điển hình là các vùng cây ăn quả với các đặc sản: na, quýt, hồng; cây công nghiệp dài ngày với vùng hồi, quế và thông. Khai thác lợi thế từ kinh tế đồi rừng, tỉnh đã trở thành vùng xuất khẩu nguyên liệu gỗ công nghiệp lớn trong cả nước.

Với ưu thế về phát triển thương mại biên giới, kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn có những bước tăng trưởng vững chắc. Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn ước đạt 4.750 triệu USD. Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 3.400 tỷ đồng, tăng 21,4% so với năm 2018.

Tỉnh đã huy động được các nguồn lực đầu tư đáp ứng được yêu cầu mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất của các ngành kinh tế. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2010-2019 đạt 6,85% (giai đoạn 2015-2019 đạt trên 7%). GRDP bình quân đầu người (giá thực tế) năm 2019 đạt 43,4 triệu đồng, gấp 2,3 lần so với năm 2010 và gấp 1,6 lần năm 2015, đời sống nhân dân được cải thiện.

Trong giai đoạn 2016 - 2018, Lạng Sơn đã triển khai 15 dự án trọng điểm với tổng mức vốn đầu tư lên đến gần 8.000 tỷ đồng, chủ yếu xây dựng giao thông để tạo động lực phát triển kinh tế. Trong năm 2019 đã có 105.000 tỷ đồng được nhà đầu tư đăng ký đầu tư vào tỉnh. Trên địa bàn tỉnh đang có 41 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 237 triệu USD và các dự án của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước như: Sun Group, Vin Group, Hòa Phát, Apec…

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Với những chiến lược đúng đắn, tiềm năng kinh tế của Lạng Sơn đã được đánh thức, tỉnh không ngừng vươn lên thực hiện mục tiêu trở thành vùng kinh tế động lực chủ đạo phía Đông của miền Bắc. Lạng Sơn vẫn đang tiếp tục khai thác tối đa các tiềm năng được đánh giá là còn nhiều dư địa phát triển.

Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Lạng Sơn đã đề ra các kịch bản tăng trưởng kinh tế - xã hội trong thời gian còn lại của năm 2020. Tỉnh cũng đưa ra nhiều giải pháp trọng tâm như: tiếp tục tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa phòng, chống dịch có hiệu quả, vừa đẩy mạnh phát triển, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2020; tiếp tục đảm bảo thông quan, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; tập trung hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng lớn, quan trọng.

Đánh thức tiềm năng kinh tế Lạng Sơn
Cửa khẩu Hữu Nghị

Bên cạnh đó, Lạng Sơn cũng tăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, nhà thầu khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các nguồn vốn đầu tư công của kế hoạch năm 2020; đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ, nâng cao giá trị sản phẩm chế biến từ nông - lâm nghiệp, công nghiệp khai khoáng; đồng bộ các giải pháp thúc đẩy, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp; chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thu ngân sách.

Để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của Lạng Sơn, trong giai đoạn 2019 - 2025, Lạng Sơn ưu tiên thu hút đầu tư đối với dự án thuộc các lĩnh vực: logistics và kinh tế của khẩu; xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn; phát triển du lịch. Đồng thời, cam kết sẽ tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư khi thực hiện các dự án đầu tư tại Lạng Sơn.

Lạng Sơn phấn đấu đến 2025 có khoảng 300 doanh nghiệp có mức vốn trên 100 tỷ đồng, trong đó có 8-10 doanh nghiệp có mức vốn từ 500-1.000 tỷ đồng; tỷ lệ vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp trong tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh đạt trên 40%.

Ngọc Minh

Tin mới

Bên trong cơ sở sản xuất nước hoa giả ‘Made in Dubai’
2 giờ trước
Nước hoa được pha chế từ các loại hóa chất, theo cách thủ công bằng cách cho vào 1 nồi lớn, sau đó dùng máy đánh trứng đánh lên cho các dung dịch hòa quyện vào nhau. Sau đó bơm vào các chai nhỏ có dung tích từ 10-50 ml. Các chai, lọ nước hoa sẽ được dán nhãn mác, vỏ hộp có in giả xuất xứ “Made in Dubai (UAE)”, mã vạch… và bán ra thị trường.
1 công ty làm món bánh dân dã của Việt Nam, xuất khẩu thu về hàng trăm tỷ đồng: Chinh phục cả Mỹ, Nhật
2 giờ trước
Loại bánh bình dị của người Việt Nam đã chinh phục được nhiều thị trường khó tính, mang về doanh thu hàng trăm tỷ đồng.
Giá điện 2.204 đồng 1 kWh, mỗi nhà tốn thêm bao nhiêu?
45 phút trước
Bên cạnh giá điện tăng, có một chính sách này nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí điện cho các hộ khó khăn.
Vừa mới ra mắt, iPhone mới nhất của Apple đã giảm giá tiền triệu
37 phút trước
Dù mới vừa ra mắt tại thị trường Việt Nam, mẫu iPhone mới nhất hiện nay của Apple là iPhone 16e đã có mức giảm đáng kể.
Thế giới nhiếu biến động, giá vàng tuần tới sẽ thế nào?
54 phút trước
Theo dự báo của các chuyên gia, giá vàng tuần tới sẽ có những diễn biến khó lường khi phụ thuộc vào tình hình bất ổn định trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh thực tế lô ô tô Nga giá dự kiến từ 360 triệu đồng đã về Việt Nam: Có SUV kiểu Jimny, sedan cùng cỡ Attrage
15 giờ trước
Một lô xe Lada đã âm thầm cập cảng Việt Nam, gồm nhiều mẫu sedan và SUV cỡ nhỏ, nhưng thời điểm ra mắt chính thức vẫn còn bỏ ngỏ.
Những mẫu xe hybrid tiết kiệm nhiên liệu được ưa chuộng bậc nhất năm 2025
20 giờ trước
Dưới đây là 6 mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu nhất năm 2025, giúp người tiêu dùng có thêm lựa chọn phù hợp.
Mitsubishi Pajero Sport 2025 giảm giá còn 1,13 tỷ đồng, đại lý bù thêm nhiều ‘option’ khuyết thiếu cạnh tranh Everest
21 giờ trước
Giảm tới 100 triệu đồng so với niêm yết, Mitsubishi Pajero Sport 2025 là lựa chọn cho những ai thích "chơi" xe máy xăng, dẫn động 2 cầu.
Skoda Karoq giảm giá kỷ lục còn 749 đồng triệu tại đại lý, rẻ hơn Yaris Cross, người mua phải đánh đổi một điều
1 ngày trước
Skoda Karoq hiện được bán với mức giá thấp hơn đáng kể so với niêm yết, đưa mẫu xe này vào nhóm lựa chọn cạnh tranh với nhiều mẫu xe ở phân khúc thấp hơn.