"Đào" Bitcoin tốn năng lượng khủng khiếp ra sao mà Elon Musk lại đòi quay lưng vì môi trường?

20/05/2021 07:00
Nếu mạng lưới Bitcoin là một quốc gia, thì quốc gia đó sẽ xếp thứ 29 về lượng năng lượng tiệu thụ. Mức tiêu thụ điện của hoạt động khai thác Bitcoin trên toàn thế giới cao hơn cả mức tiêu thụ của Na Uy, với 5,4 triệu dân.

Khai thác Bitcoin tốn điện ra sao? 

Việc khai thác Bitcoin, bản chất là việc giải các thuật toán vô cùng phức tạp. Những người khai thác, sau khi giải các thuật toán này sẽ được thưởng bằng Bitcoin. Chính vì lý do này mà các cơ sở khai thác Bitcoin - chứa hàng loạt hệ thống máy tính - đã mọc lên trên khắp thế giới.

Theo Trung tâm Cambridge về Tài chính Thay thế (Cambridge Centre for Alternative Finance), tính đến 18/3/2021, mức tiêu thụ điện hàng năm của mạng lưới Bitcoin được ước tính là 129 TWh (1 TWh tương đương 1 tỷ kWh).

Đào Bitcoin tốn năng lượng khủng khiếp ra sao mà Elon Musk lại đòi quay lưng vì môi trường? - Ảnh 1.

Nguồn: Tổng hợp bởi Visualcapitalist

Nếu mạng lưới Bitcoin là một quốc gia, thì quốc gia đó sẽ xếp thứ 29 về lượng điện tiệu thụ. Mức tiêu thụ điện của hoạt động khai thác Bitcoin trên toàn thế giới cao hơn cả mức tiêu thụ của Na Uy (124 TWh), với 5,4 triệu dân.

Không chỉ có vậy, mạng lưới Bitcoin còn tiêu thụ điện gấp hơn 10 lần so với Google. Nhưng lượng tiêu thụ này vẫn thấp hơn so với tất cả các trung tâm dữ liệu trên thế giới cộng lại. Những trung tâm này đại diện cho hơn 2 nghìn tỷ gigabyte dung lượng lưu trữ.

Nguồn năng lượng cho việc khai thác Bitcoin đến từ đâu?

Trong một báo cáo của Đại học Cambridge, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 76% hệ thống đào tiền mã hóa hoạt động dựa một phần vào năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, năng lượng tái tạo chỉ chiếm 39% tổng mức tiêu thụ năng lượng của việc đào tiền mã hóa.

Đào Bitcoin tốn năng lượng khủng khiếp ra sao mà Elon Musk lại đòi quay lưng vì môi trường? - Ảnh 2.

Nguồn: Đại học Cambridge

Năng lượng thủy điện là nguồn năng lượng phổ biến nhất trên toàn cầu. Thủy điện được sử dụng bởi ít nhất 60% hệ thống đào tiền mã hóa trên cả bốn khu vực. Các loại năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời dường ít phổ biến hơn.

Năng lượng than đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động khai thác Bitcoin khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, và là nguồn năng lượng duy nhất ngang với thủy điện về mức độ sử dụng. Kết quả này phần lớn là do Trung Quốc, quốc gia hiện đang là nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge cho hay, họ không ngạc nhiên với những phát hiện này, vì chiến lược đảm bảo khả năng tự cung tự cấp năng lượng của chính phủ Trung Quốc đã dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu đối với cả nhà máy thủy điện và điện than.

Theo các chuyên gia, nếu tiền mã hóa được công nhận rộng rãi, có khả năng rằng các chính phủ và các nhà quản lý khác sẽ chú ý đến lượng khí thải carbon của loại tiền này. 

Mike Colyer, Giám đốc điều hành của Foundry, tin rằng tiền mã hóa có thể hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo toàn cầu. Cụ thể hơn, ông tin rằng việc tập hợp các cơ sở đào tiền mã hóa gần các dự án năng lượng tái tạo có thể giảm thiểu việc dư thừa năng lượng tái tạo.

"Việc này cho phép các dự án điện gió và mặt trời thu hồi vốn nhanh hơn và không tạo ra áp lực quá lớn cho lưới điện ở khu vực đó" - Mike Colyer nói.

Tư tưởng này dường như cũng đang được áp dụng ở Trung Quốc. Vào tháng 4/2020, Nhã An, một thành phố nằm ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, đã khuyến khích các công ty blockchain tận dụng lượng thủy điện dư thừa của các nhà máy tại đây.

Đào Bitcoin tốn năng lượng khủng khiếp ra sao mà Elon Musk lại đòi quay lưng vì môi trường? - Ảnh 3.

Nguồn: Visualcapitalist

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
2 giờ trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
3 giờ trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
3 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
3 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
4 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.652.064 VNĐ / thùng

64.02 USD / bbl

2.38 %

- 1.56

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.559.656 VNĐ / thùng

60.44 USD / bbl

2.50 %

- 1.55

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.630.719 VNĐ / m3

3.76 USD / mmbtu

1.94 %

- 0.07

Than đá

COAL

2.503.088 VNĐ / tấn

97.00 USD / mt

2.41 %

- 2.40

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Yamaha ra mắt mẫu xe 150cc có thể đi hơn 700km khi đổ đầy bình xăng mà giá chưa tới 45 triệu đồng
5 giờ trước
Mẫu xe này chỉ tiêu thụ 1,8 lít xăng cho 100km, đồng thời có thể di chuyển một quãng đường lên đến 722km chỉ với một lần đổ đầy nhiên liệu.
Cục pin siêu lớn VinFast vừa lắp cho công ty thắp sáng 6 triệu hộ: Giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu lớn
1 ngày trước
Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu lớn với dự án mà VinFast và đối tác vừa thực hiện.
Còn chưa ra mắt, một doanh nghiệp vận tải đã 'chốt đơn' 10 chiếc xe hybrid đầu tiên của BYD để chạy taxi
1 ngày trước
Mẫu xe hybrid đầu tiên của BYD có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng cùng phạm vi di chuyển 1.200 km.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
2 ngày trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.