Đập hoa, chặt quất chiều 30 Tết: Vì đâu nên nỗi?

16/02/2018 23:05
Việc chặt bỏ cây cảnh, hay thậm chí là phá nát hàng hoá để không bán cũng chẳng cho ai thể hiện một tư duy kinh doanh ích kỷ.

Chiều 30 Tết, nhiều người bán đào, quất, mai cảnh… đập bỏ hàng trăm cây cảnh khiến những người chứng kiến không khỏi xót xa. Công sức, tiền của bỏ ra trong nhiều ngày giờ bị phá nát khiến nhiều người phải suy ngẫm. Nhưng vì đâu nên nỗi?

Đập hoa, chặt quất chiều 30 Tết: Vì đâu nên nỗi? - Ảnh 1.
Nhà vườn chặt bỏ mai cảnh vì không muốn bán hạ giá (ảnh Internet)

Ai cũng có thể thấy là tình trạng “mua tranh, bán cướp” vẫn còn khá phổ biến ở tất cả các loại hàng hoá trên thị trường nước ta. Khi nhu cầu thị trường tăng cao thì nhiều chủ hàng tranh thủ “hét” giá lên tận mây xanh, không giữ đúng cam kết với người tiêu dùng, hám lợi trước mắt.

Trong trường hợp chặt bỏ đào mai dịp tết, nhiều chủ chia sẻ sự bức  xúc vì có nhiều người chơi mai dù đã rất thích song vẫn đợi đến chiều, tối 30 Tết cho mai “đại hạ giá” rồi mới mua nên thà chặt bỏ chứ không bán rẻ hoặc đem cho.

Không phải ở Việt Nam mới có chuyện người tiêu dùng “canh” khi nào có hàng giá rẻ mới ồ ạt đến mua. Trên thế giới, ở các nước phát triển như Mỹ, các nước châu Âu có hẳn những ngày, những tháng xả hàng giá rẻ (như Black Friday, dịp giáng sinh, tết…). Trong số những người chầu trực hàng tháng trời để mua được hàng giá rẻ có không ít những người giàu, những người có thu nhập cao.

Ở Việt Nam, nhiều khi chỉ có đại gia hoặc những người có kinh tế khá giả mới dám mua đào, mai, hoa, cây cảnh để chơi trước hàng tuần, hàng tháng. Còn những người có thu nhập ở mức trung bình, họ chỉ dám nghĩ đến những món ăn tinh thần này khi đã tạm yên tâm vì lo được cái Tết cho gia đình.

Chừng nào vẫn còn tư duy buôn bán theo kiểu “chăn”, “bóp” được ai thì làm “tới bến”, không bán hàng đúng với giá trị thật của nó thì người mua còn phải cân nhắc trước khi móc hầu bao mua bất kỳ sản phẩm nào.

Ở bất kỳ lĩnh vực gì cũng phải có các nguyên tắc, nguyên lý, triết lý riêng. Triết lý kinh doanh đòi hỏi những người làm nghề phải tôn trọng thị trường, tôn trọng người tiêu dùng thì mới có thể phát triển được. Việc chặt bỏ cây cảnh, hay thậm chí là phá nát hàng hoá để không bán cũng chẳng cho ai thể hiện một tư duy kinh doanh ích kỷ chỉ biết mình. Họ, một vài người kinh doanh cây cảnh không thể năm nào cũng “tỏ thái độ”, thách thức hàng vạn người tiêu dùng được. Bởi, đào, mai, quất không phải là những mặt hàng thiết yếu không thể thiếu trong các gia đình ngày xuân. Người dân có rất nhiều lựa chọn cho không gian xuân của gia đình mình thêm phần rực rỡ và ấm cúng.

Để năm sau không còn cảnh chặt bỏ, đập phá đào, mai, cây cảnh, những người kinh doanh trước hết phải có chiến lược cụ thể, quan trọng nhất là phải bán đúng giá sản phẩm, phục vụ nhiều phân khúc thị trường với nhiều đối tượng khách hàng phong phú. Khi giá cả hợp lý thì không chỉ nhà vườn kinh doanh có lãi mà nhiều người dân có cơ hội thưởng lãm vẻ đẹp của cây cảnh nhiều ngày trước Tết nguyên đán./.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
19 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
15 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
50 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
58 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.207.572 VNĐ / tấn

188.30 JPY / kg

0.84 %

- 1.60

Đường

SUGAR

11.980.496 VNĐ / tấn

21.38 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Cacao

COCOA

227.334.120 VNĐ / tấn

8,944.00 USD / mt

3.58 %

+ 309.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.553.715 VNĐ / tấn

302.58 UScents / lb

2.58 %

+ 7.61

Gạo

RICE

17.475 VNĐ / tấn

15.11 USD / CWT

0.40 %

- 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.187.566 VNĐ / tấn

983.75 UScents / bu

0.61 %

+ 6.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.186.859 VNĐ / tấn

292.20 USD / ust

0.97 %

+ 2.80

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
18 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
18 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
20 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
21 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.