Trong hai tuần qua, hàng chục công ty Mỹ, châu Âu và Nhật Bản từ hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế đã từ bỏ các công ty liên doanh, nhà máy, cửa hàng và văn phòng đến từ Nga. Hành động này được đưa ra nhằm đáp trả kế hoạch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Các biện pháp trừng phạt đã ảnh hưởng đến hầu hết lĩnh vực tài chính tại Nga, bao gồm cả ngân hàng trung ương của nước này, khiến tiền tệ của Nga bị xáo trộn và có khả năng gây ra tình trạng vỡ nợ và suy thoái sâu. Bên cạnh đó, có thể còn nhiều điều nữa sắp xảy ra: Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết nền kinh tế Nga sẽ bị "tàn phá" do hậu quả của các lệnh trừng phạt hiện có từ phương Tây, "nhưng chúng tôi ... sẽ xem xét có thể thực hiện điều gì tiếp theo".
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng hứa sẽ đáp trả. Phát biểu ngày 10/3 tại cuộc họp với các quan chức chính phủ, ông ủng hộ kế hoạch giới thiệu "quản lý đối ngoại" đối với các công ty nước ngoài rời Nga.
"Chúng ta cần phải hành động dứt khoát với những công ty sắp đóng cửa sản xuất", ông Putin nói trong một đoạn video do Điện Kremlin đăng tải và được phát sóng trên phương tiện truyền thông nhà nước. "Cần thiết thì ... giới thiệu quản lý từ bên ngoài và sau đó chuyển các doanh nghiệp này cho những người muốn làm việc", ông nói thêm.
Trước đó, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết luật đã được soạn thảo. "Nếu chủ sở hữu nước ngoài đóng cửa công ty một cách bất hợp lý, thì trong những trường hợp như vậy, chính phủ sẽ đề xuất giới thiệu cơ quan quản lý đối ngoại. Tùy thuộc vào quyết định của chủ sở hữu, điều này sẽ quyết định số phận tương lai của doanh nghiệp", ông Mishustin nói, theo Điện Kremlin.
"Nhiệm vụ trọng tâm sẽ là bảo tồn hoạt động của các tổ chức và việc làm. Hầu hết các doanh nghiệp đang thông báo tạm ngừng hoạt động trong khi vẫn duy trì công việc và tiền lương, chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình này", ông nói thêm.
Các công ty đã rời bỏ Nga bao gồm các thương hiệu công nghệ và tiêu dùng mang tính biểu tượng như McDonalds, Coca-Cola và Apple, cũng như các tập đoàn Big Oil hàng đầu như BP và Shell. Goldman Sachs, ngân hàng lớn đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu, cũng cho biết họ sẽ tham gia "đội ngũ" này, cắt giảm hoàn toàn các hoạt động của mình tại Nga. Các ngân hàng khác có khả năng làm theo, để lại số nợ tồn đọng khổng lồ.
Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Nga đã lập một danh sách các công ty đã quyết định rời bỏ và có thể bị quốc hữu hóa, theo một báo cáo trên tờ Izvestiya của Nga được hãng thông tấn nhà nước TASS trích dẫn. Tài liệu được cho là đã được gửi tới chính phủ Nga và Văn phòng Tổng công tố, bao gồm 59 công ty, bao gồm Volkswagen, Apple, IKEA, Microsoft, IBM, Shell, McDonald's, Porsche, Toyota, H&M và có thể thêm nhiều thương hiệu hơn, Izvestiya đưa tin.
Chính phủ Nga trước đó đã ban hành danh sách hàng hóa và thiết bị nhập khẩu vào nước này trước đây, các công ty sẽ bị cấm chuyển những thứ này ra khỏi Nga. Theo một tuyên bố trên trang web của chính phủ, danh sách bao gồm hơn 200 mặt hàng, bao gồm "công nghệ, viễn thông, thiết bị y tế, xe cộ, máy móc nông nghiệp, thiết bị điện", cũng như "toa xe lửa và đầu máy, container, tua-bin, kim loại và máy chế biến đá, màn hình, máy chiếu, bảng điều khiển". Được biết, những hạn chế này sẽ vẫn có hiệu lực cho đến cuối năm 2022.