"Đặt hết trứng vào giỏ Trung Quốc", một nước không biết bán rượu vang cho ai khi Bắc Kinh bất ngờ quay lưng

18/03/2023 10:55
Trong nhiều năm, cơn khát rượu vang Úc của Trung Quốc dường như không thể thỏa mãn. Nhưng mọi chuyện đã thay đổi đột ngột.

Rượu vang Úc ế thê thảm khi Trung Quốc áp thuế quan

Các thực khách Trung Quốc say mê rượu vang đỏ đậm đặc từ Úc đến nỗi nhiều vườn nho Úc đã thay thế nho trắng bằng các loại nho sẫm màu hơn.

Các nhà máy sản xuất rượu thậm chí còn chuyển sang sử dụng nút bần - thay vì nút vặn tiện lợi - vì người tiêu dùng Trung Quốc thích kiểu nút truyền thống.

Nhưng sau đó, tất cả đã kết thúc.

Cuối tháng 11/2020, Trung Quốc thông báo áp đặt thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng rượu vang nhập khẩu từ Úc với lý do phát hiện dấu hiệu rượu vang nhập khẩu từ Úc gây tổn hại đến thị trường sản xuất rượu vang Trung Quốc.

Động thái của Bắc Kinh được cho là biện pháp "hạn chế ngầm" nhằm vào hàng hóa Úc, sau khi căng thẳng hai nước gia tăng vào năm 2020 xoay quanh các tranh cãi về nguồn gốc dịch Covid-19. Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo, các nhà nhập khẩu rượu vang Úc phải chịu mức thuế từ 107,1% đến 212,1% từ ngày 28/11/2020.

Trang Australian Financial Review báo cáo hôm 7/2/2023, kim ngạch xuất khẩu rượu vang thường niên của Úc sang Trung Quốc đã rơi xuống 12,4 triệu USD so với con số khổng lồ 1,3 tỷ USD ghi nhận trước khi Bắc Kinh áp thuế quan.

Kể từ thời điểm đó, thị trường nước ngoài lớn nhất của rượu vang Úc biến mất gần như ngay lập tức. Doanh số bán hàng sang Trung Quốc giảm mạnh - 97% - trong năm đầu tiên (2021).

Đặt hết trứng vào giỏ Trung Quốc, một nước không biết bán rượu vang cho ai khi Bắc Kinh bất ngờ quay lưng - Ảnh 1.

Nhiều vườn nho trắng của Úc đã biến thành nho đỏ để chiều lòng "thượng đế" Trung Quốc. Ảnh: NYT

Các bể chứa tại các nhà máy sản xuất rượu địa phương chất đầy nho Shiraz và Cabernet Sauvignon chưa bán được, khiến giá nho đỏ tuột dốc.

Năm nay, nhu cầu về rượu vang đỏ thậm chí còn thấp hơn. Nông dân trồng nho Úc phải đối mặt với sự lựa chọn, hoặc bán lỗ nho, hoặc không hái, giữ chi phí ở mức tối thiểu.

Những người trồng nho như ông Mauro Travaglione thậm chí còn đặt câu hỏi về tương lai của công việc kinh doanh của gia đình.

Trên trang trại rộng 53 ha ở vùng trồng nho lớn nhất cả nước Riverland, ông Travaglione đã không sản xuất bất kỳ loại rượu vang đỏ bán buôn nào kể từ khi thuế quan có hiệu lực.

Năm ngoái, ông bán nho đỏ cho các nhà máy rượu vang khác, mặc dù lợi nhuận thu được gần như không đủ trang trải chi phí nhưng ông cảm thấy vẫn còn may mắn.

" Mỗi ngày là một cuộc đấu tranh ", ông Travaglione nói. " Bạn không ngừng trăn trở rằng, có đáng để tiếp tục không? ".

Ngành công nghiệp lớn của Úc lao đao

Trung Quốc từ chỗ là khách hàng mua rượu vang lớn nhất của Úc, chiếm 40% xuất khẩu, giờ nhảy xuống vị trí thứ 23, sau các nước như Thụy Điển và Philippines.

Với 1,4 tỷ người tiêu dùng, nguy cơ mất thị trường lớn như Trung Quốc là một đòn giáng mạnh mà không một quốc gia hay ngành công nghiệp nào có thể chịu nổi.

Đặt hết trứng vào giỏ Trung Quốc, một nước không biết bán rượu vang cho ai khi Bắc Kinh bất ngờ quay lưng - Ảnh 2.

Giờ đây, rượu vang Úc ế hàng vì Trung Quốc ngừng nhập khẩu. Ảnh: NYT

Đòn giáng này càng nặng nề với Úc khi nước này đã định hướng lại các ưu tiên của mình sau khi hai nước đạt được thỏa thuận thương mại tự do vào năm 2015.

Vì khoảng 95% rượu vang Úc nhập khẩu vào Trung Quốc là rượu vang đỏ nên nông dân vùng Riverland đã trồng thêm 650 ha nho cabernet sauvignon, shiraz và merlot trong thập kỷ qua, bất chấp tổng diện tích chung dành cho việc trồng nho bị thu hẹp.

Tim Whetstone, một thành viên của Hạ viện Úc ước tính rằng một nửa nho đỏ của vùng này sẽ không được thu hoạch để bán trong năm nay.

" Chúng tôi đặt tất cả trứng vào một giỏ Trung Quốc... ", ông Whitstone nói.

Nikki Palun là một trong những nhà sản xuất rượu vang Úc đầu tiên thâm nhập thị trường Trung Quốc.

Thông thạo tiếng Trung, cô bắt đầu bán rượu đóng chai sang Trung Quốc vào năm 2014. Vào thời kỳ đỉnh cao, cô bán được hơn 2 triệu chai mỗi năm, chiếm khoảng 90% tổng doanh thu.

Sau khi quy định thuế quan mới được áp đặt, cơ hội kinh doanh dường của cô dường như biến mất.

Cô đã thử xuất khẩu thêm các sản phẩm không bị ảnh hưởng bởi thuế quan như các loại rượu mạnh vodka, brandy, thậm chí là nước bưởi có ga nhưng không sản phẩm nào trong số này bán chạy.

Cuối cùng, cô mở một phòng thử rượu ở Melbourne và chuyển trọng tâm bán hàng của mình sang nội địa Úc. Bây giờ, hầu hết doanh số bán hàng của cô là trong nước.

Palun cũng đã xem xét các thị trường nước ngoài khác "nhưng không nước nào có thể thay thế Trung Quốc về số lượng".

Khó khăn của nông dân trồng nho Úc hiện càng chồng chất thêm khi tập đoàn Accolade Wines thông báo với các vườn nho đối tác ở vùng Riverland rằng việc sản xuất nhiều rượu vang đỏ hơn trong năm nay sẽ chỉ khiến giá nho đỏ tiếp tục giảm trong năm tới.

Còn với Travaglione, ông vẫn đang giậm chân tại chỗ.

Gần đây, một người hàng xóm thuộc thế hệ trồng nho thứ ba đã quyết định ngừng kinh doanh và rao bán vườn nho.

Tuy nhiên, Travaglione cho biết, ngay cả việc rời khỏi ngành cũng không dễ dàng vì có rất nhiều vườn nho đang được rao bán mà không có người mua.

Ông nói: " Nếu điều này tiếp tục trong hai hoặc ba năm nữa, rất nhiều người sẽ rút lui và rời đi. Chẳng còn hy vọng nào c ả".

Theo The New York Times

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
5 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
8 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.