Thị trường bất động sản Thanh Hóa được ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam đánh giá là một trong những thị trường hấp dẫn nhất trong thời gian gần đây.
Còn trên thực tế, giới đầu tư địa ốc cho biết đất nền là phân khúc được ưa chuộng nhất trong năm qua, nhiều khu vực có giá đất tăng khá mạnh trong khoảng 2 năm trở lại đây. Đặc biệt, theo tìm hiểu, từ cuối năm 2018 đến nay mức tăng trung bình đạt từ 30-40%.
Chẳng hạn, khảo sát cho thấy, một vài khu đô thị xung quanh trung tâm hành chính mới của TP Thanh Hóa khởi công xây dựng cách đây 3 - 4 năm giá khởi điểm chỉ vào khoảng trên dưới 10 triệu đồng/m2, đến nay sau khi hạ tầng đã được bàn giao giá giao dịch trên thị trường đã lên tới 30-35 triệu đồng/m2. Thậm chí, một số khu vực như mặt đường Hồ Xuân Hương đã có giá ngang ngửa như các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM khi cán mốc 80- 100 triệu đồng/m2.
Giá đất nền Thanh Hóa liên tục biến động trong 2 năm qua
Tại các khu vực vệ tinh xung quanh trung tâm Tp.Thanh Hóa như Sầm Sơn, Bỉm Sơn, Quảng Cư, Quảng Phú, Quảng Tân… giá đất nền cũng liên tục biến động mạnh, ghi nhận mức tăng trung bình trong vòng 1 năm rơi vào khoảng 40%.
Tuy nhiên, theo giới kinh doanh nhà đất tại địa phương thì với sự phát triển TP về phía Đông, những dự án khu đô thị ráp ranh trung tâm đang có tiềm năng tăng giá cao, bởi giá đất ở những dự án này còn khá mềm, đất nền gần trung tâm nhưng giá vẫn ở mức dưới 10 triệu đồng/m2. Chẳng hạn Khu dân cư Quảng Phú - Sunrise Residence đang được nhiều nhà đầu tư săn lùng với giá từ 9 triệu đồng/m2. Hiện tại khu đô thị này đang là một trong số ít dự án đã hoàn thiện pháp lý ở TP Thanh Hóa và đang có tiến độ xây dựng mạnh, theo chủ đầu tư giới thiệu tính đến tháng 7/2019 các hạng mục giai đoạn 1 đã được đưa vào thực hiện bao gồm hệ thống giao thông và san nền. Đến nay, tiến độ công trình đang hoàn thiện được 85% và dự kiến sẽ bàn giao mặt bằng vào T10/2019. Đây cũng là yếu tố khiến dự án được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Bên cạnh đó, nhiều khu vực còn diễn ra sốt đất cục bộ như ở Quảng Cư, giá đất tăng gấp nhiều lần trong khoảng 3 năm qua, từ mức 2 – 4 triệu đồng/m2 (năm 2015) lên mức 16 – 20 triệu đồng/m2 đầu năm 2019. Tương tự, tại Sầm Sơn, giá đất thổ cư ở mặt đường Nguyễn Du hiện đã cán mốc 35-40 triệu đồng/m2. Mức giá này vào năm 2017 chỉ từ 20-25 triệu đồng/m2.
Giá đất nằm lân cận các KĐT lớn của các ông lớn BĐS như FLC, Vingroup, Eurowindow ghi nhận mức tăng chóng mặt, tư 30-40 triệu đồng/m2, chỉ trong vòng hơn 1 năm đã tăng lên 60-70 triệu đồng/m2.
Theo các môi giới, các khu vực có lợi thế ven biển giá đất có thể biến động tăng 200-300% trong vòng 2 năm. Nhiều doanh nghiệp BĐS săn quỹ đất ven biển để làm dự án nhưng cũng dần khan hiếm. Trong khi các NĐT cá nhân cũng có xu hướng “gom” đất ven biển để bán có giá trong tương lai.
Đất đấu giá cũng liên tục nhảy múa. Theo ghi nhận, đất đấu giá nằm ở khu Đông TP như Quảng Xương, Quảng Châu…năm ngoái giá khoảng 3 triệu đồng/m2, năm nay lên 5,5-6 triệu đồng/m2. Đến khi đấu trúng thì tăng lên gấp 3-4 lần. Riêng đất ven biển mức giá tăng thêm khoảng 2-3 triệu đồng/m2 so với đất phía trong.
Đáng nói, hoạt động mua bán ghi nhận diễn ra sôi động thời gian gần đây đã khiến mặt bằng giá đất nền khu vực ven TP được đà tăng giá. Mức chênh NĐT đạt được trong khoảng thời gian 5-8 tháng có thể từ 300-400 triệu đồng. Tuy vậy, nhiều lúc môi giới cũng không có hàng để bán cho khách mua.
Nguyên nhân của sự tăng giá này theo các chuyên gia là do sóng đầu tư hạ tầng, các tập đoàn BĐS lớn đầu tư vào Thanh Hóa, mở rộng quy hoạch cũng như sự bùng nổ của ngành du lịch.
Hạ tầng cũng như sự mở rộng đầu tư của các ông lớn BĐS đã khiến thị trường nơi đây sôi động
Cụ thể, trung tâm tài chính mới có kinh phí đầu tư lên đến 650 tỷ sắp được đưa vào hoạt động và nhiều tuyến đường huyết mạch đang được triển khai như: tuyến đường TP Thanh Hóa - Sân bay Thọ Xuân - khu kinh tế Nghi Sơn, Quốc lộ 47 đến đường Hồ Chí Minh, đại lộ Đông Tây, nâng cấp quốc lộ 15,… những yếu tố này đang tác động rõ nét đến thị trường BĐS khu vực.
Ông Nguyễn Văn Vượng, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần bất động sản Saco chia sẻ: “Sự phát triển của kinh tế - xã hội đã kéo theo sự tăng giá nhanh của thị trường đất nền tỉnh. Kết hợp với việc hàng loạt dự án do các tập đoàn lớn đã và đang chuẩn bị khởi công xây dựng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới sẽ gián tiếp tác động đến giá của BĐS Thanh Hóa. Đây cũng chính là yếu tố chính ảnh hưởng đến tâm lý mua BĐS của cả NĐT lẫn người mua thực đang diễn ra khá nhộn nhịp ở khu vực này.
Theo các chuyên gia, không phải bỗng nhiên đất Thanh Hóa lại “nóng” mà có sự tác động rõ nét từ yếu tố hạ tầng và kinh tế tỉnh nhà. Năm 2018 đã trở thành năm Thanh Hóa tăng trưởng kinh tế cao nhất từ trước đến nay khi GRDP đạt 15,16%, vượt 0,16% kế hoạch.Về du lịch, chỉ trong 6 tháng đầu năm, xứ Thanh đã đón trên 6,3 triệu lượt khách, tăng 23,2% là mức tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2018, mang về doanh thu 8,170 tỷ đồng. Sức hút từ nền kinh tế và du lịch đã tác động mạnh đến thị trường BĐS nơi đây, đặc biệt biên độ tăng giá của đất nền ven biển khá mạnh trong suốt một năm qua. Bên cạnh các ông lớn phát triển các siêu dự án thì các NĐT cá nhân cũng dồn về đây để đón đầu cơ hội, kì vọng lợi nhuận cao trong tương lai.