Đây là một sản phẩm của công ty trải nghiệm truyền hình trực tiếp thiên văn Ale. Họ có thể tạo ra mưa sao băng theo yêu cầu của khách hàng. Dự kiến năm 2019, mưa sao băng nhân tạo sẽ được phóng lần đầu tại Hiroshima.
Nhật Bản sẽ phóng mưa sao băng nhân tạo vào năm 2019
Ale sẽ đưa vệ tinh chế tạo chuyên dụng lên không trung, cách trái đất khoảng 350 km. Thiết bị này có thể tạo ra mưa sao băng bất kỳ lúc nào với màu sắc đa dạng giữa màn đêm. Người xem có thể chiêm ngưỡng cảnh tượng tuyệt đẹp này từ mọi góc độ. Phạm vi rơi của mưa sao băng khoảng 100 km.
So với “hàng xịn”, mưa sao băng nhân tạo còn có khả năng biến đổi màu sắc tự do
Thực chất ý tưởng này đã được công khai từ năm 2015. Vệ tinh chuyên dụng sẽ chở theo từ 15-20 hạt kim loại tròn có đường kính nhỏ hơn 2,5cm. Sau khi vệ tinh đi vào quỹ đạo như dự định khoảng 15 phút, các hạt kim loại sẽ được bắn ra vùng trời trên biển Seto. Mỗi hạt sẽ xuyên qua bầu khí quyển với tốc độ 8km/giây, ma sát với không khí, rực cháy và phát sáng, tạo nên hiệu ứng “mưa sao băng nhân tạo” và có thể duy trì như vậy trong 10 giây. Ngoài ra, việc thay đổi thành phần hóa học trong nhân hạt còn có thể làm biến đổi tự do màu sắc sao băng.
So với “hàng xịn”, mưa sao băng nhân tạo còn có khả năng biến đổi màu sắc tự do
Được biết, những hạt kim loại này sáng hơn cả sao băng tự nhiên, thời gian phát sáng cũng dài hơn. Giá để chế tạo một “ngôi sao” như thế này có giá 1 tỷ JPY (~ 200 tỷ VND). Còn mức giá cụ thể để tạo nên màn mưa sao băng hiện chưa được tiết lộ. Ông Josh Rodenbaugh – nhân viên trong nhóm vận hành vệ tinh của Ale cho biết, mức giá trung bình cho một màn bắn pháo hoa ở Tokyo là 40.000 USD (911 triệu VND). Họ sẽ cố gắng đưa ra mức giá thấp hơn cho dịch vụ “tạo mưa sao băng”.
Giá để chế tạo một “sao băng” nhân tạo có giá 1 tỷ JPY (~ 200 tỷ VND)
Tuy nhiên, sản phẩm mới lạ này cũng nhận về vô số lời phê bình từ các chuyên gia. Bởi sao băng của Ale lớn hơn sao băng thật. Nếu những hạt kim loại này va đập lẫn nhau trong vũ trụ sẽ có thể phá hủy các vệ tinh ở quỹ đạo thấp hơn. Ngoài ra, khi mưa sao băng nhân tạo rơi vào phạm vi cách vệ tinh 200 km sẽ dễ gây ra sự cố.
Nhà thiên văn học Patrick Seitzer của đại học Michigan bày tỏ: “Tôi quả thực rất ngưỡng mộ trí óc và công nghệ chuyên ngành của họ, nhưng mưa sao băng nhân tạo sẽ đem tới những mảnh vỡ quỹ đạo và điều này quả thực không ổn. Hơn nữa, trong 10 năm tới, nó có thể gây ra tắc nghẽn trong quỹ đạo gần mặt đất”.
Đáp lại lời phê bình này, ông Rodenbaugh cho biết: “Chúng tôi đã làm các thử nghiệm mô phỏng liên quan, cách 1 giờ lại giải phóng một lượng hạt nhất định. Trong suốt 1 năm, chúng tôi không hề thấy các hạt kim loại tiếp cận với vệ tinh trong danh mục quỹ đạo”. Dù vậy, mưa sao băng nhân tạo vẫn sẽ gây ảnh hưởng tới vệ tinh gián điệp, vì những thiết bị này không nằm trong danh mục vệ tinh trong hệ tham chiếu của Ale.