Đất trường học bị đưa vào khu nghĩa trang, phụ huynh lo bốc thăm để con được đi học

20/08/2022 07:26
Phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) là nơi có số lượng học sinh vào top đông nhất Thủ đô Hà Nội khi phụ huynh phải bốc thăm để con em mình đi học, thế nhưng tại đây những khu đất có vị trí đẹp "mọc" lên các tòa chung cư, biệt thự sang trọng còn đất xây dựng trường học lại bị quy hoạch vào những vị trí khó khả thi như trên đất nghĩa trang, ao đình dẫn đến thiếu trường học trầm trọng.
Đất trường học bị đưa vào khu nghĩa trang, phụ huynh lo bốc thăm để con được đi học - Ảnh 1.

Theo báo cáo của quận Hoàng Mai, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (Tổng công ty HUD) được giao làm chủ đầu tư 6 khu đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai gồm: Khu đô thị tập trung Định Công, Khu đô thị nhà ở Bắc Linh Đàm, Khu nhà ở Bắc Linh Đàm mở rộng, Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm, Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp, Khu đô thị mới Tây Nam hồ Linh Đàm. Đến nay, Tổng công ty HUD đã triển khai thực hiện xong các ô đất ở xây dựng mới. Thế nhưng còn lại 33/86 (38%) ô đất công cộng, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật chưa triển khai xây dựng.

Đất trường học bị đưa vào khu nghĩa trang, phụ huynh lo bốc thăm để con được đi học - Ảnh 2.

Đáng nói, trong đó 12/23 ô đất xây dựng trường học (tỷ lệ 52%) chưa được xây. Trong đó 5 dự án thứ phát nhận chuyển nhượng từ HUD, 7 ô đất còn lại do HUD quản lý.

Đất trường học bị đưa vào khu nghĩa trang, phụ huynh lo bốc thăm để con được đi học - Ảnh 3.

Thế nhưng, một nghịch lý đang diễn ra trên địa bàn phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) - nơi có số lượng học sinh vào top đông nhất Thủ đô Hà Nội đó là những khu đất có vị trí đẹp "mọc" lên các tòa chung cư, biệt thự sang trọng còn đất xây dựng trường học lại bị quy hoạch vào những vị trí khó khả thi như trên đất nghĩa trang, ao đình dẫn đến thiếu trường học trầm trọng. Nhiều phụ huynh học sinh đứng trước lo ngại phải bốc thăm để con mình được đi học.

Đất trường học bị đưa vào khu nghĩa trang, phụ huynh lo bốc thăm để con được đi học - Ảnh 4.

"Trong quy hoạch các khu đô thị, chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đã được cân đối. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư chỉ chăm chăm xây nhà để bán và không xây trường học cho dân dẫn đến tình trạng thiếu trường học trầm trọng. Không phải ai cũng có tiền cho con đi học trường tư đắt đỏ, nếu phải bốc thăm may rủi để được cho con đi học trường công thì vô cùng lo ngại", một cư dân khu đô thị Linh Đàm lo lắng.

Đất trường học bị đưa vào khu nghĩa trang, phụ huynh lo bốc thăm để con được đi học - Ảnh 5.

Khu đất nghĩa trang với hàng nghìn ngôi mộ ở khu Tây Nam Linh Đàm (phường Hoàng Liệt) trước đây được quy hoạch dự án trường học.

Đất trường học bị đưa vào khu nghĩa trang, phụ huynh lo bốc thăm để con được đi học - Ảnh 6.

Cách đấy không xa, lô đất NT1 khu Tây Nam Linh Đàm với quy hoạch là đất trường học được HUD chuyển nhượng cho nhà đầu tư thứ phát cũng đang quây tôn bỏ hoang, trong khi trường học tại đây thiếu trầm trọng.

Đất trường học bị đưa vào khu nghĩa trang, phụ huynh lo bốc thăm để con được đi học - Ảnh 7.
Đất trường học bị đưa vào khu nghĩa trang, phụ huynh lo bốc thăm để con được đi học - Ảnh 8.

Bên trong khu đất ngổn ngang, để hoang cho cỏ mọc.

Đất trường học bị đưa vào khu nghĩa trang, phụ huynh lo bốc thăm để con được đi học - Ảnh 9.

Hay tại khu đất ký hiệu CC6B Tây Nam Linh Đàm có diện tích 13.000m2 giao cho Tổng Công ty HUD được quy hoạch xây dựng trường học nhưng nhiều năm nay chưa thực hiện.

Đất trường học bị đưa vào khu nghĩa trang, phụ huynh lo bốc thăm để con được đi học - Ảnh 10.

Bên trong khu đất được tận dụng làm bãi đỗ xe "khủng".

Đất trường học bị đưa vào khu nghĩa trang, phụ huynh lo bốc thăm để con được đi học - Ảnh 11.

Tại khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp nhiều ô đất trường học cũng bị quy hoạch vào đất nghĩa trang, ao đình và chưa thể giải phóng được mặt bằng để triển khai xây dựng.

Đất trường học bị đưa vào khu nghĩa trang, phụ huynh lo bốc thăm để con được đi học - Ảnh 12.

Một khu đất xây dựng trường học khác tại khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp bỏ hoang cho cỏ dại mọc um tùm.

Đất trường học bị đưa vào khu nghĩa trang, phụ huynh lo bốc thăm để con được đi học - Ảnh 13.
Đất trường học bị đưa vào khu nghĩa trang, phụ huynh lo bốc thăm để con được đi học - Ảnh 14.

Nhiều lô đất công cộng, dịch vụ tại khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp cũng trong tình trạng quây tôn bỏ hoang khiến bộ mặt đô thị trở nên nhếch nhác.


Mới đây, cử tri tiếp tục đề nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo, yêu cầu HUD khẩn trương bàn giao cho quận Hoàng Mai những ô đất xây dựng trường học, công cộng ở Khu đô thị Linh Đàm vẫn chưa được đầu tư theo quy hoạch. Việc bàn giao này, theo đề nghị của cử tri, là để quận đưa vào đầu tư, quản lý phục vụ nhân dân trên địa bàn, tránh bỏ không gây mất vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và phát sinh các vi phạm về lấn chiếm đất đai.

Trả lời cử tri, Bộ Xây dựng vừa tiếp tục có Công văn 3024 và cho biết Bộ là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại HUD. Trước đó, Bộ đã có ý kiến trả lời cử tri TP Hà Nội, trong đó đã làm rõ các nguyên nhân khách quan dẫn đến việc chậm triển khai các dự án của HUD.

Việc bàn giao cho quận Hoàng Mai các ô đất công cộng, trường học như kiến nghị của cử tri TP Hà Nội "cần đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật, đảm bảo lợi ích của người dân và nhà đầu tư". Do đó, theo Bộ Xây dựng, cần thời gian nghiên cứu, rà soát, đánh giá kỹ lưỡng.

Bộ Xây dựng khẳng định sẽ tiếp tục chỉ đạo Tổng công ty HUD tập trung, nghiêm túc, đẩy mạnh công tác chuẩn bị và thực hiện các dự án đầu tư đã được cử tri phản ánh. Đồng thời là phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, có thẩm quyền của quận Hoàng Mai để sớm hoàn thành quy hoạch, giải phóng mặt bằng, thực hiện đầu tư tại các lô đất thuộc các dự án của Tổng công ty HUD làm chủ đầu tư tại quận này.


Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
50 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
54 phút trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
2 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
2 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
3 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Gây sốt với mức giá chỉ 354 triệu đồng, "Honda City phiên bản SUV" có thêm bản đặc biệt
5 giờ trước
Thiết kế đẹp mắt, trang bị hiện đại và giá bán rẻ ngang Hyundai Grand i10, mẫu xe được mệnh danh là "Honda City phiên bản SUV" đang khiến thị trường dậy sóng.
Bộ 3 xe AION mới chốt ra mắt Việt Nam năm nay: Nhiều phân khúc, có xe cửa cánh chim, chạy xa nhất 770km/sạc
6 giờ trước
Y Plus, ES và Hyptec HT sẽ là những mẫu xe đầu tiên được AION đưa về Việt Nam từ tháng 10 tới cuối năm nay. Hệ thống trạm sạc vẫn đang là thách thức không nhỏ.
Các bản Hyundai Santa Fe 2024 quá tương đồng, khách sẽ bớt rối khi nhìn vào bảng so sánh này
1 ngày trước
Ngoại trừ phiên bản tiêu chuẩn, các phiên bản còn lại của Hyundai Santa Fe 2024 đều có sự tương đồng lớn về mặt trang bị.
Người dân vùng lũ lụt đang cần nhất những hàng hóa, vật dụng gì?
1 ngày trước
Từ sự giúp đỡ của các cơ quan, nhà hảo tâm, đời sống người dân vùng bão lũ, sạt lở đã cơ bản qua tình huống nguy cấp. Để tái thiết cuộc sống lâu dài, người dân vẫn cần rất nhiều nguồn lực khác nhau.