"Đất vàng" biến thành của riêng, ai hưởng lợi?

24/10/2022 14:54
Khu "đất vàng" gần 31.000 m2 với 3 mặt tiền nằm ngay quận 5 (TP HCM) vốn thuộc sở hữu Nhà nước đã bị hóa kiếp lòng vòng, rơi vào tay tư nhân.

Với vị trí đắc địa, giáp 3 mặt đường Trần Nhân Tông, Trần Phú, Lê Hồng Phong - Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn (152 Trần Phú, phường 2, quận 5) thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) từ lâu đã được nhiều đại gia bất động sản ngắm nghía.

Năm 2012, Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn phải dời về Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc, Vinataba xin các bộ, ngành lập dự án địa ốc với các công ty tư nhân, bằng cách góp một phần giá trị quyền sử dụng đất.

Dự án được rầm rộ triển khai nhưng chỉ qua vài năm, Vinataba bán dần toàn bộ phần góp vốn của mình cho các đối tác, chỉ thu về tổng cộng 370 tỉ đồng. Từ đó, toàn bộ cổ phần Nhà nước trong dự án đã về tay của một tập đoàn bất động sản tư nhân đình đám.

370 tỉ đồng là số tiền quá bèo so với giá trị khu đất này mà theo các nhà kinh doanh đất đai, vào thời điểm năm 2012 đã lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Còn theo giá trị đất đai những năm gần đây, con số trên phải được nhân lên gấp nhiều lần. Bởi, xin nhắc lại lần nữa: khu đất trên có diện tích gần 31.000 m 2 , nằm ở vị trí đắc địa khu trung tâm TP HCM. Nơi mà nhiều người trong giới bất động sản gọi là "đất kim cương", không chỉ là " đất vàng ".

Tất nhiên lãnh đạo Vinataba thời kỳ đó và những người thực hiện dự án trên không hề ngây thơ. Họ là những người quản lý doanh nghiệp lâu năm và thừa biết giá trị khu đất lớn đến đâu. Việc góp vốn của dự án hoàn toàn nằm trong những tính toán đã được dự trù kỹ lưỡng để nâng lợi nhuận lên cao nhất và qua đó lợi nhuận của những bên tham gia cũng sẽ được nhiều nhất. Giá trị của khu đất được định giá càng thấp thì chi phí thực hiện dự án càng thấp và hiển nhiên đây là cơ hội để các nhà đầu tư ẳm trọn khu " đất vàng ", vốn là đất công.

Đất vàng biến thành của riêng, ai hưởng lợi? - Ảnh 1.

Điều khó hiểu là trước khi đất công bị "hóa kiếp", hồ sơ phải được trình cơ quan chức năng thẩm định, quyết định nhưng không nơi nào có biện pháp can thiệp. Nó bị thâu tóm bằng những chiêu thức cũ và đơn giản nhưng vẫn được chấp thuận cho qua. Dư luận đặt câu hỏi trách nhiệm của các cơ quan chức năng ở đâu và những người liên quan có dự phần vào giá trị khu đất?

Cũng may, phi vụ "chảy máu đất công" đã không qua mắt được cơ quan thanh tra. Tại kết luận của Thanh tra Chính phủ mới đây đã chỉ rõ trách nhiệm của Vinataba trong việc thực hiện góp vốn dự án tại 152 Trần Phú. Theo đó, Vinataba đã không thực hiện đánh giá lại tài sản là không đúng quy định về quản lý tài sản doanh nghiệp Nhà nước ; không xin phép và làm trái chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ , vi phạm pháp luật về chuyển nhượng tài sản doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, có nguy cơ thất thoát tiền của Nhà nước, của doanh nghiệp.

Với những sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chủ trì cùng Bộ Tài chính, UBND TP HCM và các bộ, ngành liên quan thu hồi khu "đất vàng" trên và xử lý các phát sinh.

"Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc đến ngày 31-12-2023 chưa thực hiện được việc thu hồi thì chuyển cơ quan điều tra, Bộ Công an để xử lý theo quy định" - kết luận thanh tra nêu rõ.

Hy vọng, những khuất tất trong quá trình "hóa kiếp" khu đất này sẽ sớm được sáng tỏ.

Trục lợi đất công đã và đang là vấn đề nóng. Các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ nhiều diện tích đất công nhưng khai thác không hiệu quả. Nghiêm trọng hơn đã và đang có không ít trường hợp dùng nhiều chiêu trò bắt tay với các tập đoàn tư nhân để thôn tính đất đai của Nhà nước, đặc biệt là những khu đất, bất động sản nằm ở khu trung tâm các đô thị lớn.

Để "hóa kiếp" đất công, thông thường là có sự tiếp tay của những cán bộ được giao trách nhiệm quản lý. Họ bắt tay nhau định giá đất thấp, chuyển nhượng lòng vòng phần vốn của Nhà nước, dần dần tài sản công rơi vào tay tư nhân. Phần tiền Nhà nước thu được quá nhỏ bé so với giá trị của khu đất.

Những thất thoát kiểu này là vô cùng lớn. Cần phải mạnh tay ngăn chặn, thu hồi để bảo toàn nguồn tài nguyên đất đai, bảo quản tài sản công.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
7 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
6 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
5 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
5 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
4 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
14 giờ trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
1 ngày trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.