Dấu ấn lịch sử của ngành nông nghiệp: XK nông sản đạt 36,37 tỷ USD

30/12/2017 10:19
Vượt qua nhiều khó khăn về thiên tai và thị trường đầu ra, năm 2017 xuất khẩu nông lâm thủy sản đã đưa về trên 36 tỷ USD. Đây là mức cao kỷ lục từ trước đến nay, trong đó nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam như rau quả, thủy sản, gỗ cũng tạo ra những cột mốc mới.

Rau, tôm cua cá “bứt phá”

Trong năm 2017, kinh tế thế giới biến động mạnh, gần đây nhất là thị trường Trung Quốc, đã tác động lớn đến thương mại nông nghiệp Việt Nam. Ở trong nước, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của các loại hình thiên tai, nhân tai nhưng sức sản xuất của ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục bứt phá, thị trường xuất khẩu (XK) nông lâm thủy sản vẫn tiếp tục được mở rộng bao gồm cả thị trường truyền thống, thị trường tiềm năng, thị trường ngách. XK nông lâm thủy sản năm 2017 vượt mục tiêu XK đề ra là 35 tỷ USD và tăng trưởng 3%, tiếp tục được đánh giá là “điểm sáng” trong bức tranh chung của nền kinh tế nước ta.

dau an lich su cua nganh nong nghiep: xk nong san dat 36,37 ty usd hinh anh 1

 Thanh long Việt Nam đã và đang được nhiều nước quan tâm, nhập khẩu.  Ảnh: I.T

Nối tiếp thành công, lĩnh vực XK nông lâm thủy sản  năm 2018 của Việt Nam được dự báo là một năm có nhiều triển vọng do nhu cầu thị trường tăng, cơ hội được hưởng ưu đãi lớn về thuế, sức cạnh tranh từ các Hiệp định thương mại tự do. Nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản  của Việt Nam được đánh giá có nhiều thế mạnh và dư địa XK lớn có cơ hội tăng trưởng XK như rau, củ, quả, hạt điều, sao su, sắn, gỗ, lâm sản ngoài gỗ và thủy sản.

Theo Bộ NNPTNT, kim ngạch XK nông lâm thủy sản  tháng 12.2017 ước đạt 3,13 tỷ USD, đưa tổng giá trị XK năm 2017 đạt 36,37 tỷ USD - tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016. Đây là mức kỷ lục mới trong XK nông lâm thủy sản. Cụ thể, giá trị XK các mặt hàng nông sản chính ước đạt 18,96 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2016; thủy sản ước đạt 8,32 tỷ USD, tăng 18%; các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 7,97 tỷ USD, tăng 9,2%.

Với tiềm năng và “dư địa” rất lớn trong XK, rau quả tiếp tục có những bứt phá đem về kim ngạch cao cho toàn ngành. Nếu như năm 2016 kim ngạch XK rau quả đạt 2,4 tỷ USD thì năm 2017 ước đạt 3,45 tỷ USD, tăng 40,5%. Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu hàng rau quả của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2017.

XK rau quả hiện đã vượt xa các ngành hàng chủ lực khác như: Gạo, cao su, chè, hạt điều... Ông Nguyễn Quốc Toản – Phó Cục trưởng thường trực Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) phân tích: “Nhu cầu tiêu thụ rau quả tươi và chế biến trên thị trường thế giới được dự báo tăng tích cực. Chính vì vậy, kỳ vọng đạt kỷ lục mới về XK rau quả có tính khả thi trong điều kiện nông nghiệp đang thực hiện tái cơ cấu bền vững theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp chất lượng cao; phát triển các loại rau và hoa không dùng đất, nông sản không dùng hóa chất, thuốc trừ sâu... Cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao năng lực chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thời gian bảo quản”. Tăng cường kết nối doanh nghiệp chuỗi siêu thị lớn, thu hút đầu tư nâng cao năng lực chế biến bảo quản sản phẩm nông sản XK để tham gia vào chuỗi sản phẩm trên thị trường toàn cầu, triển khai xúc tiến giới thiệu quảng bá tiến tới XK các sản phẩm hữu cơ sang các thị trường Mỹ, Đức, Pháp, Trung Quốc, Canada, Thụy Điển, Tây Ban Nha…

"Bộ NNPTNT sẽ tăng cường xúc tiến thương mại, truyền thông, tổ chức các hội nghị với các nước nhập khẩu và các nhà xuất nhập khẩu, nhà phân phối cũng như các doanh nghiệp lớn nhằm sản xuất ra sản phẩm nông lâm thủy sản có chất lượng ổn định, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu truyền thống và thị trường mới khai thông”.

Ông Trần Thanh Nam  -
Thứ trưởng Bộ NNPTNT

Cùng với bứt phá về xuất khẩu rau quả, còn phải kể đến XK thủy sản. Nếu như đầu năm nay, ngành thủy sản còn dè dặt đặt mục tiêu XK đạt 7,4 tỷ USD thì những tháng cuối năm đã tự tin có thể cán mốc 8 tỷ USD khi nhiều thị trường XK mới ghi nhận sự tăng trưởng đột phá. Thực tế đến những ngày cuối cùng của năm 2017, giá trị XK thủy sản ước đạt 8,32 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2016. Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2017, chiếm 55,3% tổng giá trị XK thủy sản.

 Kết quả này là nhờ doanh nghiệp XK thủy sản Việt Nam chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm sạch, đồng thời đẩy mạnh việc tìm kiếm thêm các thị trường mới đối với những mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra… Ông Nguyễn Ngọc Oai - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhận định: “Thời tiết thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thủy sản, với sản lượng và khai thác đều tăng. Về cá tra hiện nay diện tích nuôi khoảng 5,1 nghìn ha cho sản lượng hơn 1,2 triệu tấn, đem về kim ngạch khoảng 1,7 tỷ USD. Giá trị XK thủy sản năm 2017 hơn 8 tỷ USD. Tăng trưởng trong sản xuất thủy sản góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của toàn ngành nông nghiệp, cũng như giá trị XK nông, lâm thủy sản”.

Góp phần vào “bức tranh XK” của ngành nông nghiệp còn có ngành gỗ khi góp 7,6 tỷ USD giá trị kim ngạch. “Có được kết quả này do các thị trường chính như Mỹ, Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng với các đơn hàng đã được ký. Các thị trường mới như Ấn Độ, Canada, Nga, khu vực Trung Đông đều có những tín hiệu khả quan. Bên cạnh đó các doanh nghiệp đã và đang tập trung đầu tư chiều sâu về chế biến cũng góp phần nâng cao  sản lượng và giá trị XK” - ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam chia sẻ.

Nhu cầu tăng, nông nghiệp tiếp tục bứt phá

Trước những kết quả đã đạt được, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng: “Chúng ta đã hình thành bước đầu những ngành hàng lớn mang tính lợi thế cho XK. Nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển, năm 2017 XK nông sản Việt Nam ước đạt 36,37 tỷ USD. Chúng ta quyết tâm tổ chức sản xuất theo chuỗi, chế biến thật tốt, mở thêm thị trường mới. Trong phát triển thị trường phải quan tâm và chú trọng chất lượng nông sản tốt nhất đáp ứng cả thị trường nội địa với 92 triệu dân và thị trường XK với 7 tỷ dân của toàn cầu”. 

Để đẩy mạnh XK nông lâm thủy sản và phát huy tối đa giá trị các mặt hàng XK của Việt Nam trong năm 2018, theo ông Nguyễn Quốc Toản – Phó Cục trưởng thường trực Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT): “Ngành nông nghiệp cần triển khai nhiều giải pháp mang tính chất toàn diện, đồng bộ và lâu dài để tổ chức sản xuất gắn với cơ chế thị trường XK để nâng cao chất lượng và xây dựng uy tín thương hiệu cho sản phẩm nông lâm thủy sản  Việt Nam ở thị trường trong nước và thế giới”.

Còn theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam: “Năm 2018, Bộ NNPTNT sẽ tăng cường hợp tác quốc tế và đàm phám để có các thỏa thuận song phương với các nước, giải quyết các rào cản kỹ thuật nhằm tiếp cận và mở rộng thị trường XK, hỗ trợ tháo gỡ kịp thời các khó khăn cho các doanh nghiệp XK nông lân thủy sản. Thúc đẩy và phát triển các ngành chế biến bảo quản nông lâm thủy sản phục vụ thị trường trong nước và XK. Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng XK trên cơ sở tập trung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường truy xuất nguồn gốc theo chuỗi, quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi, xây dựng mã định doanh quốc gia các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, xây dựng đồng bộ hệ thống tiêu truy xuất nguồn gốc theo chuỗi”.

Tin mới

Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
8 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Fujifilm tăng giá loạt máy ảnh và ống kính tại Việt Nam, người dùng "kêu trời" vì giá cao nhưng cũng chẳng có hàng mà mua
8 giờ trước
Trước đó, Fujifilm đã đưa ra khuyến cáo về tình trạng đầu cơ X100VI trên thị trường chợ đen.
Xe Honda dáng đẹp vừa về nước đã hạ giá: Ăn xăng 1,9L/100km, trang bị xịn hơn hẳn xe đối thủ
8 giờ trước
Mẫu xe Honda này vừa chính thức được bán ra một thời gian ngắn.
Hoãn áp thuế đối ứng, Tây Ban Nha lập tức đẩy mạnh xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ: Sản lượng chiếm 40% của thế giới, Mỹ chốt đơn đều đặn 180.000 tấn mỗi năm
5 giờ trước
Các nhà sản xuất tại Tây Ban Nha đang đẩy nhanh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ để tránh thuế quan.
Giăng lưới săn loài 'lộc trời' sống chỉ vài giờ, giá đắt đỏ ở Hà Nội
5 giờ trước
"‘Vờ’ là đặc sản hiếm có của sông Hồng, xuất hiện từ tháng 2 đến 4 âm lịch hằng năm, có giá đắt đỏ nhưng vẫn rất hút khách.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.093.380 VNĐ / tấn

169.50 JPY / kg

2.35 %

+ 3.90

Đường

SUGAR

10.213.267 VNĐ / tấn

18.00 UScents / lb

0.66 %

- 0.12

Cacao

COCOA

219.047.607 VNĐ / tấn

8,511.00 USD / mt

5.23 %

+ 423.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

204.271.015 VNĐ / tấn

360.01 UScents / lb

4.91 %

+ 16.86

Gạo

RICE

15.821 VNĐ / tấn

13.51 USD / CWT

2.00 %

+ 0.27

Đậu nành

SOYBEANS

9.861.474 VNĐ / tấn

1,042.80 UScents / bu

1.34 %

+ 13.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.499.708 VNĐ / tấn

299.60 USD / ust

0.57 %

+ 1.70

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Để cây 'tỷ đô' phát triển bền vững: Bài học đắt giá khi 'ăn xổi'
2 giờ trước
Trái sầu riêng, mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang giá trị hàng tỉ USD của Việt Nam những tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025 gặp khó vì vướng quy định kiểm nghiệm chất lượng xuất khẩu. Đây là bài học học đắt giá cho những người trồng “ăn xổi” và một lần nữa “đánh thức” tính chủ động của cơ quan chức năng trong việc tăng cường định hướng.
Mỹ tăng mạnh đưa mặt hàng ít quen thuộc này vào Việt Nam: nhập khẩu đột biến hơn 700%, đạt kỷ lục trong 5 năm qua
56 phút trước
Đây là mức nhập khẩu cao nhất trong vòng hơn 5 năm trở lại đây từ Mỹ đối với mặt hàng này.
Giá cà phê, hồ tiêu tăng vọt sau chuỗi ngày 'rơi thẳng đứng'
12 giờ trước
Việc hoãn áp thuế 46% trong 90 ngày của Mỹ là động lực giúp giá cà phê và hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh. Trước đó, thông tin áp thuế khiến giá các mặt hàng này "rơi thẳng đứng" trong nhiều ngày liên tiếp.
Nếu được vào Mỹ sau đàm phán, loại quả Việt Nam đang trồng nhiều top đầu TG có thể mang về 100 triệu USD
14 giờ trước
Việt Nam đang đề nghị phía Mỹ nhanh chóng xem xét "mở cửa" thị trường cho loại quả đầy tiềm năng này.