Đâu chỉ là cạnh tranh với Netflix, dịch vụ truyền hình OTT trong nước còn muôn vàn "nỗi khổ"

18/05/2019 10:45
Bao nhiêu người trong số chúng ta nói không với "phim lậu"?

Xu thế chuyển đổi số hiện nay khiến các doanh nghiệp đang bắt đầu thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới. Lĩnh vực thông tin và truyền thông cũng không phải là ngoại lệ.

Dịch vụ OTT TV là một loại hình truyền hình trả tiền tuy còn khá mới nhưng đã có con số ấn tượng về thuê bao, khiến nhiều người lạc quan về sự chuyển đổi công nghệ của thị trường truyền hình trả tiền. Tuy nhiên, trong “cuộc đua” OTT truyền hình, các doanh nghiệp trong nước đang phải đối diện với một thực tế rất khác.

Trong số các hình dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam như: Truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình kỹ thuật số thì truyền hình OTT là loại hình còn non trẻ nhất.

Đâu chỉ là cạnh tranh với Netflix, dịch vụ truyền hình OTT trong nước còn muôn vàn nỗi khổ - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Lê Tân, Phó giám đốc Trung tâm Nội dung số, Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC nhận xét: “Hầu hết các đơn vị cung cấp dịch vụ OTT truyền hình, trong đó có cả VTC đều nhìn thấy là tốc độ tăng trưởng của quảng cáo online qua các năm đều tăng, còn tốc độ của quảng cáo truyền hình đang chậm lại. Vì thế, việc đầu tư vào OTT truyền hình là điều tất yếu, là xu hướng buộc phải đi, dù trong giai đoạn này hầu hết đều… đang lỗ.

So sánh với dịch vụ truyền thống, mỗi thuê bao đều sẽ đóng phí hàng tháng, nhà cung cấp dịch vụ sẽ có dòng tiền ổn định. Điều này trái ngược với OTT, khi mà nhà cung cấp dịch vụ OTT đều có doanh thu dựa vào quảng cáo và chỉ mới nhìn thấy tương lai trên những con số, họ không có tiền ngay và cũng không quay vòng vốn được ngay”, ông Tân cho biết.

Để phát triển thành công dịch vụ OTT truyền hình, cần đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện. Trong đó, điều kiện tiên quyết là nền tảng Internet; điều kiện thứ hai là chính sách hỗ trợ của nhà nước về OTT và điều kiện thứ ba cũng là điều kiện quan trọng nhất, mỗi đài cần có nội dung đặc sắc và định hình được vị trí trong lòng khán giả. Tuy nhiên, hiện tại các nhà đài ở Việt Nam chưa có nền tảng Internet thực sự tốt; chính sách hỗ trợ của nhà nước cho sự phát triển của OTT chưa hoàn thiện. 

Báo cáo Chính sách OTT ở châu Á của Hiệp hội Công nghiệp Video châu Á (Avia) cho biết: "Dịch vụ truyền hình trả tiền và các dịch vụ truyền hình OTT ở Việt Nam đều được quản lý bởi Cục Phát Thanh, Truyền Hình và Thông tin điện tử (ABEI) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (MIC). Bộ Thông tin và Truyền thông đã có các quy định các dịch vụ thông tin qua biên giới internet từ năm 2016, nhưng việc áp dụng các quy định này cho các dịch vụ OTT TV thì vẫn còn mơ hồ".

Đâu chỉ là cạnh tranh với Netflix, dịch vụ truyền hình OTT trong nước còn muôn vàn nỗi khổ - Ảnh 2.

Sau 3 năm, kể từ năm 2015 đến 2018 (thời điểm báo cáo phát hành), các chính sách điều tiết dịch vụ OTT TV của Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể (ngang với Singapore và hơn rất nhiều các quốc gia châu Á khác), hơn nữa còn đang để xuất ra các quy định để hoàn thiện cơ chế quản lý dịch vụ này, nhưng dường như các doanh nghiệp kinh doanh OTT vẫn còn đang "gặp khó" trong kinh doanh.

Báo cáo gợi ý, khi đưa ra các chính sách cho các dịch vụ OTT và truyền hình trả tiền truyền thống, các Chính phủ nên ghi nhớ thực tế cạnh tranh khắc nghiệt với đầy rẫy các bên cung cấp dịch vụ lậu vi phạm bản quyền. Càng nhiều gánh nặng pháp lý đặt lên các dịch vụ làm ăn hợp pháp thì càng đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho vi phạm bản quyền.

Báo cáo cũng cho rằng, Luật bản quyền ở Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản, nhưng việc thực thi rất hạn chế. Không chỉ phải cạnh tranh với các dịch vụ OTT TV nước ngoài, điển hình là Netflix, dịch vụ OTT trong nước hiện nay còn phải đối mặt với thách thức đến từ tình trạng vi phạm bản quyền tràn lan trên các trang phim lậu. Nếu vấn đề vi phạm bản quyền không được giải quyết thì các đơn vị kinh doanh nội dung hợp pháp không cách nào phát triển được.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
3 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
4 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
5 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
5 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
5 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Hơn 300 gian hàng quy tụ kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu tại triển lãm FBC ASEAN 2024
6 giờ trước
Một sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ đang được diễn ra từ ngày 18 – 20/9/2024 nhằm kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường quốc tế.
Honda Dream 2025 ra mắt Đông Nam Á
6 giờ trước
Honda Dream 125 2025 sản xuất tại Campuchia vừa chính thức trình làng với mức giá quy đổi từ 60 triệu đồng.
Nóng: Dừng đấu giá 26 thửa đất huyện Đan Phượng
6 giờ trước
Phiên đấu giá đất tại huyện Đan Phượng vào ngày 5/10 tới sẽ phải tạm dừng sau 5 ngày có thông báo mời người tham gia.
Chưa phải Việt Nam, đây mới là quốc gia tiếp theo được chọn để sản xuất iPhone 16 sau Trung Quốc, Ấn Độ
11 giờ trước
Quốc gia này cũng sẽ đón sản phẩm iPhone 16 sớm hơn khoảng 3 tuần so với trước đây nhờ sản xuất nội địa.