Đau đầu xử lý lúa mì nhập khẩu chứa cỏ nguy hại Cirsium

06/10/2018 08:32
Phải có giải pháp xử lý mạnh tay đối với lúa mì nhập khẩu chứa cỏ nguy hại Cirsium, nếu không sẽ gây hệ lụy lớn đến ngành nông nghiệp.

Oằn mình đi kiểm dịch

Giải pháp đối phó với lúa mì nhập khẩu chứa cỏ nguy hại Cirsium (cây kế đồng) trở thành vấn đề nóng tại Tòa đàm về nhập khẩu lúa mì của doanh nghiệp Việt tổ chức chiều 5/10 tại Hà Nội.

Đau đầu xử lý lúa mì nhập khẩu chứa cỏ nguy hại Cirsium - Ảnh 1.
Lê Sơn Hà, đại diện Cục Bảo vệ Thực vật: 10 tháng qua cơ quan BVTV đã căng mình kiểm định để ngăn chặn nguy cơ cỏ Cirsium thâm nhập và phát tán tại Việt Nam (Ảnh: Hồng Quang)

Ông Lê Sơn Hà, đại diện Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, từ đầu năm đến nay, Việt Nam nhập khẩu gần 4 triệu tấn lúa mì, trong đó hơn 1,2 triệu tấn, tức 30% lượng nhập khẩu có chứa cỏ Cirsium. Mới đây, đã phát hiện lô hàng hơn 500 tấn lúa mì nhập khẩu vào thành phố Hồ Chí Minh cũng chứa loại cỏ nguy hại này.

Lý giải về tính nguy hại của cỏ Cirsium, đại diện Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) cho biết, loại cỏ này chưa xuất hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, nó có thể gây hại cho 27 loại cây trồng khác nhau. Nhiều nước như Australia, Hàn Quốc và Ấn Độ đã liệt Cirsium vào loại thực vật nguy hại và bị cấm.

Ông Lê Sơn Hà cho rằng đã có nhiều bài học về xử lý loại cỏ này. Đơn cử như Mỹ hàng năm thiệt hại hàng chục triệu USD do loại có này làm mất mùa. Hơn nữa, nếu dùng thuốc diệt cỏ thì sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới môi trường.

Đặc biệt, hạt cỏ Cirsium rất nhỏ, với khả năng lây bệnh rất cao bởi hạt cỏ này có thể tồn tại 20 năm trong nước mà vẫn nảy mầm. Nếu loại cỏ này xâm nhập vào nước ta thì nguy cơ hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu đi một số nước sẽ bị cấm, bởi đã có nước cấm loại cỏ này.

Tháng 5/2018, cơ quan BVTV Việt Nam đã gửi thông báo tới các nước xuất khẩu lúa mì có chứa cỏ Cirsium.  “Từ nhiều tháng nay, mỗi ngày chúng tôi huy động hơn 30 cán bộ căng mình xử lý các lô hàng lúa mì chứa cỏ Cirsium,” ông Hà chia sẻ.

Đánh đổi lợi ích để nhập khẩu?

Đại diện Cục BVTV cho biết, bằng chứng trên thế giới và thậm chí kiểm nghiệm trong nước về tác hại loại cỏ này là rất rõ. Nếu loại cỏ này xâm nhập vào Việt Nam, thì hậu quả và thiệt hại là rất lớn.

Do đó, đại diện Cục BVTV kiến nghị, cần xử lý cỏ Cirsium bằng các biện pháp thông thường như làm sạch bằng quạt thổi, sàng lọc… để tránh ảnh hưởng môi trường; hoặc lựa chọn nguồn nhập khẩu lúa mì khác từ Brasil, Australia, Kazakhstan không lẫn loại cỏ này.

Cần phải có biện pháp mạnh tay ngăn chặn cỏ Cirsium thâm nhập vào Việt Nam, tránh để vấn đề trở nên nan giải và khó xử lý như ốc bươu vàng, và hơn nữa là bảo vệ lợi ích chung của ngành nông nghiệp và hàng triệu hộ nông dân, đại diện Cục BVTV khuyến cáo.

Để đối phó với cỏ nguy hại Cirsium, các biện pháp như yêu cầu tái xuất hoặc cấm nhập khẩu lúa mì có chứa cỏ Cirsium cũng sẽ được xem xét, ông Lê Sơn Hà nhấn mạnh.

Đại diện nhiều doanh nghiệp nhập khẩu cho rằng, nhu cầu nhập khẩu lúa mì, bột mì để phục vụ sản xuất mì tôm, bánh, sữa, thức ăn gia súc, làm keo cho ván ép công nghiệp… những năm qua đều tăng cao.

Đau đầu xử lý lúa mì nhập khẩu chứa cỏ nguy hại Cirsium - Ảnh 2.
Ông Phan Thông Cường, đại diện Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Bột mỳ: Rất khó tìm kiếm nguồn nhập khẩu lúa mỳ có chất lượng tốt mà đảm bảo không chứa cỏ nguy hại Cirsium. (Ảnh: Hồng Quang)

Theo ông Phan Thông Cường, đại diện Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Bột mỳ, doanh nghiệp này đã điều chỉnh nguồn nhập khẩu lúa mì bằng việc xúc tiến nhập khẩu lúa mì từ các nước khác như Australia và Brazil.

Tuy nhiên, vấn đề không phải là giá cả, mà nằm ở chất lượng lúa mì bởi nguồn lúa mì từ Canada và Nga có chất lượng tốt hơn và khó thay thế. Trong khi đó, nguồn lúa mì nhập khẩu từ Argentina và Brazil khá bấp bênh, nếu không được mùa họ sẵn sàng để tiêu dùng trong nước thay vì xuất khẩu, ông Cường cho biết.

“Chúng tôi đã đề nghị các nhà xuất khẩu từ Canada và Nga xử lý và cam kết xử lý cỏ Cirsium trong hợp đồng cung cấp, nhưng phía Canada đã phản hồi sẽ không bán sang Việt Nam nữa”, ông Cường nói.

Nhiều chuyên gia kiến nghị, nếu áp dụng ngay các quy định cấm nhập khẩu hoặc tái xuất lúa mì chứa cỏ Cirsium sẽ kéo theo những khó khăn về nguyên liệu sản xuất cho doanh nghiệp, thậm chí là ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nếu không nhập khẩu được nguồn lúa mì có chất lượng, dẫn đến hệ lụy về hoạt động sản xuất, việc làm của công nhân lao động.

Chuyên gia kinh tế nông nghiệp Trần Duy Khanh nhận định, nếu lúa mì có chứa cỏ Cirsium được nhập khẩu về làm hạt giống thì nhất định phải cho tái xuất hoặc cấm nhập khẩu.

Tuy nhiên, nếu lúa mì nhập khẩu làm thức ăn chăn nuôi, đều phải nghiền và xử lý nấu chín, thì cần xem xét kỹ lưỡng khi áp dụng biện pháp tái xuất, cấm xuất hoặc tiêu hủy, bởi lẽ doanh nghiệp trong nước chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa, vừa yếu về tiềm năng tài chính và công nghệ, cần phải linh hoạt trong áp dụng các biện pháp xử lý để tránh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, ông Khanh lập luận.

Ở góc độ khác, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy đặt vấn đề: “Nguy hại sẽ ra sao, hàng triệu nông dân sẽ ra sao khi cỏ dại Cirsium thâm nhập vào Việt Nam?”

Đau đầu xử lý lúa mì nhập khẩu chứa cỏ nguy hại Cirsium - Ảnh 3.
Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy: "Nguy hại sẽ ra sao, hàng triệu nông dân sẽ ra sao khi cỏ dại Cirsium thâm nhập vào Việt Nam?". (Ảnh: Hồng Quang)

Ông Thủy cho biết, hiện khoảng 75% sản lượng nhập khẩu phục vụ chế biến thực phẩm còn lại 25% sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. "Thức ăn chăn nuôi gắn liền với người nông dân, liệu nông dân có treo niêu không khi hoạt động nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi cỏ Cirsium?"

Cần đánh giá tác hại của cỏ Cirsium thật cụ thể và cẩn trọng trước khi đi đến quyết định áp dụng các biện pháp đối với nhập khẩu lúa mì, ông Thủy kiến nghị./.


Tin mới

Lần đầu tiên Việt Nam có "Nhà máy Livestream" hoạt động 24/7
4 giờ trước
Nhà máy Livestream này được trang bị công nghệ và khả năng phát sóng hiện đại nhất, sẽ nâng cao trải nghiệm mua sắm sản phẩm ngành làm đẹp
Loạt iPhone cũ liên tục 'cháy hàng', giá giảm sâu chưa từng có
4 giờ trước
Nhu cầu mua sắm iPhone cũ ngày càng tăng, cộng thêm các ưu đãi độc quyền từ các nhà bán lẻ giúp người dùng sở hữu máy với giá tiết kiệm hàng triệu đồng.
Xuất khẩu nông sản tăng ngay đầu năm, vững tiến tới 65 tỷ USD
5 giờ trước
“Dù còn nhiều thách thức nhưng nhờ kim ngạch xuất khẩu quý I tăng trưởng khá tốt, chúng ta có thể yên tâm về việc quý sau sẽ tăng trưởng hơn quý trước. Hoàn toàn có thể vững tiến đến mục tiêu xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 64-65 tỷ USD trong năm nay” - ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) - chia sẻ với PV Tiền Phong chiều 1/4.
Giá vàng lập đỉnh rồi quay đầu, nhà đầu tư nên mua hay bán?
5 giờ trước
Trong phiên giao dịch chiều nay (1/4), giá vàng quay đầu giảm sau phiên sáng tăng mạnh lên gần mốc 103 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, giá vàng vẫn neo quanh mốc 102 triệu đồng/lượng. Nhiều dự báo cho thấy, sau nhịp tăng mạnh, giá vàng trong nước sẽ quay đầu giảm trong tháng 4 và tháng 5, có khả năng về quanh mốc 90 triệu đồng/lượng.
Xe Nhật ngược dòng tăng giá tại Việt Nam: Gần 10 mẫu, có mẫu tăng 600 triệu dù không bán nhiều
5 giờ trước
Tất cả những mẫu xe tăng giá bán trong quý I/2025 đều đến từ các thương hiệu Nhật Bản và đều là xe phổ thông.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

42.258.004 VNĐ / tấn

193.10 JPY / kg

0.05 %

- 0.10

Đường

SUGAR

10.918.023 VNĐ / tấn

19.36 UScents / lb

2.65 %

+ 0.50

Cacao

COCOA

213.006.544 VNĐ / tấn

8,327.00 USD / mt

5.38 %

+ 425.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

219.584.220 VNĐ / tấn

389.37 UScents / lb

0.01 %

- 0.04

Gạo

RICE

15.603 VNĐ / tấn

13.41 USD / CWT

1.21 %

- 0.16

Đậu nành

SOYBEANS

9.693.314 VNĐ / tấn

1,031.30 UScents / bu

0.29 %

- 3.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.223.764 VNĐ / tấn

291.65 USD / ust

0.02 %

- 0.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Bí thư huyện về thăm trang trại của team Quang Linh châu Phi, 'đứng hình' khi nhìn thấy cây lúa của Việt Nam, hứa hẹn 1 điều khiến người dân xúc động
9 giờ trước
Bí thư huyện cho biết sẽ cố gắng hỗ trợ thêm máy móc, phân bón cho team châu Phi để mở rộng sản xuất.
Dùng thử tai nghe Sony ULT Wear: 'Vua bass' tầm giá 4 triệu đồng
1 ngày trước
Với tầm giá khoảng 4 triệu đồng, sẽ rất khó để bạn tìm được một mẫu tai nghe trùm đầu có độ hoàn thiện và chất lượng tốt hơn Sony ULT Wear.
Thị trường ngày 1/4: Giá vàng ghi nhận quý tăng mạnh nhất kể từ năm 1986, dầu tăng 3%
1 ngày trước
Phiên 31/3 giá vàng tăng lên mốc cao mới, đồng thời ghi nhận quý tăng mạnh nhất kể từ năm 1986, dầu tăng khoảng 3% lên cao nhất trong 5 tuần. Trong khi đồng, quặng sắt, cao su, cà phê giảm, đường thô thấp nhất 3 tuần.
40 mỏ vàng vừa tìm thấy ở Tây Bắc có trữ lượng bao nhiêu, giá trị thế nào?
1 ngày trước
Đề án Tây Bắc đã phát hiện 110 mỏ khoáng sản, trong đó có 40 mỏ vàng với tổng tài nguyên cấp 333 hơn 29,9 tấn vàng, trị giá hàng tỷ USD.