Theo Báo cáo Chiến lược đầu tư vừa công bố, các chuyên gia cuaủ Công ty AFA Capital Capital cho rằng, bước sang năm 2024 kỳ vọng lạm phát của Việt Nam sẽ tiếp tục đạt mục tiêu cho từ 4%-4,5%. Do:
Mức nền được duy trì thấp trong năm 2023 sẽ hỗ trợ lạm phát không tăng quá mạnh;
Giá 1 số loại hàng hóa đóng góp tỷ trọng lớn vào cách tính CPI của Việt Nam như giá thịt heo, giá năng lượng, giá điện và giá vật liệu xây dựng sẽ tiếp tục duy trì ổn định do nguồn cung đảm bảo (giá hàng hóa ổn định) và nhu cầu vẫn sẽ nằm ở mức vừa phải kể cả lương cơ bản có tăng tuy nhiên tổng cầu vẫn chưa được cải thiện nhiều trong những tháng đầu năm, sang nửa sau hoặc cuối năm 2024 tổng cầu có thể tăng nhẹ;
Việc học phí tăng trong năm 2024 sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến lạm phát tổng thể do chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (~6%) trong cấu phần giỏ hàng hóa CPI của Việt Nam.
Lạm phát tiếp tục ổn định sẽ giúp dư địa để Ngân Hàng Nhà Nước (SBV) tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng thanh khoản tạo điều kiện đễ hỗ trợ kinh tế phục hồi.
Trong năm 2024, AFA Capital kỳ vọng tỷ giá sẽ tiếp tục duy trì ổn định ở trong biên độ trượt không quá 3% so với mức 24,400 hiện nay (Tính theo tỷ giá NHTM bán ra) do các lý do sau:
Dòng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định trong năm 2024 tuy nhiên trong dài hạn vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu có thể ảnh hưởng đến dòng vốn này nếu chúng ta không có các chính sách phù hợp.
Dòng kiều hối tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định, đặc biệt là đầu năm.
Thặng dự thương mại tiếp tục duy trì tuy nhiên có thể thặng dư sẽ so với năm 2023 do nhu cầu nhập khẩu sẽ phục hồi dần đưa thặng dư về lại mức bình thường và ổn định từ 1 tỷ USD- 5 tỷ USD.
Yếu tố quan trọng cần quan sát trong năm sau đối với dự phóng này chính là sự đảo chiều chính sách của các NHTW lớn trên thế giới đặc biệt là FED. Nếu lãi suất duy trì ở mức cao lâu hơn trong khi Việt Nam tiếp tục duy trì mức độ nới lỏng thanh khoản như hiện nay sẽ khiến áp lực từ chênh lệch lãi suất sẽ lại ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn ngắn hạn ra vào Việt Nam.
Tập trung vào giá trị thực
Các chuyên gia của AFA Capital cho rằng, năm 2024 đứng trước nhiều thách thức từ cả trong và ngoài nước, cần có những chính sách mạnh mẽ hơn từ chính phủ đặc biệt trong việc tái cơ cấu nền kinh tế và nắn dòng vốn vào những ngành cốt lõi cho sự phát triển trong dài hạn như:
Phát triển cơ chế để tiếp tục thu hút FDI từ quốc tế;
Tăng cường thúc đẩy đầu tư công để nâng cấp cơ sở hạ tầng và hệ thống vệ tinh xung quanh các khu vực thu hút FDI cũng như cửa ngõ. Theo AFA Capital, trong năm 2024, tổng nguồn vốn đầu tư công năm 2024 sẽ khoảng 800,00 tỷ VND (Đã bao gồm phần kết chuyển từ năm 2023) với tỷ lệ giải ngân sẽ đạt 85% so với kế hoạch được giao. Trong năm 2024 chủ đạo nhất sẽ là: 1. 12 Dự án thành phần của cao tốc bắc nam 2. Sân bay Long Thành giai đoạn 1.
Cần thêm những biện pháp để thúc đẩy tổng cầu trong nước. Trong trường hợp 6 tháng cuối năm 2024 nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, cần duy trì hỗ trợ sản xuất và tiêu dùng, có thể cân nhắc tiếp tục việc giảm thuế giá trị gia tăng này đến hết năm 2024. Tuy nhiên, giảm thuế giá trị gia tăng cũng sẽ làm giảm đáng kể nguồn thu của ngân sách Nhà nước bởi đây là nguồn thu lớn nhất của ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên hiện tại dư địa tài khóa của Việt Nam vẫn rất ổn định (Tỷ lệ nợ công/GDP < 50% GDP) nên chúng ta có dư địa để thực hiện điều này. Bên cạnh đó, sự phục hồi này sẽ có sự lan tỏa mạnh mẽ đến tổng cầu tuy nhiên AFA Capital cho rằng trong năm nay nhu cầu sẽ chủ yếu phục hồi ở những sản phẩm thiết yếu. Chính phủ cần có thêm những chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa. Kỳ vọng sang nửa sau của năm 2024 du lịch sẽ tiếp tục đóng góp vào ngành dịch vụ.
Mở rộng thị trường thương mại quốc tế tiếp tục hướng tới tham gia các hiệp định thương mại cũng như đáp ứng các yêu cầu về chất lượng sản phẩm;
Nắn chỉnh dòng vốn tín dụng tập trung vào các ngành tạo giá trị thặng dư, phát triển cơ sở vật chất để giảm thiểu sự ảnh hưởng của BĐS đến kinh tế Việt Nam. Chúng ta cũng đã thấy được mức độ ảnh hưởng của thị trường bất động sản đến kinh tế Việt Nam khi bất động sản đóng băng và tín dụng vào BĐS tăng quá mức trong khi mức độ đóng góp vào tăng trưởng lại không nhiều.
Kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào tăng trưởng tín dụng, trong phần lớn thời gian của năm 2023, tín dụng tăng trưởng chậm và cách xa mục tiêu 14% của Ngân hàng Nhà nước. NHNN đã có nhiều chỉ đạo sát sao và tập trung nguồn lực tín dụng vào phục vụ sản xuất kinh doanh, tập trung cho 3 động lực tăng trưởng chính là (1) Tiêu dùng, (2) Xuất khẩu, (3) Đầu tư. Từ tháng 8 cũng đã có những tín hiệu tích cực khi tăng trưởng tín dụng đang tập trung nhiều hơn vào các ngành sản xuất tạo ra giá trị cốt lõi hơn. AFA Capital cho rằng trong thời gian tới, nhu cầu tín dụng vẫn chủ yếu sẽ phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất. Môi trường lãi suất thấp cũng sẽ kích thích nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp sản xuất.
Phát triển nền tảng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn: Nhận định năm 2024, AFA Capital dự đoán ngành năng lượng sẽ cần được quan tâm với nhiều chuyển đổi về chiến lược, công nghệ, và cơ sở hạ tầng dựa trên các luận điểm sau:
Ngày 15/5/2023 Thủ tướng cũng ban hành Quyết định số 500 phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021- 2030 tầm nhìn đến 2050 (Quy hoạch điện VIII), có ưu tiên phát triển tối đa các nguồn năng lượng tái tạo;
Việc thiếu điện trong tháng 5/2023 là do sự phụ thuộc của nguồn cung trong nước vào thủy điện, mô hình chịu nhiều ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và đặc biệt nhạy cảm với sự nóng lên toàn cầu;
Thiệt hại lớn về kinh tề từ sự kiện thiếu điện cũng do các khu công nghiệp, doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nguồn điện chung trên, giải pháp điện mặt trời có thể giúp doanh nghiệp tự chủ hơn về năng lượng và giảm thiểu rủi ro;
Trong khuôn khổ COP 28, các quốc gia tham gia đã đạt thỏa thuận ‘lịch sử’ về giảm tiêu thụ năng lượng hóa thạch và kêu gọi tăng gấp 3 năng lượng tại tạo toàn cầu vào 2030. Ngoài ra, AFA Capital nhận định rằng, quy định EPR về mở rộng trách nhiệm đối với nhà sản xuất chính thức được áp dụng 1/1/2024 sẽ mở ra tiềm năng phát triển cho những ngành mới như tái chế, thu gom, quản lý rác thải và là thách thức đối với những doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu săm lốp, pin và ắc quy, dầu nhớt và các sản phẩm có bao bì.