Đầu năm khốn đốn, cuối năm lao đao: Đời buồn của anh xế áo xanh, áo vàng

Ảnh hưởng của dịch bệnh, vắng khách, lái xe công nghệ khốn đốn. Đợt tăng chiết khấu thời điểm cuối năm, một lần nữa khiến cho họ lao đao vì ảnh hưởng thu nhập.

Ảnh hưởng của dịch bệnh, vắng khách, lái xe công nghệ khốn đốn. Đợt tăng chiết khấu thời điểm cuối năm, một lần nữa khiến cho họ lao đao vì ảnh hưởng thu nhập.

 

Cú sốc dịch bệnh

Những cuốc xe ra sân bay giảm dần rồi ngừng hẳn, tắt ứng dụng rời bỏ cuộc chơi taxi công nghệ, ông Ngô Văn Hải từng là một đối tác của Grab đã phải thốt lên rằng: “Một năm kinh tế buồn”. Từng gắn bó với Grab hơn 2 năm, ông Hải thường xuyên chạy khách du lịch quốc tế đưa đón sân bay. Lái xe công nghệ đã mang lại cho ông nguồn thu nhập ổn định sau khi nghỉ việc ở một công ty xây dựng.

Sau Tết, ảnh hưởng của Covid-19, khách giảm mạnh khiến thu nhập từ việc chạy xe giảm trên 50%. Sau lệnh giãn cách xã hội, việc tạm dừng các dịch vụ taxi truyền thống cũng như taxi công nghệ để ngăn chặn dịch bệnh lây lan khiến hầu hết các tài xế rơi vào tình cảnh khó khăn.

Ông Hải cho hay: “Có tuần không kiếm được đồng nào nhưng vẫn phải trả nợ tiền xe khiến gia đình tôi thực sự khốn đốn”. Không có thu nhập, lãi ngân hàng đã "quá sức" với ông Hải. Vì vậy, ông quyết định rao bán chiếc xe của mình.

Đầu năm khốn đốn, cuối năm lao đao: Đời buồn của anh xế áo xanh, áo vàng
Taxi công nghệ gặp khó do dịch bệnh

Ông Trần Văn Hiền (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: "Thời gian đầu mới chạy xe tôi thu về được gần 2 triệu đồng/ngày. Chỉ sau 1 năm, thu nhập ngày càng giảm, giờ vẫn chưa trả hết nợ. Dịch bệnh không có thu nhập để trang trải chưa nói đến trả tiền lãi. Thu không đủ trả nợ vay nên ông chấp nhận bán xe với giá lỗ gần 100 triệu đồng.

Đầu quân cho ứng dụng gọi xe công nghệ được gần nửa năm, đang làm ăn tốt thì bị ảnh hưởng dịch Covid-19, theo ông Hiền, nhiều tài xế mua xe trả góp không có doanh thu nhưng vẫn phải đảm bảo trả lãi, gốc với số tiền lớn mỗi tháng buộc họ phải đi đến quyết định bán xe để tránh nơi vào tình cảnh nợ xấu.

Ế ẩm, vắng khách cũng là tình trạng khó khăn chung của những người làm nghề lái xe ôm công nghệ. Anh Nguyễn Hoài Nhân (quê Thái Bình) cho hay: “Ngày trước, thu nhập chạy xe nuôi sống cả gia đình tôi, nhưng thời điểm dịch bệnh ế ẩm lắm, cả ngày đón khách nhưng chỉ được 2-3 cuốc, trừ hết chi phí, thu nhập chỉ hơn 50.000 đồng/ngày, không đủ đóng tiền nhà trọ. Nếu dịch kéo dài thêm vài tuần nữa, chắc tôi phải bỏ nghề, tìm công việc khác”. 

Với các hãng xe công nghệ, dịch bệnh đã làm thay đổi rất lớn. Đồng sáng lập và CEO Grab, Anthony Tan cho biết virus corona chủng mới tạo ra những thách thức đáng kể cho startup gọi xe lớn nhất Đông Nam Á. Công ty này phải đối mặt với những quyết định khó khăn về việc cắt giảm chi phí và quản trị vốn.

“Covid-19 là cuộc khủng hoảng lớn nhất ảnh hưởng đến Grab trong 8 năm hoạt động”, Tan chia sẻ trong một thông điệp gửi đến các nhà đầu tư và đối tác. “Nó gây ra những tác động chưa từng có đối với hoạt động kinh doanh của chúng tôi và công việc của các đối tác”.

Ảnh hưởng của dịch bệnh, các hãng xe công nghệ đã phải ngừng hoạt động theo yêu cầu về giãn cách xã hội của cơ quan chức năng. Các lái xe công nghệ đều phải ngừng hoạt động, còn đối với xe hai bánh chuyển sang hình thức giao hàng, đi chợ thuê để kiếm thêm thu nhập.

Tỷ lệ thất nghiệp cao của nhiều ngành nghề đã đẩy người lao động ra đường làm nghề lái xe công nghệ khiến đội ngũ này ngày càng hùng hậu. Trong khi đó, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu khiến thu nhập của đội ngũ đối tác này bị ảnh hưởng lớn, tỷ lệ đào thải của lái xe ngày càng lớn.

Liên tiếp khó khăn

Từ ngày 1/4, quyết định số 146 của Bộ GTVT sẽ dừng thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng để thực hiện theo Nghị định số 10 vừa được Chính phủ ban hành.

Theo quy định mới, taxi truyền thống và taxi công nghệ được lựa chọn gắn hộp đèn với chữ “TAXI” hoặc dán logo phản quang, thay vì quy định cứng bắt buộc gắn hộp đèn trên nóc xe. Trường hợp ô tô dưới 9 chỗ đã được cấp phù hiệu xe hợp đồng trước ngày 1/4/2020, nếu tiếp tục kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải thực hiện cấp lại phù hiệu, dán cố định trên ô tô, thời gian thực hiện xong trước ngày 1/7/2020. Nếu có nhu cầu thực hiện theo loại hình taxi phải cấp lại phù hiệu taxi để hoạt động kinh doanh theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP.

Đầu năm khốn đốn, cuối năm lao đao: Đời buồn của anh xế áo xanh, áo vàng
Lái xe công nghệ: 1 năm đầy sóng gió

Là loại hình kinh doanh mới, taxi, xe ôm công nghệ từng gây ra nhiều tranh cãi. Taxi truyền thống "kêu" bị đối xử bất công bằng và “tố” taxi công nghệ trốn thuế. Chỉ riêng tại Hà Nội, trong khi taxi truyền thống bị “đóng khung” với khoảng 19.000 phương tiện và bị cấm lưu thông trên một số tuyến đường, tuyến phố vào các khung giờ cao điểm thì taxi công nghệ thoải mái di chuyển trong thành phố và không bị khống chế về số lượng đầu xe.

Đến cuối năm 2020, một đòn giáng mạnh khiến cho lái xe công nghệ, ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu nhập là chính sách tăng chiết khấu của Grab. Grab Việt Nam cho biết, Nghị định 126 quy định chính sách thuế VAT áp dụng cho các nền tảng đặt xe và toàn bộ các đối tác tài xế công nghệ thay đổi nên Grab sẽ tiến hành kê khai thuế VAT trên toàn bộ doanh thu hợp tác, bằng cách khấu trừ ngay nghĩa vụ thuế VAT (thuế suất 10%) cho toàn bộ cuốc xe vận tải, trước khi phân chia doanh thu theo hợp đồng cho đối tác.

Đây không phải là lần đầu tiên hãng này tăng chiết khấu. Kể từ khi vào Việt Nam, Grab đã liên tục có những điều chỉnh về chiết khấu. Đỉnh điểm của câu chuyện này là các tài xế Grab đình công tắt app, kéo nhau đi 'biểu tình' đòi quyền lợi. Nhiều ý kiến trái chiều đưa ra, nhưng đa số đều phản đối Grab gây khó lái xe.

Ban Giám đốc Grab đã có buổi đối thoại trực tuyến với tài xế về việc thực hiện Nghị định 126/2020. Buổi làm việc đã khiến tất cả tài xế phải thất vọng khi Grab tuyên bố giữ nguyên tỷ lệ khấu trừ.

Trong khi đó, Tổng cục Thuế cho rằng, nghị định chỉ liên quan đến hướng dẫn về khai thuế, nộp thuế chứ không thay đổi về thuế suất cũng như không có việc tăng thuế, tăng chiết khấu với người nộp thuế.

Tại Hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo báo cáo “Đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ chính tới nền kinh tế”, ông Nguyễn Xuân Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ Giao thông vận tải cho hay, kinh tế chia sẻ là tận dụng được lợi thế phát triển của kinh tế số, tiếp cận được một số lượng lớn khách hàng thông qua các nền tảng số, huy động phương tiện, tài sản nhàn rỗi vào sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực cho phát triển. Tuy nhiên, thực tế Grab không chỉ tận dụng phương tiện nhàn rỗi để kinh doanh lấy tiền.

Đồng tình với quan điểm của Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước, cho rằng, Grab là hình thức biến thể của kinh tế chia sẻ.

Và như thế, những tranh cãi về taxi - xe ôm công nghệ sẽ còn kéo dài, tất nhiên đi cùng đó là số phận các tài xế công nghệ sẽ còn bấp bênh.

D.Anh

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
12 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.