Dầu Nga đang phải cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết tại châu Á

28/08/2022 09:36
Thị trường dầu thô châu Á đang ngày càng nhộn nhịp khi có mặt các nhà cung cấp dầu hàng đầu thế giới tham gia vào cuộc đua bán dầu giá rẻ. Saudi Arabia có thể sẽ trở thành đối thủ lớn nhất của Nga tại châu lục này khi họ có trữ lượng dồi dào và sẵn sàng mạnh tay chiết khấu lớn.

Sau nhiều tháng tăng sản lượng dầu thô và thúc đẩy vào thị trường châu Á với đích đến chủ yếu là 2 quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ, dầu thô của Nga hiện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt. Lượng dầu thô của Nga đến Ấn Độ đã giảm lần đầu tiên kể từ tháng 3.

Các nhà máy lọc dầu tại Ấn Độ đã gia tăng nguồn cung có kì hạn từ Saudi Arabia bởi chiến lược thiết lập giá của Aramco đã khiến giá cả của họ trở nên hấp dẫn hơn. Ngược lại, giá dầu của Nga dù được chiết khấu nhưng ngày càng tăng do nhu cầu trở nên mạnh mẽ. Các báo cáo trong ngành cho thấy Ấn Độ đã nhập khẩu 877.400 thùng dầu/ngày từ Nga trong tháng Bảy, giảm 7,3% so với tháng Sáu. Đối với Ấn Độ, Iraq vẫn là nhà cung cấp lớn nhất và Nga là nhà cung cấp đứng thứ hai.

Ấn Độ là nhà nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn thứ 3 thế giới. Trong tháng 7, nhập khẩu dầu của quốc gia này đã giảm 3,2% so với tháng trước đó với tổng khối lượng nhập khẩu đạt 4,63 triệu thùng/ngày. Lí do của sự sụt giảm này là do kết hoạch bảo trì các nhà máy lọc dầu trong tháng 8. Các báo cáo cũng cho biết Saudi Arabia đã cung cấp số lượng 824.700 thùng/ngày trong tháng 7, tương đương với 25,6% tổng lượng nhập khẩu, mức cao nhất trong vòng 3 tháng vừa qua.

Nguyên nhân của sự thay đổi này là do Aramco hạ giá bán chính thức (OSP) dầu của mình vào tháng 6 và tháng 7. Hầu hết các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ có các điều khoản hợp đồng với Saudi Arabia nên họ có thể điều chỉnh về khối lượng, tuy nhiên họ không thể cắt giảm các điều khoản hợp đồng về dầu thô với quốc gia này.

Tổng khối lượng nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ Trung Đông đã giảm nhẹ vào tháng trước. Quốc gia bị ảnh hưởng chính là Iraq, với khối lượng giảm 9,3% trong tháng 7, đưa khối lượng xuất khẩu của Iraq xuống dưới mốc 1 triệu thùng/ngày lần đầu tiên sau 10 tháng. Cho đến thời điểm hiện tại, Nga vẫn giữ vững thế mạnh là nhà cung cấp dầu thô, chủ yếu do nhu cầu của Ấn Độ đối với các loại dầu ESPO của Nga (giàu dầu diesel), đồng thời gây áp lực lên các nhà sản xuất Tây Phi.

Trong những tháng tới, mọi ánh mắt sẽ đổ dồn vào Ấn Độ khi áp lực quốc tế gia tăng đối với Delhi để thay đổi các chính sách dầu mỏ từ Nga. Chính quyền ông Biden đã rất cân nhắc trong cách tiếp cận của mình, gây áp lực lên Delhi để giảm thiểu nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga. Các nước châu Âu cũng đang cố gắng thuyết phục Ấn Độ thoát khỏi "cơn nghiện" dầu của Nga.

Dầu Nga đang phải cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết tại châu Á - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trong khi đó, Saudi Arabia đang dần tham gia vào cuộc chơi của các nhà sản xuất chủ chốt ở châu Á.

Theo đánh giá hàng năm, xuất khẩu dầu của Saudi Arabia tăng 20,1%, tương đương 1,47 triệu thùng/ngày vào tháng 6 năm 2022. Tính theo tháng, xuất khẩu dầu thô của Saudi Arabia tăng 146.000 thùng/ngày lên 7,2 triệu thùng/ngày vào tháng Sáu. Tổng mức tăng không có nghĩa là sản lượng tăng toàn diện, vì lượng dầu tồn kho của Saudia Arabia (dầu thô và các sản phẩm) giảm 1,01 triệu thùng/ngày trong tháng 6, mặc dù mức giảm tương đối nhỏ so với mức 234,7 triệu thùng.

Trong những tháng tới, các thị trường sẽ không chỉ theo dõi chiến lược nhập khẩu dầu của Ấn Độ và điều kiện thị trường kinh tế của Trung Quốc mà còn cả xung đột thị phần nội bộ OPEC + có thể xảy ra. Tác động của các lệnh trừng phạt dầu mới nhất của EU có thể chậm lại, nhưng nó sẽ buộc khối lượng dầu của Nga đến các thị trường vốn đã hạn chế.

Các biện pháp trừng phạt có thể có của phương Tây đối với các bên thứ 3, đặc biệt là Ấn Độ và có thể là Trung Quốc, sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn nữa cho Vương quốc này. Liệu Aramco hay người đồng hương ADNOC của họ sẽ tận dụng cơ hội này hay không, tuy nhiên nhà sản xuất dầu mỏ của thế giới vẫn còn sản lượng rất dồi dào để đặt cược vào cuộc cạnh tranh tại thị trường châu Á này. Trái ngược với Moscow, dự trữ tài chính của Saudi Arabia đã được lấp đầy, cho phép nước này có thể điều chỉnh mức giá OSP nếu cần thiết.

Tin mới

Mẫu xe hatchback thiết kế cực đẹp khuấy đảo thị trường, giá quy đổi ngang Hyundai Grand i10
55 phút trước
Với mức giá khởi điểm cực rẻ, mẫu hatchback hứa hẹn sẽ khuấy đảo thị trường xe điện Thái Lan.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
2 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thực hư CX-5 giá 694 triệu cùng loạt xe Mazda khác giảm giá sốc: Đại lý nói dọn kho, hãng đưa ra thông tin khác
2 giờ trước
Bảng giá xe Mazda được các đại lý thông báo đang gây xôn xao trên mạng xã hội bởi mức giá thấp kỷ lục. Đây là những xe sản xuất 2024, được đại lý giảm giá để bán nốt.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
2 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
3 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.157.140 VNĐ / tấn

183.50 JPY / kg

1.08 %

- 2.00

Đường

SUGAR

10.798.259 VNĐ / tấn

19.11 UScents / lb

2.45 %

- 0.48

Cacao

COCOA

238.133.912 VNĐ / tấn

9,291.00 USD / mt

3.60 %

+ 323.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

218.304.517 VNĐ / tấn

386.34 UScents / lb

0.16 %

- 0.63

Gạo

RICE

15.248 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

1.13 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.506.157 VNĐ / tấn

1,009.40 UScents / bu

0.21 %

- 2.10

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.152.375 VNĐ / tấn

288.55 USD / ust

0.23 %

+ 0.65

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
4 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.
Thị phần 'khổng lồ' của Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: Gấp đôi so với Trung Quốc, châu Âu, nước ta có 15 ‘kho báu’ tỷ đô xuất khẩu
8 giờ trước
Mỹ chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với thị phần áp đảo các quốc gia khác.
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
8 giờ trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
23 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.