Đầu tháng 1/2018, liên tiếp xét xử hai “đại án” ngành ngân hàng

25/12/2017 11:24
TAND TP.HCM sẽ tiến hành xét xử giai đoạn 2 vụ Huỳnh Thị Huyền Như từ ngày 2/1 và giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh từ ngày 8/1/2018.

Vụ Huyền Như: Chuyển tội danh từ Tham ô tài sản sang Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Liên quan tới đến giai đoạn 2 của vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, 10 bị cáo khác là cán bộ Ngân hàng Nam Việt (NaviBank) cũng bị đưa ra xét xử về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo cáo trạng, để có tiền trả nợ vay do kinh doanh thua lỗ, từ tháng 5- 9/2011, Huyền Như nguyên là Kiểm soát viên, quyền Trưởng Phòng giao dịch một chi nhánh VietinBank tại TP.HCM, đã lợi dụng các đơn vị, cá nhân gửi tiền vào VietinBank muốn nhận lãi suất cao, một số cá nhân là người môi giới, đại diện các đơn vị gửi tiền có ý thức tư lợi cá nhân, để thỏa thuận trái pháp luật, Như đã bỏ tiền cá nhân để trả tiền chênh lệch ngoài hợp đồng, phí môi giới… dẫn dụ các đơn vị này gửi tiền vào VietinBank.

Khi các đơn vị chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của họ ở tại ngân hàng này, Như đã lập các chứng từ, ký giả chữ ký của chủ tài khoản, sử dụng quyền trên hệ thống trực tiếp thao tác chuyển tiền từ các tài khoản của khách hàng đi trả nợ cá nhân cho Như.

Như vậy, Huyền Như đã có ý thức chiếm đoạt tài của 5 công ty ngay từ khi các công ty chưa gửi tiền vào VietinBank, khi các đơn vị gửi tiền vào VietinBank theo sự lừa dối của Như đã bị như chiếm đoạt ngay từ khi nhận được tiền.

Với thủ đoạn nêu trên, trong khoảng thời gian từ tháng 5-9/2011, Như đã chiếm đoạt được hơn 1.085 tỷ đồng của 5 công ty, trong đó chiếm đoạt hơn 200 tỷ của công ty Hưng Yên, hơn 170 tỷ của công ty An Lộc, 380 tỷ của công ty Phương Đông, hơn 124 tỷ của công ty Bảo hiểm Toàn Cầu và hơn 209 tỷ của công ty SBBS.

Trước đó, tại phiên tòa phúc thẩm, TAND Tối cao tại TP.HCM đã tuyên hủy một phần bản án sơ thẩm để điều tra lại. Theo tòa phúc thẩm, hành vi chiếm đoạt số tiền 1.085 tỷ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như là phạm vào tội Tham ô tài sản (tội phạm và hình phạt được quy định tại điều 278 Bộ luật hình sự) của VietinBank chứ không phải Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các khách hàng.

Sau nhiều lần trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra kết luận hành vi của Huyền Như là Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chấp nhận kết luận điều tra, lần này VKS ban hành cáo trạng và chuyển TAND TP.HCM mở phiên tòa vào ngày 2/1/2018 sắp tới (dự kiến kéo dài 4 ngày). Phiên tòa sẽ do thẩm phán Huỳnh Anh Kiệt làm chủ tọa.

Vụ Phạm Công Danh: Hàng loạt “đại gia” hầu tòa

Ngay sau khi kết thúc xét xử giai đoạn 2 “đại án” Huyền Như, TAND TP.HCM sẽ đưa vụ án Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng (VNCB) giai đoạn 2 ra xét xử, bắt đầu từ ngày 8/1/2017.

Trong vụ án này, có 46 bị cáo sẽ bị đưa ra xét xử do có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước xảy ra tại 4 ngân hàng gồm Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), TPBank, BIDV và Ngân hàng TMCP Xây dựng (VNCB).

Cùng bị đưa ra xét xử với Phạm Công Danh còn có ông Trầm Bê , nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch hội đồng tín dụng Sacombank, ông Phan Huy Khang, nguyên Tổng giám đốc Sacombank…

Theo cáo trạng, từ năm 2013 - 2014, Phạm Công Danh chỉ đạo nhân viên VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng 29 công ty hoặc mượn pháp nhân lập 29 bộ hồ sơ khống đứng tên các công ty đó vay vốn tại 3 ngân hàng.

Đồng thời, Danh đã chỉ đạo việc lập khống hồ sơ vay gửi hơn 6.600 tỷ đồng của VNCB sang gửi thị trường 2 tại 3 ngân hàng và dùng số tiền đó cầm cố, bảo lãnh, trả nợ thay cho các công ty vay tiền tại 3 ngân hàng, để Danh sử dụng.

Do các công ty này chỉ làm hồ sơ vay khống, không thực hiện kinh doanh theo phương án đã cam kết trong hợp đồng tín dụng nên không có tiền trả nợ. VNCB thực hiện bảo lãnh nhưng không yêu cầu cầm cố, thế chấp tài sản nên đến nay không thu hồi được tiền bảo lãnh từ các công ty, dẫn đến VNCB bị thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng.

Riêng với Sacombank, Phạm Công Danh và ông Trầm Bê có mối quan hệ quen biết. Cả hai bị can đều biết rõ Danh không được phép vay tiền tại VNCB. Do đó, Danh đã được ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang giúp sức trong việc rút tiền của VNCB thông qua việc gửi tiền của VNCB vào Sacombank làm tài sản bảo lãnh, nhằm mục đích trả nợ thay cho 6 công ty do Danh thành lập và điều hành đứng tên trên hồ sơ vay vốn Sacombank, gây thiệt hại cho VNCB hơn 1.800 tỷ đồng.

Tới khi các công ty của Danh không trả được tiền, Sacombank đã cấn trừ các khoản tiền gửi của VNCB tại ngân hàng này. Mặc dù Sacombank không bị thiệt hại trong việc cho vay nhưng sự giúp sức của ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang đã giúp Phạm Công Danh rút tiền của VNCB gây thiệt hại cho VNCB.

Tại BIDV, Phạm Công Danh cũng đã dùng tiền gửi của VNCB tại BIDV bảo lãnh và trả nợ thay cho 12 công ty do ông thành lập và điều hành đứng tên trên hồ sơ vay vốn, gây thiệt hại cho VNCB hơn 2.500 tỷ đồng.

Trong số gần 200 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng được triệu tập có các ông bà Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch BIDV), Vũ Bạch Yến (Chủ tịch CBBank), Trần Quý Thanh (Tập đoàn Tân Hiệp Phát), Hứa Thị Phấn (nguyên Chủ tịch TrustBank)…

Phạm Công Danh có 3 luật sư bào chữa là Phan Trung Hoài, Trương Quốc Hòe, Hà Hải. Hai luật sư Nguyễn Thị Mai Hồng, Phạm Ngọc Trung bào chữa cho ông Trầm Bê… Dự kiến phiên toà sẽ kéo dài từ 8/1 đến ngày 7/2/2018. Phiên tòa do thẩm phán Phạm Lương Toản, Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM làm chủ tọa.

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
3 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
4 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
5 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
5 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Ông nông dân thu lãi 1 tỷ đồng nhờ "bẻ lái" nuôi con "vừa ngon vừa đẹp"
6 giờ trước
Nuôi loài vật thịt thơm, ngon, màu sắc đẹp, lớn nhanh, nông dân Đỗ Văn Được (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) thu lãi gần 1 tỷ đồng/năm.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
7 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Tin buồn dành cho người dùng iPhone, iPad cũ
7 giờ trước
Apple vừa thông báo về việc ngừng hỗ trợ sao lưu iCloud cho các thiết bị iPhone và iPad chạy iOS 8 trở về trước.
Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
11 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.