Theo chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, về mặt xu hướng tổng quát và dài hạn, thị trường BĐS sẽ sớm “tươi hồng lên”. Đặc biệt là các thị trường có lợi thế về BĐS biển, lân cận TP.HCM như Hồ Tràm, La Gi, Mũi Né…
Mới đây, trong tọa đàm “Thị trường hậu Covid-19 - Tiềm năng đến từ BĐS ven biển”, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam nhận định, thị trường BĐS được ví như chiếc lò xo bị nén, sức bật sẽ rất mạnh mẽ khi dịch bệnh từng bước được kiểm soát.
Lý giải hiện tượng này, các chuyên gia trong tọa đàm phân tích, lãi suất tiền gửi đã không còn khiến các nhà đầu tư mặn mà, tuy BĐS được đánh giá là thị trường có sức bật lớn, nhưng không phải tất cả các khu vực, các phân khúc và sản phẩm đều có đà phục hồi và “đón sóng” như nhau.
Khẩu vị của nhà đầu tư đặc biệt thay đổi, hướng vào các quỹ đất ven biển được quy hoạch đồng bộ về hạ tầng và du lịch bởi tính khan hiếm, khả năng thanh khoản cao và sinh lời bền vững.
Chọn đất nền ven biển làm “của để dành”
BĐS ven biển được nhận định sẽ đón đầu phục hồi kinh tế tốt đặc biệt khi nhu cầu du lịch tăng cao sau thời gian dài bị “cầm chân” đối với du khách trong nước và nội địa. Các nhà đầu tư đang có xu hướng săn tìm các dự án, quỹ đất ven biển với địa hình độc đáo trên thị trường để làm “của để dành” bền vững.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tâm lý “của để dành” và kỳ vọng thị trường khởi sắc chính là động lực đầu tư lớn và nuôi dưỡng thị trường BĐS không ngừng tăng trưởng dù có giai đoạn chững lại do dịch.
Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư luôn ưu ái đất vì “từ đất sinh vàng” là chuyện không hiếm. Một nhà đầu tư chuyên săn đất ven biển cho biết, nếu đầu tư đất dài hạn, tài sản nhân 2, nhân 3 hay nhân 5 là chuyện bình thường. Mua miếng đất 1 tỷ đồng, gặp thời giá bán lên 3 - 4 tỷ đồng trên thực tế đã có nhiều, đặc biệt ở các nơi có thế mạnh về du lịch và hạ tầng được quy hoạch tốt.
Đặt trong bối cảnh đó, các chuyên gia cho rằng cơ hội sẽ dành cho những thị trường BĐS mới nổi đang thể hiện tiềm năng tăng trưởng rõ rệt như Hồ Tràm, La Gi. Đặc biệt là khi La Gi sẽ lên thành phố trước năm 2025 và hưởng lợi hạ tầng lớn từ sân bay Long Thành, sân bay Phan Thiết, đặc biệt là cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, quốc lộ 55, trục đường ven biển kéo thẳng từ Hồ Tràm về La Gi.
Lagi New City - tâm điểm đầu tư mới tại Bình Thuận
Qua 2 năm quan sát diễn biến thị trường trước, trong và sau dịch, nhiều nhà đầu tư đúc kết quy luật rằng, sau mỗi đợt dịch thì thị trường BĐS lại trỗi dậy. Chính vì thế, khi đã nhắm được thị trường và dự án tiềm năng, đầu tư sớm để hưởng được lợi thế tầm nhìn và thông tin quan trọng.
Ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, lực cầu trên thị trường rất lớn, đặc biệt trong quý IV dòng tiền sẽ dồn về các "vùng trũng" như đất nền, khu đô thị phát triển, những khu du lịch nghỉ dưỡng có tiềm năng phát triển tốt.
Nếu như phía Bắc có Phan Thiết từng tạo sóng thị trường thì phía Nam sẽ có La Gi được quy hoạch như một đô thị hạt nhân về kinh tế du lịch trong vài năm tới. Với hạ tầng đồng bộ, chủ trương sớm lên thành phố, La Gi đang thu hút nhà đầu tư BĐS, du lịch, kinh tế với giá trị đầu tư hàng tỷ USD kéo về “vùng trũng” này.
Trong số các dự án trọng điểm tại đây, Lagi New City được các chuyên gia đánh giá là tâm điểm đầu tư mới tại Bình Thuận. Đây là dự án phức hợp đô thị thương mại, dịch vụ và du lịch biển đầu tiên tại trung tâm La Gi với 2 mặt tiền giáp biển, tầm nhìn độc đáo.
Không chỉ sở hữu tầm nhìn, địa thế lấn biển hiếm có, dự án còn là giao điểm “vàng” chuyển tiếp từ La Gi đến các điểm du lịch nổi tiếng như Hòn Bà, Cù Lao Câu, đảo Phú Quý. Đây là lợi thế để thu hút khách du lịch trong tương lai đến trải nghiệm và lưu trú, biến Lagi New City trở thành tâm điểm kinh tế đêm mới của Bình Thuận nói riêng và miền Trung nói chung, trên trục các đô thị ven biển Hồ Tràm - La Gi - Phan Thiết - Nha Trang.
Lagi New City, phức hợp đô thị thương mại - dịch vụ & du lịch biển ở La Gi
Ngọc Minh