Đầu tư công: Không thể lấy tiền chỗ nọ đắp vào chỗ kia

11/01/2018 10:18
Dự án đã triển khai từ năm 2009 nhưng đến nay mới được báo cáo những khó khăn trong giải phóng mặt bằng...

Phải lập lại trật tự, trong đầu tư công không thể lấy tiền chỗ nọ đắp vào chỗ kia, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển hơn một lần nhấn mạnh điều này, tại phiên họp sáng 10/1 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Nội dung của phiên thảo luận là xem xét việc điều chỉnh cơ cấu sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý đối với dự án hệ thống thủy lợi Tà Pao, tỉnh Bình Thuận và dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng, tỉnh Đắc Lắc.

Đề nghị rút kinh nghiệm

Theo tờ trình của Chính phủ, hợp phần đền bù di dân tái định cư thủy lợi Tà Pao và hợp phần giải phóng mặt bằng của dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bố trí đủ vốn theo tổng mức đầu tư được duyệt để hoàn thành trong năm 2015.

Tuy nhiên, do thay đổi chính sách, nhất là chính sách đền bù, bồi thường đất đai theo Luật Đất đai năm 2013, chế độ về tiền lương, tiền công, đơn giá, định mức kinh tế - kĩ thuật dẫn đến tổng mức đầu tư hợp phần đền bù, di dân tái định cư thủy lợi Tà Pao và hợp phần hồ chứa nước Krông Pách Thượng tăng cao, địa phương không đủ kinh phí để giải phóng toàn bộ mặt bằng của dự án.

Do vậy, dự án thủy lợi Tà Pao và dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng (hợp phần xây dựng) tuy đã được giao vốn nhưng không thể triển khai trong giai đoạn 2017-2020.

Thẩm tra nội dung Chính phủ trình, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhất trí cho phép sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017-2020 đã bố trí cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư xây dựng hai dự án trên để bổ sung thực hiện hợp phần bồi thường, hỗ trợ tái định cư tương ứng của các dự án này trong giai đoạn 2017-2020.

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra lưu ý Chính phủ là việc lấy kinh phí từ dự án xây dựng hai công trình thủy lợi để bổ sung cho hai dự án giải phóng mặt bằng sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn cho hợp phần xây dựng.

Do vậy, sẽ ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả thực tế của hai dự án xây dựng, trong khi tại thời điểm xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Chính phủ không báo cáo điều chỉnh tổng mức đầu tư của hai dự án do trượt giá và do chế độ chính sách thay đổi.

Có ý kiến cho rằng, Chính phủ sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017-2020 đã bố trí cho hai dự án nói trên để tiếp tục thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư trong giai đoạn 2017-2020 là chưa tuân thủ nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, vì hợp phần đền bù di dân tái định cư thủy lợi Tà Pao và hồ chứa nước Krông Pách Thượng đã được bố trí đủ từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ theo tổng mức đầu tư được phê duyệt trong giai đoạn 2014- 2016.

Uỷ ban thẩm tra cũng "phê" Chính phủ rằng dự án đã triển khai từ năm 2009 nhưng đến nay, Chính phủ mới báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng là quá chậm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai hợp phần xây dựng của các dự án và không bảo đảm tuân thủ kỷ luật Nhà nước.

"Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, địa phương liên quan làm rõ trách nhiệm và nghiêm túc rút kinh nghiệm, để không lặp lại tình trạng này trong thời gian tới", Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh.

Giải quyết dứt điểm

Phần thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hỏi, tổng mức đầu tư của hai dự án tăng thì đã được duyệt chưa? Tại sao khi làm kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Chính phủ lại không đưa vào?

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết là việc tăng tổng mức đầu tư chưa phê duyệt.

Khẳng định Thường vụ Quốc hội rất ủng hộ các công trình thuỷ lợi vì vai trò rất quan trọng đối với nhân dân, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu làm rõ trách nhiệm nguyên nhân vì sao để xảy ra tình trạng chậm trễ ở hai công trình nói trên.

Theo Chủ tịch thì cần báo cáo rõ các vấn đề, trong đó có việc cần tăng tổng mức đầu tư bao nhiêu để giải quyết cặn kẽ, dứt điểm, chứ điều chỉnh chỗ này sang chỗ kia thì tới chừng nào mới có nước cho dân.

Gợi ý nếu thiếu vốn thì có thể xin bố trí từ phần dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn, song Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý là hiện nay "ai cũng nhăm nhăm vào dự phòng", nhưng cái gì cấp bách thì cần làm cho sớm.

Kết luận phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong việc triển khai chậm làm thay đổi giá đền bù cũng như việc chậm trễ trong báo cáo để xử lý với hai công trình.

Việc điều chỉnh kinh phí từ xây lắp sang đền bù giải phóng mặt bằng là chưa đủ căn cứ, ông Hiển khẳng định.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ rà soát, đánh giá lại dự án, xem xét về mặt quy mô, tổng mức đầu tư và có điều chỉnh chính thức sau đó báo Thường vụ Quốc hội ở phiên họp gần nhất. Ngoài hai công trình trên, Chính phủ cũng cần rà soát báo cáo tổng thể về các công trình thuỷ lợi tương tự, ông Hiển nói.

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
9 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
8 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
8 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
7 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
6 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.769.892 VNĐ / tấn

186.30 JPY / kg

0.48 %

+ 0.90

Đường

SUGAR

12.077.752 VNĐ / tấn

21.55 UScents / lb

1.89 %

+ 0.40

Cacao

COCOA

226.850.540 VNĐ / tấn

8,923.50 USD / mt

0.54 %

- 48.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

174.452.065 VNĐ / tấn

311.27 UScents / lb

1.57 %

+ 4.80

Gạo

RICE

17.275 VNĐ / tấn

14.94 USD / CWT

1.39 %

- 0.21

Đậu nành

SOYBEANS

9.231.025 VNĐ / tấn

988.24 UScents / bu

0.25 %

+ 2.49

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.241.455 VNĐ / tấn

294.10 USD / ust

0.61 %

- 1.80

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
5 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Quốc hội chính thức áp thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón
2 giờ trước
Chiều 26/11, với 84,97% đại biểu tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trong đó có điểm mới là đánh thuế giá trị gia tăng VAT 5% đối với mặt hàng phân bón.
Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
12 giờ trước
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, với đà tăng mạnh từ hai mặt hàng cà phê.
Ukraine mang đến Việt Nam hơn 1 triệu tấn hàng mà thế giới đang khan hiếm: Nhập khẩu tăng mạnh hơn 800%, trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho nước ta
14 giờ trước
Báu vật quý này từ Ukraine đang đổ bộ Việt Nam với mức giá cực kỳ hấp dẫn.