Đầu tư điện mặt trời: Tấm pin bẩn có thể gây tổn thất đến 50% năng lượng

25/05/2019 13:34
Theo thống kê, trong quá trình vận hành, khi các tấm pin bị bẩn sẽ giảm khả năng hấp thụ bức xạ, từ đó giảm nguồn năng lượng mà các tấm pin tạo ra - gây tổn thất năng lượng có thể lên đến 50%, điều này sẽ giảm hiệu quả đầu tư của dự án, lâu ngày sẽ làm giảm tuổi thọ của pin, chia sẻ bởi Điện Gia Lai - GEC.

Ngày 24/5/2019, Bộ Công thương, UBND tỉnh Ninh Thuận, Viện Hàn lâm Khoa học - Xã hội Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam đã đồng tổ chức Hội thảo khoa học "Phát triển Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước". Với tiềm năng sẵn có cùng những cơ chế ưu đãi, thủ tục hành chính thông thoáng, Ninh Thuận đã và đang chuyển mình trên hành trình trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của Việt Nam, các chuyên gia cho biết.

Tính đến nay, Ninh Thuận đã thu hút rất nhiều dự án năng lượng tái tạo đăng ký đầu tư. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cho biết, Ninh Thuận có điều kiện tiếp nhận một lượng bức xạ mặt trời rất lớn hàng năm. Số giờ nắng trung bình trong khoảng 2.600 - 2.800 giờ/năm, phân bố tương đối điều hòa quanh năm.

Được chọn làm trung tâm năng lượng tái tạo, Ninh Thuận nhận nhiều ưu tiên khuyến khích và thu hút đầu tư các dự án theo quy hoạch phát triển điện gió tỉnh giai đoạn tầm nhìn 2020 với 5 vùng tiềm năng gió với quy mô 1.430 MW và định hướng đến năm 2030; đồng thời thu hút đầu tư các dự án điện mặt trời đến năm 2020, tầm nhìn 2030 quy hoạch phát triển với quy mô công suất 10.480 MW.

Song song, việc thực hiện các hoạt động vận hành và bảo trì (O&M) cũng được thực hiện đúng, không chỉ giúp cho nhà máy hoạt động tối đa khả năng, khai thác hết công suất mà còn loại trừ các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình vận hành, qua đó đảm bảo việc cung cấp điện cho lưới điện quốc gia cũng như đảm bảo thời gian hoàn vốn cho nhà đầu tư.

Chia sẻ sâu hơn về O&M tại hội thảo, đại diện CTCP Điện Gia Lai (GEG) - thành viên Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) cho biết: "Một trong các yếu tố quan trọng trong việc tối đa khả năng hoạt động của nhà máy điện mặt trời là đảm bảo duy trì hiệu suất các tấm pin. Tuy nhiên theo thống kê, trong quá trình vận hành, khi các tấm pin bị bẩn sẽ giảm khả năng hấp thụ bức xạ, từ đó giảm nguồn năng lượng mà các tấm pin tạo ra - gây tổn thất năng lượng có thể lên đến 50%, điều này sẽ giảm hiệu quả đầu tư của dự án, lâu ngày sẽ làm giảm tuổi thọ của pin".

Do đó, cách thức và phương án làm sạch tấm pin rất quan trọng để tối ưu hóa hiệu quả của dự án. Phương pháp này có ưu điểm hơn so với các phương thức truyền thống khác; đơn cử so với cách thủ công, chỉ với 2 robot và 3 công nhân có thể làm sạch lên đến 3 MWp chỉ trong 4,5 giờ, tiết kiệm nước đến 10 lần cho dự án.

Về TTC, hiện Tập đoàn đang thử nghiệm vận hành thực tế phương pháp này tại 6 nhà máy điện mặt trời, gồm: TTC Phong Điền (công suất 48 MWp), TTC Krông Pa (công suất 69 MWp), TTC 1 (công suất 68,8 MWp), TTC 2 (công suất 50 MWp), TTC Đức Huệ 1 (công suất 49 MWp), TTC Hàm Phú 2 (công suất 49 MWp), các dòng robot vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời (GEC Robotic Solar Panel Cleaning) đồng thời cũng được cải tiến để phù hợp với nhiều dạng địa hình.

Hiện, TTC đang hợp tác chiến lược với IFC/Amstrong và các nhà cung cấp, hình thành được đội ngũ O&M thực hiện từ công đoạn bảo trì phòng ngừa, bảo trì định kỳ, bảo trì sửa chữa đến thử nghiệm hệ thống định kỳ theo yêu cầu của EVN… trong suốt vòng đời của Nhà máy. Không chỉ phục vụ nội bộ, GEC cũng cung cấp dịch vụ O&M và các sản phẩm Robot vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời đến các nhà máy điện mặt trời của các nhà đầu tư khác.

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
3 giờ trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
3 giờ trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
4 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
4 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
4 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.