Đầu tư ít nhưng toàn các thương vụ vài trăm triệu đô, Warburg Pincus vừa đầu tư vào Techcombank đang hoạt động ra sao tại Việt Nam?

13/03/2018 09:38
Sau khi chốt lời thành công 1 phần khoản đầu tư vào Vincom Retail, quỹ đầu tư Warburg Pincus đã có liên tiếp 2 thương vụ lớn với Tehcombank và Becamex.

Techcombank vừa công bố nhận được khoản đầu tư "khủng" từ hai nhà đầu tư pháp nhân độc lập được quản lý bởi Warburg Pincus –  Công ty quản lý Quỹ đầu tư vào vốn cổ phân tư nhân (private equity) hàng đầu thế giới. Khoản tiền đầu tư mà Techcombank sẽ nhận được lên đến hơn 370 triệu USD tương đương khoảng 8.400 tỷ đồng.

Khoản đầu tư 370 triệu USD là mơ ước của hàng nghìn doanh nghiệp và Techcombank là bên may mắn. Nhưng, Techcombank không phải là bên may mắn duy nhất. Thực tế, khoản tiền Warburg Pincus đã cam kết đầu tư tại Việt Nam đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD và không ít doanh nghiệp đã nhận được vốn góp từ quỹ đầu tư hàng đầu thế giới này.Vậy, Warburg Pincus là "ai", đang hoạt động ra sao ở Việt Nam và tiêu chí đầu tư của quỹ này là gì?

Warburg Pincus - Nhà đầu tư lão luyện trong lĩnh vực private equity

Warburg Pincus LLC là Công ty quản lý Quỹ đầu tư vào vốn cổ phân tư nhân (private equity) hàng đầu thế giới chuyên đầu tư vào các công ty có tiềm năng tăng trưởng dài hạn. Công ty đang nắm giữ và quản lý tài sản trị giá hơn 44 tỉ đô-la cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết.

Warburg Pincus có danh mục đầu tư đa dạng tại hơn 150 công ty khác nhau, trong các ngành khác nhau, khu vực địa lý khác nhau và giai đoạn phát triển khác nhau.

Theo giới thiệu của Warburg Pincus, công ty là đối tác đầy kinh nghiệm góp phần hỗ trợ đội ngũ lãnh đạo các công ty xây dựng các doanh nghiệp phát triển bền vững với giá trị lâu dài. Thành lập năm 1966, Warburg Pincus đang điều hành 17 quỹ đầu tư vào vốn cổ phần tư nhân (private equity) đang đầu tư hơn 60 tỉ đô-la vào hơn 800 công ty hoạt động tại hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới.

Warburg Pincus là một trong những quỹ private equity đầu tiên đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tài chính từ năm 1971. Kể từ đó, công ty đã đầu tư hơn 11 tỉ đô-la vào hơn 95 công ty tại các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi trong các ngành như ngân hàng, công ty cho vay chuyên biệt, bảo hiểm, quản lý tài sản và tài chính, thanh toán, xử lý lõi hệ thống tài chính, và cho vay phi ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ. Tháng 12/2017, công ty đã công bố ngừng gọi vốn cho quỹ Warburg Pincus Financial Sector, L.P. với tổng số vốn huy động được đạt 2.3 tỉ đô-la. Warburg Pincus Financial Sector là một quỹ đầu tư chị em với Warburg Pincus, với trọng tâm đầu tư vào các cơ hội trong mảng dịch vụ tài chính.

Công ty cũng có bề dày kinh nghiệm và là một trong những nhà đầu tư vào vốn cổ phần tư nhân lớn nhất tại châu Á. Trong suốt lịch sử phát triển của công ty, Warburg Pincus đã đầu tư và góp phần gây dựng nên nhiều tên tuổi lớn trong ngành dịch vụ tài chính tiêu dùng và ngân hàng ở các nền kinh tế mới nổi ở Ấn Độ, Trung Quốc, và Brazil. Một số ví dụ về kinh nghiệm của công ty trong ngành bao gồm: Capital First, ICICI Lombard, Kotak Mahindra Bank và AU Small Finance Bank ở Ấn Độ, và China Huarong, Hwabao WP Fund (trước đây là Fortune SG), Cango và Wacai ở Trung Quốc.

Warburg Pincus đang hoạt động ra sao ở Việt Nam?

Những người thạo tin trên thị trường tài chính đều sẽ nhớ thương vụ lớn đầu tiên Warburg đầu tư vào Việt Nam là vào Vincom Retail của Vingroup. Thương vụ này diễn ra vào năm 2013. Warburg Pincus bắt đầu rót vốn vào Vincom Retail với số tiền 200 triệu USD. Không dừng lại ở đó, đến năm 2015, quỹ rót tiếp 100 triệu USD cho chuỗi Vincom Retail. Các khoản đầu tư này được giải ngân thông qua WP Investments III B.V và Credit Suisse AG dưới dạng (1) cổ phần ưu đãi cổ tức có quyền hoán đổi sang cổ phần phổ thông và (2) vay chuyển đổi, có thể chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ sang cổ phần ưu đãi.

Khoản đầu tư cách đây hơn 4 năm này vừa được "hâm nóng" trở lại khi tháng 9/2017 vừa qua, Vincom Retail đã tiến hành chuyển đổi toàn bộ lượng cổ phiếu ưu đãi thuộc sở hữu của Warburg Pincus và Credit Suisse thành cổ phiếu phổ thông. Đồng thời, Vincom Retail cũng niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán sau đó.

Phiên chốt lãi của Warburg Pincus và Credit Suisse diễn ra sau khi Vincom Retail niêm yết 1 ngày. 2 tổ chức này đã bán ra một phần khoản đầu tư và thu về hơn 10.574 tỷ đồng (~470 triệu USD). Chốt lãi một phần khoản đầu tư xong, Warburg Pincus và Credit Suisse vẫn còn nắm giữ lần lượt là 4,89% và 1,63% cổ phần của Vincom Retail.

Như vậy là, đầu tư xấp xỉ 300 triệu USD vào Vincom Retail hồi năm 2013, tính đến thời điểm hiện tại, Warburg Pincus đã lãi hơn gấp đôi chỉ sau 4 năm.

Sau thương vụ đầu tư vào Vincom Retail năm 2013, một khoản đầu tư lớn khác của Warburg Pincus ở thị trường Việt Nam là thương vụ 300 triệu USD với VinaCapital. Thương vụ này được đặt bút ký vào giữa tháng 11 năm 2016. Warburg Pincus cùng với VinaCapital và ông Don Lam, CEO của VinaCapital đã đạt được thỏa thuận thành lập một liên doanh chuyên về đầu tư và quản lý khách sạn.

Liên doanh giữa 3 nhà đầu tư này sẽ tập trung vào cả phát triển các dự án, mua lại, cũng như quản lý khách sạn tại Việt Nam cũng như sẽ dần mở rộng ra cả khu vực Đông Nam Á.

Mục tiêu lâu dài của các nhà đầu tư khi rót vốn vào liên doanh này là để đón đầu lượng khách du lịch tới khu vực được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong vòng 10 năm tới, đặc biệt là du khách Trung Quốc.

Các nhà đầu tư cam kết sẽ góp vốn ít nhất 300 triệu USD cho liên doanh. Một trong những khoản đầu tư giá trị nhất của liên doanh này là 100% cổ phần của công ty quản lý khách sạn Serenity Holding cũng như một số khách sạn và resort tại Việt Nam. Serenity Holding vốn do ông Don Lam và ông Marco van Aggele đồng sở hữu. Các thương hiệu thuộc hệ thống Serenity gồm có Fusion Resorts, Fusion Suites, Alma Resorts, À La Carte Living.

Liên doanh của Warburg Pincus và VinaCapital cũng tiến hành mua lại 50% cổ phần của khách sạn Metropole Hà Nội từ quỹ VOF với giá khoảng 100 triệu USD.

Đầu tư ít nhưng toàn các thương vụ vài trăm triệu đô, Warburg Pincus vừa đầu tư vào Techcombank đang hoạt động ra sao tại Việt Nam? - Ảnh 1.

Mới đây nhất, hồi giữa tháng 2/2018, sau khi chốt một phần lãi khoản đầu tư vào Vincom Retail, Warburg Pincus kết hợp với Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp – Becamex IDC thành lập một liên doanh với số vốn hơn 200 triệu USD để phát triển chuỗi logistics và bất động sản công nghiệp tại Việt Nam. Liên doanh có tên CTCP Phát triển công nghiệp BW, sẽ tập trung phát triển và vận hành nhà kho và nhà xưởng xây sẵn và xây theo yêu cầu của khách hàng tại các khu kinh tế và công nghiệp chủ chốt ở Việt Nam. Ngoài ra, liên doanh này cũng sẽ xây dựng các bất động sản liên quan đến ngành công nghiệp như trung tâm nghiên cứu, văn phòng chia sẻ, và trung tâm dữ liệu.

Như vậy, tại thời điểm hiện tại, Warburg Pincus đang có ít nhất 4 khoản đầu tư trăm triệu đô tại thị trường Việt Nam gồm: Phần vốn còn lại tại Vincom Retail (~93 triệu cổ phiếu VRE giá trị 5.180 tỷ đồng tính theo giá chốt phiên 12/3/2018), khoản đầu tư ít nhất 300 triệu USD cho liên doanh cùng VinaCapital, khoản bắt tay cùng lập liên doanh 200 triệu USD cùng Becamex IDC và cuối cùng là khoản đầu tư "khủng" 370 triệu USD vào Techcombank.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
8 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
8 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
5 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
6 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
6 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.