Năm 2017, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in công bố chính sách mới nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Hàn Quốc và ASEAN. Các chính sách này đã thúc đẩy sự năng động của các công ty Hàn Quốc đến kinh doanh Đông Nam Á.
Càng ngày càng có nhiều công ty trong mọi lĩnh vực đặt mục tiêu đến Đông Nam Á. Không ít trong số đó, là các nhà đầu tư mạo hiểm.
Trong 2 năm qua, các công ty công nghệ Đông Nam Á đã ký kết khá nhiều thỏa thuận liên quan đến các nhà đầu tư Hàn Quốc, như khoản đầu tư 50 triệu USD vào công ty thương mại điện tử Bukalapak của Quỹ tăng trưởng Mirae Asset-Naver, các giao dịch tài trợ hạt giống cho các startup bất động sản từ BonAngels Venture Partners và Kakao Ventures.
Ngoài thương mại và bất động sản, các quỹ đầu tư mạo hiểm Hàn Quốc đã đổ tiền vào hầu hết các lĩnh vực quan trọng khác của Đông Nam Á bao gồm fintech (đầu tư của KIP tại C88 của Singapore), ô tô (SoftBank Ventures Korea tại Singapore của Carro), du lịch (BonAngels và Nextrans tại Việt Nam) và hậu cần (Nextrans và FuturePlay vào EcoTruck Việt Nam).
Vài năm gần đây, các công ty đầu tư mạo hiểm Hàn Quốc cũng tiến hành thành lập các quỹ chung với các đối tác ở Đông Nam Á để nhắm vào các startup trong khu vực.Trong đó phải kể đến quỹ hợp tác trị giá 87 triệu USD của Korean Investment Partners với Golden Equator, quỹ hợp tác trị giá 100 triệu USD của Intervest và Kejora Ventures. Lớn hơn là Hanwha Asset Management và Golden Gate Ventures với quỹ 200 triệu USD và gần đây nhất là quỹ đầu tư của khoảng 100 triệu USD của KB Investment và MDI Ventures.
Năm 2017, lần đầu tiên mức vốn đầu tư tư nhân và đầu tư mạo hiểm của Đông Nam Á đã vượt qua châu Âu, với số tiền 23,5 tỷ USD đầu tư vào khu vực này, gần gấp ba lần so với năm 2016, theo dữ liệu của Singapore Venture Capital và Hiệp hội cổ phần tư nhân (SVCA). Đầu tư vào các startup tăng gấp đôi lên 8 tỷ USD. Năm 2018, Alibaba đã đầu tư thêm 2 tỷ USD vào Lazada trong khi công ty Gojek của Indonesia đã đóng vòng tài trợ 1,5 tỷ đô la.
Các nhà đầu tư Hàn Quốc đặc biệt chú ý Indonesia và Việt Nam. Theo Báo cáo đầu tư công nghệ Việt Nam của Cento Ventures và ESP Capital, 13 trong tổng số 61 quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động tại Việt Nam trong nửa đầu năm 2019 là Hàn Quốc.
Theo Mobile Growth Map của Adjust - công ty nghiên cứu thị trường di động, Việt Nam là thị trường ứng dụng giữ chân người dùng Internet tăng trưởng nhanh nhất.
Charles Rim, đối tác tại Access Ventures nói: "Một trong những lý do chúng tôi đến đây là vì sự cải cách. Đây là thị trường có tiềm năng tăng trưởng internet lớn nhất toàn cầu. Đó là lý do tại sao rất nhiều doanh nghiệp đến khu vực này, và rất nhiều người thâu tóm đang tích cực tìm kiếm các công ty Đông Nam Á. Những người khổng lồ ở Thung lũng Silicon như Google và các đối thủ cạnh tranh đang bắt đầu xem xét nghiêm túc hơn về các công ty Đông Nam Á như một cơ hội đầu tư và mua lại".