Đầu tư một loạt nhà máy mới tại Việt Nam, nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới đang làm ăn ra sao?

22/08/2022 10:35
Nhắc đến Foxconn là nói tới một trong những công ty gia công thiết bị điện tử hàng đầu thế giới, trong đó nổi tiếng nhất là việc họ lắp ráp các sản phẩm điện thoại, tai nghe và máy tính bảng của Apple.

Với số lượng sản phẩm lắp ráp ngày càng nhiều, cùng với việc dịch Covid – 19 đã làm các công ty phải đa dạng hóa nguồn cung từ nhiều quốc gia, Foxconn đã dần dần chuyển công xưởng của mình sang những nước khác bên ngoài Trung Quốc. Trong số đó, Việt Nam được coi là một điểm đến hấp dẫn với công ty này với lực lượng ở độ tuổi lao động tương đối dồi dào, tình hình chính trị ổn định cùng nhiều lợi thế khác.

Chính vì lẽ đó mà mới đây nhất, Foxconn đã đầu tư tiếp 300 triệu USD vào Việt Nam với mong muốn đa dạng hóa cũng như tăng sản lượng lắp ráp trên toàn cầu.

Foxconn là tập đoàn đa quốc gia được thành lập từ năm 1974 với trụ sở chính nằm ở Đài Loan (Trung Quốc). Trải qua nhiều năm phát triển, cho tới ngày nay, Foxconn đã trở thành nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới. Công việc chính của Foxconn là lắp ráp và sản xuất các sản phẩm điện tử cho những công ty lớn tại Mỹ, Canada, Trung Quốc…. Trong các sản phẩm được họ sản xuất, nổi bật nhất có Iphone, Ipad và Ipod (Apple), Kindle (Amazon), PlayStation (Sony)…

Đây đều là những sản phẩm của các tập đoàn hàng đầu thế giới với số lượng người dùng vô cùng đông đảo, và chúng đều được Foxconn lắp ráp hoàn chỉnh trước khi tới tay khách hàng. Tính tới năm 2018, Foxconn sản xuất hơn một nửa số lượng điện thoại di động trên toàn thế giới. Bên cạnh lắp ráp và sản xuất các sản phẩm điện tử, công ty cũng cung cấp nhiều giải pháp công nghệ, nghiên cứu các lĩnh vực như AI, y tế điện tử, các thiết bị chạy trên nền tảng 5G và 6G…

Đầu tư một loạt nhà máy mới tại Việt Nam, nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới đang làm ăn ra sao? - Ảnh 1.

Tính tới thời điểm hiện tại, Foxconn sở hữu cho mình các trung tâm R & D và sản xuất tại nhiều quốc gia khác nhau trên thới giới, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia…, đồng thời cũng là chủ nhân của gần 55.000 bằng sáng chế.

Với việc ngày càng mở rộng, doanh thu của Foxconn cũng ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2021, Foxconn đạt doanh thu gần 215 tỷ USD, tăng 18% so với năm trước và là con số cao nhất của họ từ trước tới nay; lợi nhuận sau thuế của công ty cũng đạt gần 5 tỷ USD, tăng tới 44,3% so với năm 2020. Đây cũng là năm thứ 11 liên tiếp công ty có sự tăng trưởng về doanh thu. Công ty được xếp hạng thứ 22 trong bảng xếp hạng Fortune 500 và thứ 25 trong bảng xếp hạng các doanh nghiệp công nghệ của Forbes, với giá trị thị trường ước tính khoảng 48 tỷ USD.

Bên cạnh việc là đối tác lắp ráp và sản xuất các loại thiết bị điện tử cho nhiều đối tác lớn trên toàn cầu, Foxconn cũng đang có kế hoạch mở rộng sang những mảng kinh doanh khác. Một trong số đó là sản xuất xe điện và pin dành cho loại xe này, khi trong năm 2021, họ đã có nhiều khoản đầu tư và hợp tác với EV Fisker, Yulon cũng như Gigasolar Materials để có thể thâm nhập vào thị trường giàu tiềm năng này.

Bên cạnh đó, Foxconn cũng tuyển bố sẽ tập trung nhiều hơn vào việc sản xuất chất bán dẫn. Họ nhanh chóng thể hiện bằng việc ký thỏa thuận với Tập đoàn Yageo (Nhật Bản) nhằm tận dụng thế mạnh của cả hai doanh nghiệp để phát triển hơn trong lĩnh vực này. Điều này cho thấy tham vọng lớn của tập đoàn, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào ngành sản xuất đang ăn nên làm ra của mình.

Tại Việt Nam, Foxconn không phải là doanh nghiệp quá xa lạ khi đã có mặt tại nước ta tới 15 năm, với các nhà máy chủ chốt đặt tại Bắc Ninh và Bắc Giang. Năm 2020, chỉ riêng 3 công ty hoạt động lâu năm là Fuhong, Funing và New Wing Interconnect Technology đã có tổng doanh thu tới 5 tỷ USD.

Bắt đầu từ năm 2020, Foxconn bắt đầu đưa các sản phẩm của Apple như Airpods hay Ipad vào sản xuất tại Việt Nam, khi họ và nhiều công ty khác bắt đầu chuyển dịch một phần chuỗi cung ứng sang nước ta.

Đầu tư một loạt nhà máy mới tại Việt Nam, nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới đang làm ăn ra sao? - Ảnh 2.

Foxconn liên tục thành lập mới thêm nhiều công ty lớn tại Việt Nam

Trong những năm gần đây Foxconn còn đầu tư mới một loạt nhà máy khác như Fukang Technology, Fuyu (Bắc Giang) và Competition Team Technology Vietnam sản xuất sản phẩm điện tử gia dụng tại Quảng Ninh. Với việc sẽ có thêm một loạt dự án mới đi vào vận hành, mục tiêu doanh số lên đến cả chục tỷ USD từ các nhà máy tại Việt Nam của Foxconn nhiều khả năng sẽ sớm đạt được.

Không chỉ đầu tư các nhà máy sản xuất điện tử, Foxconn cũng tham gia phát triển khu công nghiệp, hiện đã đầu tư KCN Vân Trung (Bắc Giang) và KCN Bình Xuyên II (Vĩnh Phúc).

Đầu tư một loạt nhà máy mới tại Việt Nam, nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới đang làm ăn ra sao? - Ảnh 3.

Mới đây nhất, công ty đã công bố việc ký một biên bản ghi nhớ với nhà phát triển bất động sản khu công nghiệp Kinh Bắc City trị giá 300 triệu USD để mở rộng thêm cơ sở sản xuất tại miền Bắc Việt Nam. Nhà máy mới của Foxconn dự kiến được xây dựng trên một khu đất rộng 50,5 ha ở tỉnh Bắc Giang dự kiến sẽ tạo ra thêm 30.000 việc làm tại địa phương, song chưa cho biết sẽ sản xuất loại thiết bị nào. Với việc đầu tư thêm 300 triệu USD nữa vào Việt Nam, Foxconn mong muốn sẽ thúc đẩy sản xuất tại nước ta cũng như đa dạng hóa nguồn cung, tránh phụ thuộc việc sản xuất vào một quốc gia.

Với việc lựa chọn Việt Nam là điểm đầu tư trong 15 năm vừa qua, việc Foxconn tiếp tục đầu tư trong năm nay và nhiều năm tới đây là điều rất đáng mong chờ. Không chỉ tạo thêm rất nhiều việc làm, việc Foxconn có thể đầu tư một cách lâu dài và đạt được doanh thu mong đợi có thể sẽ khiến thêm nhiều doanh nghiệp khác ở các nước sẽ rót tiền vào Việt Nam, đem lại thêm nhiều lợi ích hơn nữa trong tương lai cho nước ta.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
4 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.